Powered by Techcity

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Một trong những mục tiêu của Bộ Công Thương từ nay đến cuối năm là đảm bảo nguồn cung hàng hoá dồi dào, giá bình ổn, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, tình hình thị trường hàng hóa thời gian qua không có biến động bất thường. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm có nguồn cung dồi dào, giá cả tương đối ổn định. Một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng, giá biến động theo giá thế giới như xăng dầu, LPG.

Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước thường tăng vào những tháng cuối năm, cùng với hiệu quả từ những giải pháp đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành dịch vụ.

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước, ngày 27/8/2024, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước. Thực hiện Chỉ thị nêu trên, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2888/QĐ-BCT ngày 01 tháng 11 năm 2024 về việc ban hành Kế hoạch của ngành Công Thương triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg.

Theo đó, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đang tích cực triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, chính sách nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước, các chương trình kết nối cung cầu hàng hóa, hoạt động khuyến mại để kích cầu tiêu dùng; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước… từng bước thúc đẩy thị trường trong nước phát triển bền vững.

Các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hoá cuối năm (Ảnh: Kim Ngân)

Do vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2024 ước tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.822,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7,0%).

Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa 11 tháng năm 2024 ước đạt 4.487,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,1% tổng mức và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,8%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,9%; may mặc tăng 8,1%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 7,4%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 5,6%. Trong đó, một số địa phương có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Hải Phòng tăng 9,5%; Quảng Ninh tăng 9,3%; Đà Nẵng tăng 7,4%; Hà Nội tăng 6,5%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 5,2%.

Không để thiếu hàng, sốt giá dịp Tết

Để chuẩn bị nguồn cung hàng hóa trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, theo thông tin từ các địa phương, đến nay một số địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Ninh Thuận… đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2024. Trong đó giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân phối hàng hóa chủ động chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh, tổ chức các điểm bán hàng cố định, lưu động kết hợp với chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, chương trình bình ổn thị trường để đưa hàng hóa đến tay mọi người dân với giá cả ổn định. Dự kiến sức mua năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10-25% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, để kích cầu tiêu dùng trong nước, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, nhất là trong tháng cận Tết. Sở Công Thương các địa phương như Hà Nội, Hồ Chí Minh cũng đã nỗ lực làm việc với nhiều đơn vị, dựa trên các mục tiêu chính: bình ổn thị trường, tổ chức chương trình khuyến mãi, kết nối cung cầu, đặc biệt chú ý liên kết vùng – phối hợp các tỉnh thành khác để tạo nguồn hàng hóa ổn định số lượng, đảm bảo chất lượng tốt nhất phục vụ cho nhu cầu lớn của thành phố.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, đại diện siêu thị Winmart cho biết, để chuẩn bị cho mùa cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng của khách hàng, chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+/WiN đã đã làm việc trước với các nhà cung cấp từ 2 đến 3 tháng trước Tết để tăng cường dự trữ hàng hóa 20% so với cùng kỳ, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoặc tăng giá đột biến.

Bên cạnh đó, chuỗi siêu thị cũng liên tục chủ động tuyển dụng thêm nhân sự tại các vị trí như thu ngân, nhân viên bán hàng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng, đặc biệt là trong dịp lễ.

Về mặt vận hành, để đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng, chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+/WiN đã áp dụng AI vào hệ thống quản lý hàng hóa/ vận chuyển để tối ưu hóa quy trình nhập – xuất – tồn, giảm thiểu lãng phí, đảm bảo nguồn cung liên tục và vận chuyển hàng hóa tới siêu thị, cửa hàng. Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống WinMart/WinMart+/WiN đã triển khai các phương thức thanh toán không tiền mặt, bao gồm quét mã QR tích hợp với các ngân hàng, giúp khách hàng mua sắm tiện lợi và dễ dàng hơn.

“Về thời gian hoạt động phục vụ khách hàng dịp Tết: Toàn hệ thống sẽ hoạt động đến 12h trưa ngày 29 Tết và mở bán lại từ ngày mùng 4 Tết. Chúng tôi cũng điều chỉnh giờ mở cửa linh hoạt để phù hợp với nhu cầu mua sắm của từng khu vực và từng mô hình cửa hàng” – đại diện siêu thị cho biết. Bên cạnh đó, kênh bán lẻ này cũng triển khai hình thức mua sắm qua website https://winmart.vn/ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tiện lợi.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng – Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op chia sẻ, Co.op đã chuẩn bị khoảng 10.000 tỷ đồng hàng Tết, tăng 20-50% tùy nhóm hàng so với tháng kinh doanh bình thường. Ngay từ giữa năm nay, Saigon Co.op đã dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu nhằm phục vụ người dân 3 tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025 cũng như thực hiện bình ổn giá cả thị trường giai đoạn cao điểm cuối năm.

Đáng chú ý, cận Tết, các siêu thị Co.opmart sẽ tổ chức nhiều hơn các chuyến hàng lưu động đến các vùng sâu, vùng xa, khu vực bị ảnh hưởng bão lũ… để phục vụ người dân có một cái Tết đầy đủ, ấm no.



Nguồn

Cùng chủ đề

Không để thiếu hàng, tăng giá dịp Tết Nguyên đán

Theo dự báo của Bộ Công thương, dự kiến sức mua dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 có thể tăng hơn 10%, do đó, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được nhiều doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10% đến 25% so cùng kỳ. Đồng thời, Bộ giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp bảo đảm nguồn cung hàng hóa, tổ chức tốt các điểm bán hàng...

Cùng tác giả

Khó cứu được Chị đẹp mùa 2

Quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Ngọc Ánh, Minh Tuyết, Phương Thanh, Tóc Tiên, Minh Hằng... Chị đẹp mùa 2 không có sức hút, gần như hụt hơi trước các anh trai và loạt sự kiện giải trí khác. Chị đẹp đang lép vế Sau mùa một thành công với độ thảo luận cao trên mạng xã hội, Chị đẹp mùa 2 được kỳ vọng lần nữa bùng nổ khi Mỹ Linh, Thu Phương trở lại, cùng với đó...

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo thêm động lực phát triển kinh tế, xã hội

Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc: bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện các...

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18

Đối với cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức TW: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%); giảm 3 đầu mối cấp phòng, tương đương 18,7%. Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện...

Thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với Saudi Arabia, UAE, Qatar

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược quốc gia. Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia , Các Tiểu Vương quốc...

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất