Powered by Techcity

PC Quảng Ninh lớn mạnh như ngày nay nhờ sự nỗ lực quyết tâm lớn của các thế hệ CBCNV

Một chiều cuối năm, trong không khí háo hức, vui mừng của các CBCNV-NLĐ cùng nhau hướng về kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 – 21/12/2024), chúng tôi có dịp đến thăm ông Đỗ Thanh Thái (85 tuổi), nguyên Phó Giám đốc Điện lực Quảng Ninh, là một trong những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Công ty Điện lực Quảng Ninh ngày nay. 

Tiếp chúng tôi tại nhà riêng ở tổ 8, khu 1, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, vị Phó Giám đốc năm xưa không giấu được niềm vui. Ông tâm sự: Cứ gần đến dịp kỷ niệm ngày Truyền thống ngành Điện 21/12 hàng năm, lòng tôi lại bồi hồi, xúc động nhớ về những năm tháng kiên cường cùng đồng chí, đồng nghiệp cống hiến cho ngành Điện Quảng Ninh. 

Nhìn vóc dáng và tác phong nhanh nhẹn, da dẻ hồng hào, khỏe khoắn, không ai nghĩ ông sinh năm 1939, đã vượt xa cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”. Sau đôi chén trà thơm, cùng qua vài câu hỏi thăm, giữa bậc cao niên và hậu bối chúng tôi đã không còn khoảng cách mà cảm thấy thấy gần gũi và thân thiện vô cùng. Những câu chuyện về quá khứ gợi cho ông Đỗ Thanh Thái nhớ về những cột mốc lịch sử, cùng kỷ niệm không bao giờ quên. Với nét mặt rạng rỡ, ông hào hứng kể: Nhà máy điện Cột 5 thuộc khu mỏ Hòn Gai năm xưa, do Pháp xây dựng từ năm 1920 đến năm 1926 thì hoàn thành. Mục đích nhằm có điện phục vụ cho việc khai thác than của bọn chủ mỏ thuộc Công ty than Bắc Kỳ, cùng với âm mưu khai thác than của đất nước ta đưa về làm giàu cho chính quốc.

Ông Đỗ Thanh Thái tâm sự chia sẻ với Cán bộ Truyền thông của PC Quảng Ninh về những năm tháng công tác cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành Điện.

Từ 1920-1954, lúc đầu Nhà máy chỉ có 07 lò hơi loại nhỏ 4 tấn/giờ và 04 tổ máy phát điện có công suất 1000kW/máy. Tổng công suất lắp đặt ban đầu là 4000kW. Đến năm 1939, bọn chủ tư bản Pháp cho lắp thêm 02 lò hơi loại 07 tấn/giờ và 01 máy phát điện 4000kW, nâng tổng công suất lắp đặt lên 8000kW. Nhưng thực tế vận hành đạt 4000 đến 6000kW. Hệ thống lưới điện sau Nhà máy gồm 04 máy biến áp loại 1.250 kVA và gần 40 km đường dây 30kV. Đội ngũ công nhân Nhà máy điện Cột 5 lúc bấy giờ khoảng 150 người, đại đa số làm lao động nặng nhọc như đẩy xỉ, xúc than đốt lò. Số công nhân kỹ thuật được lấy từ Hải Phòng, Nam Định hoặc các trường dạy nghề khác. Bọn cai ký, đốc công được thực dân Pháp đào tạo tại nơi khác để làm tay sai đắc lực. Năm 1953 nhu cầu khai thác than ngày càng lớn, do đó bọn chủ nhà máy đã mua thêm thiết bị từ Pháp sang và lắp thêm máy 6000kW, nâng tổng công suất của Nhà máy lên khoảng 14.000kW nhằm mục đích cung cấp điện cho việc khai thác than khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả.

Giai đoạn trước năm 1954, những người công nhân Nhà máy điện Cột 5 lúc đó cũng cùng chung cảnh sống cơ cực như hàng ngàn công nhân khu mỏ khác. Thường xuyên bị cúp phạt tiền lương, đời sống khốn khó ở những lán trại lụp xụp, làm ra điện nhưng phải đốt đèn dầu. Trong những ngày khủng khiếp của nạn đói năm 1945, hơn 40 công nhân Nhà máy điện Cột 5 đã chết đói thê thảm.

