Powered by Techcity

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dăm gỗ, gỗ ván và veneer làm nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc – Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai

Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 11 tháng năm 2024 đã đạt 14,6 tỉ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ chiếm phần lớn với 10,06 tỉ USD, tăng 22%.

Hiện tại, Việt Nam có hơn 500.000 ha rừng được cấp chứng chỉ bền vững FSC hoặc PEFC, và mục tiêu đến năm 2030 là đạt 1 triệu ha rừng trồng có chứng chỉ bền vững. Điều này không chỉ nâng cao giá trị của sản phẩm gỗ xuất khẩu mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ vẫn gặp nhiều khó khăn, bao gồm chi phí cao, thiếu nguồn lực và nhận thức hạn chế từ các chủ rừng và hộ nông dân.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp và chế biến gỗ. Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong cán cân thương mại gỗ của Việt Nam, không chỉ ở khía cạnh nhập khẩu mà còn ở xuất khẩu.

Theo số liệu của Tổ chức Forest Trends, Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ, chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD gỗ mỗi năm từ Trung Quốc, phần lớn là veneer có nguồn gốc từ Nga (gỗ dương) và các sản phẩm gỗ công nghiệp khác. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này đặt ra thách thức lớn khi các sản phẩm nhập khẩu này đôi khi không đáp ứng tiêu chuẩn khuyến khích từ các thị trường quốc tế như Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu.

Sự tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc thể hiện rõ nét sự phụ thuộc lẫn nhau: Việt Nam cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cung cấp các sản phẩm gỗ đã qua chế biến phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ này cần được quản lý một cách bền vững để tránh rủi ro về nguồn gốc gỗ và tuân thủ các quy định quốc tế về thương mại gỗ hợp pháp.

Hiện nay nguồn cung sản phẩm chất lượng cao tại Trung Quốc vẫn còn thiếu – Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Nhu cầu gỗ từ thị trường Trung Quốc vẫn rất lớn

Ông Trương Lịch Yến, đại diện Hiệp hội Công nghiệp Lâm sản Trung Quốc (CNFPIA) cho biết hiện nay nguồn cung sản phẩm chất lượng cao tại Trung Quốc vẫn còn thiếu. Năng lực cung ứng sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường đa dạng ngày càng cao, đồng thời tồn tại tình trạng dư thừa nguồn cung cấp sản phẩm cấp thấp. Một số sản phẩm gặp phải vấn đề đồng nhất hóa nghiêm trọng, trong khi năng lực sản xuất lạc hậu trong các ngành công nghiệp truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Bởi vậy, mức độ phụ thuộc vào nguồn gỗ nhập khẩu từ nước ngoài vẫn còn lớn.

Trung Quốc và Việt Nam đều đang triển khai các sáng kiến nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp và bảo vệ tài nguyên rừng. Dự án InFit của Trung Quốc là một ví dụ tiêu biểu, tập trung vào việc đầu tư thương mại bền vững, giảm thiểu tác động môi trường và thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc gỗ một cách hiệu quả. Trung Quốc đã đưa ra các quy định chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro trong thương mại gỗ quốc tế, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.

Ở Việt Nam, các chính sách thúc đẩy chứng chỉ rừng bền vững, chẳng hạn như FSC và PEFC, đang được tăng cường nhằm đảm bảo tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Chính phủ cũng phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại, cho phép giám sát toàn diện từ khai thác, vận chuyển đến tiêu thụ. Bên cạnh đó, các chương trình tập huấn, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nền tảng thương mại gỗ hợp pháp và bền vững.

Cả hai nước cũng đang thảo luận hợp tác phát triển công nghệ chế biến gỗ ít phát thải và tiết kiệm năng lượng, hướng tới mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp gỗ. Những nỗ lực này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp cải thiện hình ảnh thương mại gỗ của hai quốc gia trên thị trường quốc tế.

Theo ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phòng Chế biến và thương mại lâm sản, (Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT), Việt Nam hiện có trên 22.000 cơ sở chế biến gỗ, trong đó hộ gia đình chiếm phần lớn. Các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và các thị trường khác. Ngành lâm nghiệp đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế quốc gia, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức như nguồn nguyên liệu không ổn định và áp lực cạnh tranh quốc tế.

Trong năm 2024, Việt Nam dự kiến khai thác hơn 21 triệu m3 gỗ, bên cạnh 9 triệu m3 gỗ từ cao su và rừng trồng phân tán. Với chính sách tạm dừng khai thác gỗ tự nhiên từ năm 2014, nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào gỗ từ rừng trồng và nhập khẩu. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, như ưu đãi thuế và khuyến khích đầu tư vào trồng rừng, nhằm giảm áp lực lên rừng tự nhiên và đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện Việt Nam-Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Armenia tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, triển khai hiệu quả cơ chế, thỏa thuận hợp tác, góp phần củng cố tin cậy chính trị giữa hai nước. Chiều 19/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17-23/11. Ngay sau lễ...

Thúc đẩy phát triển ngành cá tra

Tổng diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 ước đạt 5.370 ha, tổng sản lượng cá tra thu hoạch khoảng 1,67 triệu tấn, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đến tháng 10/2024 đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cá tra là sản phẩm chủ lực của ĐBSCL Cá tra được xem là sản phẩm chủ lực của Việt Nam nói chung và của vùng ĐBSCL nói...

Luật dữ liệu là công cụ quan trọng để thúc đẩy Chuyển đổi Số quốc gia

Nguồn nhân lực phục vụ vận hành, quản trị Trung tâm dữ liệu quốc gia cơ bản là đội ngũ những người làm công tác xử lý, quản trị dữ liệu hiện có của Bộ Công an mà không làm phát sinh thêm biên chế. Chiều 15/11, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Dữ liệu. Phó Chủ tịch...

Phí ship 0 đồng thúc đẩy người dùng săn sale dịp 11-11

Lễ hội độc thân 11-11 tạo được không khí mua sắm trực tuyến sôi động, đồng thời mở ra cơ hội tăng trưởng doanh số cho nhiều nhãn hàng Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày 13-11, lần lượt các nền tảng, nhà bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đã công bố kết quả của mùa sale Lễ độc thân 11-11 năm nay. Sự kiện không chỉ thúc đẩy doanh số bán...

Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia

Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Đầu tư Saudi Arabia quan tâm thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa 2 nước; trao đổi kinh nghiệm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, bình đẳng, hấp dẫn. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, chiều 30/10 (theo giờ địa phương), tại thủ đô...

Cùng tác giả

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia. Ngày 24/12/2024, tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp...

 Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái: Thu ngân sách nhà nước đạt 2.388 tỷ đồng

Ngày 25/12, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm, Chi cục đã thực hiện thủ tục cho 97.766 tờ khai với tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt 4,13 tỷ USD, tăng 21% về tờ khai và tăng 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Chiều 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có các đồng chí: Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ...

Hải Hà: Trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân

Hôm nay 25/12, UBND huyện Hải Hà tổ chức trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quảng Minh. Đây là những hộ dân đầu tiên trên địa bàn huyện được trao Quyết định giao khu vực nuôi biển. Theo đó, hạn mức mặt nước cấp phép cho các hộ dân nuôi trồng có diện tích từ 9.000m2 cho đến dưới 1ha; thời hạn giao trong vòng 10 năm....

Hành trình đi tìm bản sắc riêng của nhạc Việt

Khi Kpop có sức lan tỏa toàn cầu, những phiên bản “ăn theo” dễ tiếp cận khán giả đại chúng, trong đó không ít ca sĩ Việt đã vướng ồn ào, tổn thất danh tiếng vì nghi vấn “đạo nhái” ngôi sao Hàn Quốc. Vô tình hay cố ý đạo nhái? Những ngày qua, nghi vấn đạo nhái Jungkook, khiến Hùng Huỳnh lao đao, phải ẩn MV mới công bố được vài ngày. Nam ca sĩ còn phải chịu sự chỉ...

Cùng chuyên mục

 Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái: Thu ngân sách nhà nước đạt 2.388 tỷ đồng

Ngày 25/12, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong năm, Chi cục đã thực hiện thủ tục cho 97.766 tờ khai với tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt 4,13 tỷ USD, tăng 21% về tờ khai và tăng 26% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt...

Hải Hà: Trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân

Hôm nay 25/12, UBND huyện Hải Hà tổ chức trao Quyết định giao khu vực nuôi biển cho 8 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quảng Minh. Đây là những hộ dân đầu tiên trên địa bàn huyện được trao Quyết định giao khu vực nuôi biển. Theo đó, hạn mức mặt nước cấp phép cho các hộ dân nuôi trồng có diện tích từ 9.000m2 cho đến dưới 1ha; thời hạn giao trong vòng 10 năm....

Việt Nam vẫn là đối tác có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Singapore lớn nhất

Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tháng 11 tiếp tục mạch tăng trưởng tích cực (tăng 31,32%), qua đó giữ vững tốc độ tăng trưởng 11 tháng của năm 2024 ở mức 32,11% so với cùng kỳ 2023. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết tình hình thương mại trong tháng 11/2024 của nước này với thế giới thể hiện tín hiệu tích cực khi cả ba chỉ tiêu là tổng kim ngạch...

‘Cháy’ vé máy bay Tết từ TPHCM đi các tỉnh thành

Nhiều đường bay từ TPHCM đi các địa phương trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (từ 21/1 tới 28/1/2025) đã có tỷ lệ đặt chỗ 90-100%. Cục Hàng không Việt Nam vừa có thông tin về tình hình đặt chỗ trên các đường bay nội địa dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (từ 21/1 tới 28/1/2025), tỷ lệ đặt chỗ...

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo

Năm 2024, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ 17 triệu tấn, Thái Lan 10 triệu tấn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, Việt Nam đã đạt kỷ lục cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu, khoảng 9 triệu tấn với 5,7 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600...

Giá xăng có thể đảo chiều giảm trong kỳ điều hành ngày mai 26/12?

Theo VPI, tại kỳ điều hành ngày mai (26/12), giá xăng có thể giảm 1,8%, còn giá dầu có thể giảm 0,1-1,2% nếu Liên bộ Tài chính-Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy tại kỳ điều hành ngày mai (26/12), giá xăng có thể giảm 1,8%, trong khi giá dầu có thể...

Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phục hồi bền bỉ với tốc độ phục hồi tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi nhưng cũng biến động khó lường. Trải qua một năm đầy biến động với thách thức nhiều hơn cơ hội, Việt Nam đã hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản. Hầu hết các lĩnh vực...

Giá lợn hơi liên tục tăng, cao hơn cả Trung Quốc, Thái Lan

Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg. Mức giá này chênh lệch khá lớn so với các nước trong khu vực, cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia từ 13.000 - 14.000 đồng/kg. Thị trường lợn hơi ngày 24/12 tiếp đà tăng tại cả ba miền. Theo khảo sát, lợn hơi trên cả nước có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, giá lợn hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng ở Vĩnh Phúc, Phú...

147 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024

Theo tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh, triển khai chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024, toàn tỉnh có 6.000 hộ tham gia. Kết thúc chương trình có 147 hộ đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện”. Nhằm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, từ ngày 25-31/5, Công ty Điện lực...

Ngân hàng, ví điện tử không cho chuyển online nếu chưa sinh trắc học

Một số ngân hàng, ví điện tử bắt buộc khách hàng xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền online, nhằm tránh tình trạng gián đoạn giao dịch dịp cận Tết dương lịch. Một tuần trước hạn 1/1/2025 về xác thực sinh trắc học của Ngân hàng Nhà nước, một số nhà băng, ví điện tử "giục" và yêu cầu khách hàng cập nhật trước khi giao dịch online. Anh Huy Phương (TP HCM) cho biết đặt dịch vụ gọi xe...

Tin nổi bật

Tin mới nhất