Bên cạnh đó là cảnh sống xa hoa của bọn chủ mỏ, của tầng lớp cai ký, những bữa tiệc linh đình thừa thãi, những chiếc ô tô bóng loáng với hàng chục người phục vụ như vú em, đầu bếp… Nghịch cảnh đó đã làm trào dâng lên khí thế “tức nước vỡ bờ”, làm tăng thêm nỗi uất hận của người dân mất nước và kiếp sống nô lệ. Được Đảng lãnh đạo và chỉ lối đưa đường, những người công nhân Nhà máy điện Cột 5 đã sớm giác ngộ về lý tưởng giai cấp công nhân, một lòng đi theo cách mạng vùng lên đấu tranh, chống áp bức bóc lột của bọn chủ mỏ và bộ máy cai trị của bọn thực dân Pháp. Ngọn lửa đấu tranh được thể hiện bằng các cuộc đình công rầm rộ, bước đầu là đình công tại khu vực Cẩm Phả, sau lan rộng ra Hòn Gai. 

Bước sang giai đoạn từ năm 1954, cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc ta đã đi đến thắng lợi, bằng chiến thắng lấy lừng là chiến dịch Điện Biên Phủ. Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại. Tuy nhiên đất nước tạm thời bị chia cắt, nhưng với truyền thống đấu tranh anh dũng và tinh thần bất khuất của giai cấp công nhân vùng mỏ, công nhân điện Cột 5 bước vào cuộc đấu tranh mới với một niềm tin phấn khởi cao độ. Từ năm 1955, khu mỏ được giải phóng, hòa bình đã trở lại trên toàn miền Bắc, đất nước bước vào giai đoạn xây dựng CNXH tiến tới thống nhất đất nước. Từ người công nhân bị áp bức nô lệ dưới ách thực dân đế quốc, nay là chủ nhân của đất nước. Công nhân Nhà máy điện Cột 5 lại phấn khởi đem hết sức mình đóng góp vào việc ổn định và phát triển nguồn điện phục vụ cho việc khai thác than của đất nước. 

Với tinh thần vượt khó khăn, dám nghĩ dám làm của người công nhân điện Cột 5 lại càng được phát huy. Đội ngũ cán bộ của Nhà máy vẫn có đủ trình độ điều hành, điển hình như bác Đỗ Văn Sớ – một cán bộ quản lý lão thành, bác Vũ Đình Bông là kỹ sư điện được phân công đến nhà máy sau ngày giải phóng. Dòng điện từ Nhà máy điện Cột 5 vẫn ngày đêm tỏa sáng.   

Đến năm 1958, do nhu cầu khai thác than của khu mỏ ngày càng lớn, công suất nhà máy quá thấp, thường xuyên chỉ phát từ 3000 – 4000kW, đặc biệt là hệ thống lò hơi thiếu nghiêm trọng. Chính phủ ta đã có chủ trương đề nghị Ba Lan giúp đỡ xây dựng thêm 02 lò hơi với công suất 32 tấn/giờ. Năm 1960 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng, đưa công suất của nhà máy lên 9000 đến 10.000kW. Lúc này một số trạm biến áp và đường dây tải điện từ 2 đến 35kV đã được phát triển thêm nhiều, điện không chỉ phục vụ cho sản xuất than mà còn phục vụ cho một số ngành thủ công nghiệp, chiếu sáng và các khu dân cư, xóm chợ… Cũng trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) Nhà nước đã khẳng định là phải tăng cường đầu tư cho ngành điện, một số nhà máy do Liên Xô giúp đỡ được xây dựng thêm, các tuyến đường dây 110kV đã được hình thành tại Quảng Ninh, tuyến đường dây 110kV Uông Bí – Mông Dương và trạm 110kV Mông Dương đã được xây dựng và hoàn thành vào năm 1965. 

Nhà máy điện Cột 5 sau những trận ném bom ác liệt của đế quốc Mỹ vẫn hiên ngang bên bờ Vịnh Hạ Long.

Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, mặc dù bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc, hòng làm tê liệt nền kinh tế XHCN, ngăn chặn chi viện của hậu phương cho tiền tuyến. Âm mưu xảo quyệt của chúng là đánh vào các cơ sở trọng điểm, trong đó đặc biệt là các nhà máy điện, trạm điện…

Đối với tỉnh Quảng Ninh, mục tiêu quan trọng của địch là Nhà máy điện Cột 5, trạm 110kV Mông Dương mới được xây dựng, cùng các tuyến đường dây điện cao thế… Giặc Mỹ cho máy bay đủ các loại bắn phá ngày đêm tại nhà máy, hàng trăm tấn bom đạn được rải xuống trên một diện tích rất nhỏ hẹp, đã làm hư hại một số thiết bị máy móc như: Lò hơi, hệ thống bảng điều khiển, đường dây, trạm điện, một số CBCN đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giữ vững dòng điện. Với khẩu hiệu “Địch đến ta đánh, địch đi ta lại sản xuất”, trong mưa bom, bão đạn của kẻ thù, CBCNV Nhà máy điện Cột 5 vẫn bám máy, bám lò giữ vững dòng điện thân yêu, điện Cột 5 vẫn tỏa sáng trên các bến cảng, hầm mỏ Quảng Ninh. 

Thời kỳ này, Nhà máy đã lớn mạnh về mọi mặt, tổng số CBCNV lên tới hơn 500 người bao gồm: 05 phân xưởng, 01 đội, 02 chi nhánh và 04 phòng nghiệp vụ. Số lượng đảng viên lên tới gần 100 đồng chí, là Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ thị xã Hòn Gai. Lực lượng tự vệ được biên chế thành một tiểu đoàn, đặc biệt có 01 đại đội vừa sản xuất vừa trực chiến tại đồi pháp C5. Nhiều CBCN tiêu biểu cho ý chí quyết chiến quyết thắng và sự hy sinh dũng cảm trong sản xuất như liệt sỹ Võ Quốc Quyền – Giám đốc nhà máy cùng với 18 đồng chí là CBCNV của Nhà máy đã ngã xuống để bảo vệ dòng điện được an toàn.

Đến năm 1972, giặc Mỹ lại điên cuồng đánh phá miền Bắc XHCN với quy mô lớn hơn, đặc biệt chúng đã sử dụng máy bay B52 ném bom rải thảm vào thành phố Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội. Nhà máy điện Hòn Gai lại trở thành một mục tiêu đánh phá ác liệt của kẻ thù. Đặc biệt, trận đánh bom ngày 09/5/1972 và trận ngày 12/9/1972 Nhà máy gần như bị phá hỏng hoàn toàn. Đầu năm 1973, Bộ Điện than và Công ty Điện lực miền Bắc đã cho giải thể nhiệm vụ của Nhà máy và chuyển thành Sở quản lý Điện Quảng Ninh. Từ đây chính thức nhiệm vụ của những người công nhân Nhà máy điện Cột 5 bước sang một giai đoạn phát triển mới.

Nguyên Phó Giám đốc Đỗ Thanh Thái chia sẻ: Bước vào giai đoạn mới, cái khó của thời điểm ấy là lưới điện của địa phương đều trong tình trạng xuống cấp vì vừa phải trải qua công cuộc kháng chiến chống Mỹ, lại tiếp tục phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, nên ngành muốn đầu tư phát triển hệ thống lưới điện lại thiếu vốn. Tuy nhiên, vượt lên trên những khó khăn và vất vả, các thế hệ CBCNV-NLĐ đã chắt chiu từng đồng vốn được cấp trên phân bổ để tập trung phát triển lưới điện nông thôn. Đặc biệt, ngoài việc hoàn thiện hệ thống lưới điện trên địa bàn các khu vực trung tâm của tỉnh, Công ty còn đề xuất, tham mưu với ngành và địa phương tiếp tục đầu tư, xây dựng các tuyến đường dây, cùng hệ thống trạm biến áp để đưa điện lưới quốc gia về tới các huyện, các xã trong tỉnh nhằm giúp đồng bào các dân tộc sớm có cơ hội tiếp cận với ánh sáng của Đảng, cũng như nâng cao dân trí, thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo. Mặt khác, Công ty còn chủ động phối hợp với các cấp, các ngành chức năng tham mưu xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, vận hành và phát triển hệ thống lưới điện phù hợp với thực tiễn địa phương.

Trong mạch câu chuyện, tôi tạm dừng lời ông và hỏi: Vậy sau khi nghỉ hưu, bác có nắm bắt thông tin về đơn vị cũ? Ngừng một lát, rồi nhấp một ngụm trà, ông Đỗ Thanh Thái hào hứng nói: “Có chứ, mặc dù đã về nghỉ chế độ hơn 20 năm rồi, nhưng hàng năm, tôi vẫn dành thời gian để trở về với nơi tôi đã cống hiến 41 năm công tác. Vào những dịp gặp gỡ cán bộ hưu trí hàng năm của Công ty, được nghe các đồng chí lãnh đạo Công ty báo cáo và chứng kiến, tôi thấy giờ đây lưới điện của Quảng Ninh phát triển lớn mạnh quá. Đặc biệt, hiện nay, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã có đội ngũ CBCNV-NLĐ được đào tạo bài bản về chuyên ngành, vững vàng về nghiệp vụ để làm chủ thiết bị, công nghệ máy móc, nhất là công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Những lần đến thăm Công ty, thấy mọi người ăn mặc đồng phục có logo EVNNPC, nhiệt tình, cởi mở và trách nhiệm với khách hàng, với anh em đồng nghiệp là tôi thấy vui mừng lắm”.

Cuộc trò chuyện với kỹ sư Đỗ Thanh Thái, Nguyên Phó Giám đốc Điện lực Quảng Ninh, trôi qua thật nhanh. Được ông chia sẻ, chúng tôi lại càng thêm biết thêm được lịch sử của Công ty Điện lực Quảng Ninh và càng biết ơn, trân trọng những cống hiến của những thế hệ cha anh đi trước, khi đã vượt qua biết bao khó khăn để đặt nền móng cho sự lớn mạnh của Công ty Điện lực Quảng Ninh ngày hôm nay. Và trên tất cả, ngành Điện đã thực sự trở thành động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh không ngừng phát triển.



Nguồn

Cùng chủ đề

PC Quảng Ninh hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã cung cấp điện an toàn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, Công ty cũng đã đảm bảo cấp điện an toàn, tin cậy, phục vụ cho các sự kiện chính trị, lễ hội; đảm bảo cung cấp điện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025,...

PC Quảng Ninh chủ động triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo cấp điện dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh của địa phương, cũng như nhu cầu sinh hoạt, vui chơi của nhân dân trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2024 sắp tới, Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) đã chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ...

Sáng 18/12, tại Hà Nội, diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại hội. Thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội, Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Mẹ Việt Nam anh hùng,...

Tổng kết công tác xây dựng Đảng tỉnh Quảng Ninh năm 2024

Ngày 18/12, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đây là hội nghị tổng kết chung của các ngành: Tuyên giáo, Tổ chức, Nội chính, Dân vận, Văn phòng cấp ủy lần đầu tiên được tổ chức, thể hiện cải cách hành chính trong Đảng. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị. Dự hội...

Công nghiệp văn hóa, giải trí Việt Nam tiếp tục có bước phát triển đáng ghi nhận

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được quan tâm đặc biệt, có bước đột phá với các chương trình có sức thu hút, hiệu ứng xã hội lớn như "Anh trai vượt ngàn chông gai," "Anh trai say hi." Sáng 18/12, dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 ngành văn hóa, thể thao và du lịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng, hoàn...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao lãnh đạo Tập đoàn Amata

Ngày 18/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, tiếp xã giao bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc điều hành Amata Vietnam, đang có chuyến thăm, làm việc tại Quảng Ninh. Bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc điều hành Amata Vietnam, cảm ơn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua đã tạo điều kiện, hỗ trợ Tập đoàn trong quá trình triển khai dự án KCN Amata Sông Khoai tại TX Quảng Yên....

Nguyên Thảo ra album sau gần 20 năm

Nguyên Thảo - giọng ca nổi tiếng thập niên 2000 - ra album "Nụ cười", ấp ủ suốt 16 năm, hợp tác cùng nhạc sĩ Võ Thiện Thanh. Dự án là album phòng thu thứ hai của ca sĩ, sau Suối và cỏ (năm 2006, do nhạc sĩ Dương Thụ, Anh Quân sản xuất). Đĩa nhạc gồm sáu ca khúc do Võ Thiện Thanh sáng tác, tương ứng trải nghiệm, vốn sống của ca sĩ ở mỗi giai đoạn trong...

Cùng chuyên mục

Nguyên Thảo ra album sau gần 20 năm

Nguyên Thảo - giọng ca nổi tiếng thập niên 2000 - ra album "Nụ cười", ấp ủ suốt 16 năm, hợp tác cùng nhạc sĩ Võ Thiện Thanh. Dự án là album phòng thu thứ hai của ca sĩ, sau Suối và cỏ (năm 2006, do nhạc sĩ Dương Thụ, Anh Quân sản xuất). Đĩa nhạc gồm sáu ca khúc do Võ Thiện Thanh sáng tác, tương ứng trải nghiệm, vốn sống của ca sĩ ở mỗi giai đoạn trong...

Quảng Ninh có 4 thí sinh đoạt giải Cuộc thi MC nhí toàn quốc 2024

Vòng Chung kết Cuộc thi MC nhí toàn quốc 2024 vừa diễn ra tại Cung Thiếu nhi Hà Nội với sự tham gia của 21 thí sinh xuất sắc trên toàn quốc. Quảng Ninh có 4 thí sinh đoạt giải tại cuộc thi này. Với chủ đề Điểm đến văn hóa đa quốc gia, các thí sinh của đêm chung kết đã trải qua 2 phần thi: Điểm hẹn thế giới và Trò chuyện cùng sao, mang đến những màu...

Phim Việt giờ vàng qua thời gây sốt

Phim Việt giờ vàng đã qua thời được bàn tán sôi nổi khi những tác phẩm mới ra mắt đều chưa vượt qua cái bóng của "Về nhà đi con", "Người phán xử" ... Nhiều phim bị ném đá, khán giả chán drama Năm qua, một số phim chiếu trong khung giờ vàng của đài quốc gia có thể kể đến Chúng ta của 8 năm sau, Đi giữa trời rực rỡ, Độc đạo, Gặp em ngày nắng, Mình yêu nhau...

Dàn ‘Anh trai say hi’ đóng chung MV sau concert tại Hà Nội

Hậu concert “Anh trai say hi” tại Hà Nội, Wean tung phiên bản mới của “Thờ ơ” với sự góp mặt của dàn anh trai trong chương trình. Sau 2 đêm concert Anh trai say hi thành công tại Hà Nội, rapper Wean cho ra mắt phiên bản mới của Thờ ơ kết hợp cùng Hurrykng. Với lần trở lại này, Weam muốn chiêm nghiệm bản thân giữa những giai đoạn chuyển mình trong nghệ thuật và cuộc sống. Anh...

Khai mạc triển lãm “80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng”

Sáng 18/12, tại TP Hạ Long, Bảo tàng Quảng Ninh, Bộ CHQS tỉnh và Bảo tàng Quân khu 3 phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng". Triển lãm bao gồm 2 nội dung chính: Phần 1 "Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành" và phần 2 “Viết tiếp truyền thống hào hùng, xây dựng lực lượng vũ trang...

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ 2025

Ngày 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ nơi biên giới, biển đảo”

Tối 17/12, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân) tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bài ca Người chiến sĩ nơi biên giới, biển đảo”.  Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12 (1989 - 2024); góp phần thực hiện Nghị quyết...

“Anh trai” Hùng Huỳnh xin lỗi, khóa MV bị tố đạo Jungkook

“Anh trai say hi” Hùng Huỳnh lên tiếng xin lỗi và tạm khóa MV “Chẳng thể nhắm mắt” bị tố đạo nhái MV của Jungkook (BTS). Mới đây, “anh trai say hi” Hùng Huỳnh phát hành MV đầu tay mang tên “Chẳng thể nhắm mắt”. Nhưng ngay lập tức, MV này bị nhiều khán giả nhận xét có những điểm tương đồng với MV "Standing Next to You" của nam thần tượng Kpop đình đám Jungkook nhóm BTS. Sự việc ban...

‘Moana 2’ – công chúa ‘đạp gió rẽ sóng’

Hoạt hình "Moana 2" kể quá trình nữ chính cùng bạn bè hóa giải lời nguyền của ác thần Nalo để tìm ra các dân tộc khắp đại dương. Phim lấy bối cảnh ba năm sau phần phim năm 2016, khi công chúa Moana (Auli"i Cravalho lồng tiếng) trả lại trái tim cho nữ thần Te Fiti, được người dân đảo Motunui tôn vinh. Trong buổi lễ đánh dấu Moana trở thành "Người tìm đường" giúp khám phá những vùng...

Bối cảnh 10 tỷ đồng của phim ‘Công tử Bạc Liêu’

Nhà sản xuất "Công tử Bạc Liêu" cho biết chi 10 tỷ đồng cho phần bối cảnh, dựng phim trường tái hiện đời sống Sài Gòn xưa. Đạo diễn Lý Minh Thắng cho biết một trong những ngoại cảnh được đầu tư nhất phim là đường phố Sài Gòn - Gia Định những năm 1930. Để dựng lại không khí xưa cũ, êkíp thiết kế nhiều cảnh giả lập, như một khu phố dài 100m trên mảnh đất rộng một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất