Powered by Techcity

Bình Phước: Độc đáo cốm dẹp của đồng bào Khmer

Vào những ngày này, tại xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đồng bào Khmer tất bật ra đồng gặt lúa nếp để làm món cốm dẹp (phiên âm tiếng Khmer là Om Bóc) – một trong những món ăn độc đáo không thể thiếu trong lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer.

Không chỉ là món ăn dân dã, cốm dẹp còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer nói chung và xã Lộc Khánh nói riêng. Món ăn này được dùng để dâng tạ trời phật đã phù hộ cho họ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu trong ngày lễ cúng trăng – nghi thức chính trong lễ hội Ok Om Bok.

Tăng tình đoàn kết

Ok Om Bok là một trong những lễ hội lớn của đồng bào Khmer vào rằm tháng 10 âm lịch hằng năm. Lễ hội thường được tổ chức tại khuôn viên các chùa. Khoảng một tuần trước khi diễn ra lễ hội, các già làng, người có uy tín và bà con tại phum, sóc quây quần với nhau vào chùa làm cốm dẹp. Suốt quá trình chuẩn bị, ai nấy cùng nhau chia sẻ các công việc từ chọn nếp, giã nếp đến rang cốm, tạo bầu không khí vui tươi, đoàn kết, gắn bó. Đêm diễn ra lễ hội, mọi người cùng nhau tham gia các hoạt động văn hóa như: Tụng kinh, đút cốm và thả đèn hoa đăng.

Người dân ra đồng gặt lúa nếp – Ảnh: HenLy

Ông Lâm Bắc, già làng ở ấp Chà Đôn, xã Lộc Khánh cho biết: “Việc làm cốm dẹp có ý nghĩa rất quan trọng nên tôi đã vận động bà con tập trung đến chùa cùng nhau làm, càng đông người thì càng làm được nhiều cốm. Nhân dịp này, bà con cũng có thể gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt với nhau. Đêm diễn ra lễ hội, cốm dẹp được dùng để cúng thần mặt trăng cầu nguyện sự bình an, hạnh phúc. Cúng xong, mọi người sẽ lấy cốm dẹp chia cho người già, trẻ nhỏ và cùng nhau ăn. Việc làm này làm cho tình cảm giữa mọi người gắn kết hơn, đồng thời là lời nhắn nhủ đến thế hệ trẻ phải luôn đoàn kết và giữ gìn nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer”.

Đại đức Lâm Chha Ni, Phó trụ trì chùa Sóc Lớn, xã Lộc Khánh chia sẻ: “Lễ hội Ok Om Bok ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer nơi đây. Bởi, lễ hội được diễn ra vào rằm tháng 10 (hay còn gọi là Khe kađấc phiên âm tiếng Khmer) có nghĩa là tháng cuối cùng trong lịch Khmer. Đây cũng là tháng sau mùa thu hoạch, người dân sẽ được nghỉ ngơi sau một mùa vụ lao động vất vả nên lễ hội là dịp để đồng bào trong phum, sóc gặp gỡ, cùng nhau chuẩn bị, tổ chức lễ hội Ok Om Bok, qua đó tạo sự kết nối mạnh mẽ trong cộng đồng người Khmer.

Giữ gìn bản sắc dân tộc

Đặc sản cốm dẹp của người Khmer đã có từ rất lâu đời. Đến nay, món ăn này vẫn được bà con dùng để cúng thần mặt trăng nhằm tỏ lòng biết ơn cho một vụ mùa bội thu và nguyện cầu mùa màng tốt tươi trong năm tới.

Bà Thị Tưa ở xã Lộc Khánh cho biết: “Để cốm dẹp thơm ngon, người dân phải đi gặt lúa nếp trước mùa thu hoạch. Bởi, hạt gạo nếp lúc này chưa già, mềm, vẫn còn lưu lại chút sữa ở đầu hạt gạo, sau đó sàng lấy những hạt đều chắc đem rang bằng chảo. Khi rang nếp phải đều tay cho hạt nếp vừa chín giòn không bị khét, sau đó cho vào cối giã cho dẹp, sau đó sàng sảy để tách vỏ trấu ra khỏi hạt cốm rồi trộn với nước dừa, dừa nạo, đường cho cốm mềm và ngon hơn”.

Người dân tuốt lúa lấy hạt làm cốm – Ảnh: HenLy

Người dân giã cốm – Ảnh: HenLy

Bà Thị Tưa chia sẻ: “Để làm được cốm dẹp đòi hỏi nhiều người cùng phối hợp và hỗ trợ nhau thực hiện mọi công đoạn. Từ già đến trẻ, chỉ nhau cách làm. Người lớn sẽ chỉ cho các cháu nhỏ với mong muốn thế hệ trẻ sẽ hiểu tường tận về món ăn này, từ đó tiếp tục giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer”.

Em Thị Sập Hắt ở xã Lộc Khánh cho biết: “Em rất vui khi được tham gia làm cốm dẹp cùng với các cô, chú. Qua đó, em hiểu rõ hơn về món ăn truyền thống của dân tộc mình. Em sẽ cố gắng học theo các cô, chú làm cốm dẹp thật ngon, sau đó chỉ lại cho các em nhỏ. Em mong món ăn truyền thống của dân tộc Khmer sẽ được nhiều người biết đến hơn nữa”.

Người dân sàng sảy cho sạch cám – Ảnh: Sa Rây

Người Khmer ở xã Lộc Khánh chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, vì thế lúa, gạo, cốm dẹp là thực phẩm đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Do đó, cốm dẹp trở thành món ăn đặc trưng trong lễ hội Ok Om Bok, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tin rằng, các thế hệ trẻ sẽ tiếp nối, gìn giữ nét văn hóa truyền thống độc đáo này.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bài cuối: Đổi mới sáng tạo để phát triển

“Các thế hệ đi trước đã dốc sức xây dựng thương hiệu, đưa hạt điều Bình Phước đến với chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Những doanh nghiệp, nông dân trồng điều thế hệ sau cần phát huy tốt các giá trị CDĐL hạt điều Bình Phước mang lại. Doanh nghiệp chúng tôi tin tưởng, bảo vệ và phát huy thương hiệu này” - Phó Chủ tịch Hội Điều Bình Phước, Giám đốc Công ty TNHH Vinahe Nguyễn Hoàng Đạt...

Bài 2: “Cầm vàng đừng để vàng rơi”

Khi ngày càng có nhiều thương hiệu, những quy chuẩn mới ra đời, doanh nghiệp chạy theo các tiêu chuẩn của từng thị trường khác nhau trên thế giới, cùng với sự tuyên truyền mờ nhạt khiến sản phẩm hạt điều Bình Phước có chỉ dẫn địa lý (CDĐL) dù giá trị ưu việt vẫn khó tìm được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng và trên thị trường. Chưa khẳng định được chỗ đứng Từ những giá trị...

Triển vọng từ bưởi da xanh

Khác với nhiều loại cây ăn trái mỗi năm cho thu hoạch một lần, bưởi da xanh cho thu hoạch quanh năm, giá cả dao động tùy từng thời điểm, giúp nông dân có thu nhập khá. Gia đình chị Phạm Thị Hồng Thúy ở thôn 7, xã Long Bình, huyện Phú Riềng có 3 ha bưởi da xanh đang cho thu hoạch. Vụ tết vừa qua, chị xuất bán khoảng 5 tấn bưởi, còn từ đầu năm đến nay,...

Bài 1: Nâng cao giá trị hạt điều

Chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước là một hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cao, gắn với chỉ dẫn về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản phẩm; cho phép doanh nghiệp, người dân sử dụng để từng bước tiếp cận phát triển thị trường, đặc biệt ở các thị trường khó tính. Đây là bước đột phá cho sự phát triển ngành điều và là “cơ hội vàng” để nâng cao giá trị...

Bình Phước: Làm giàu nhờ kiên trì với cây nhãn

Ấp Thanh An, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long là vùng đất trồng nhãn có tiếng của tỉnh Bình Phước. Giai đoạn 2017-2019, diện tích trồng nhãn của ấp Thanh An là 450 ha. Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ trái nhãn do giá cả lên xuống không ổn định. Nhiều hộ dân chuyển đổi sang cây trồng khác, diện tích nhãn còn lại trên địa bàn xã hiện khoảng...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và phu nhân đã hội kiến Nhà Vua Naruhito và Hoàng hậu tại Hoàng cung. Trong không khí thân thiện, Nhà vua Nhật Bản đã bày tỏ cảm ơn vì sự hỗ trợ của Việt Nam đối với hậu quả của trận động đất ở bán đảo Noto. Nhà vua Nhật Bản cũng gửi lời chia buồn về những thiệt hại do cơn bão tại Việt Nam vào tháng...

Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản và cá nhân Chủ tịch Maeda Tadashi đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Chiều 4/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tổng...

Chưa hoàn thành thủ tục cấp phép, Temu tạm dừng hoạt động bán hàng tại Việt Nam

Đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới-Temu tạm dừng việc bán hàng tại Việt Nam cho đến khi hoàn thành các thủ tục cấp phép. Trao đổi với PV, đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu tạm dừng bán hàng tại Việt Nam cho đến...

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước. Ngày 4/12, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024 để xem xét 6 đề nghị xây dựng luật và 1 dự thảo pháp lệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Bình Dương vượt Hà Nội về thu hút FDI

Bình Dương vượt qua Hà Nội để vươn lên thứ hai cả nước về thu hút vốn ngoại, với 42,39 tỷ USD, trong khi TP HCM vẫn là đầu tàu về thu hút FDI. Theo số liệu thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến hết tháng 11, Hà Nội thu hút được gần 42,2 tỷ USD, đứng thứ ba cả nước về "điểm đến" của nhà đầu tư ngoại. Nhưng so...

Cùng chuyên mục

Nghiệt ngã cho Suboi ở Rap Việt

Sau vòng Bứt phá ở Rap Việt mùa 4, kịch bản nghiệt ngã lặp lại với Suboi khi đội của cô trắng tay. Phải nhờ đến nón vàng từ Thái VG, Suboi mới có thí sinh vào chung kết. Sau thất bại đáng tiếc của Saabirose trước Queen B, đội Suboi rơi vào tình thế hiểm nguy khi chỉ còn Shayda, V High và Dacia. Đúng như dự đoán, bất chấp nỗ lực của những thí sinh còn lại, đội...

Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền

Ca sĩ Bích Tuyền xác nhận với phóng viên rằng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã rút đơn kiện chồng mình là ông Gerard Williams. Trưa 4-12, ca sĩ Bích Tuyền thông tin với phóng viên rằng Đàm Vĩnh Hưng đã rút đơn kiện chồng mình. Ông Gerard Williams kiện Đàm Vĩnh Hưng đòi bồi thường 1 đồng vì danh dự. Trả lời trong buổi livestream trên kênh Dũng Taylor TV trưa 4-12, ông Gerard Williams chia sẻ ông bị hụt hẫng,...

Đón đọc báo Hạ Long số 713 phát hành ngày 5/12/2024

Trung tâm Truyền thông tỉnh phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh biên tập, xuất bản báo Hạ Long số 713, phát hành ngày 5/12/2024. Báo Hạ Long 16 trang, gồm nhiều tin, bài về các hoạt động và đời sống văn học nghệ thuật diễn ra trên địa bàn tỉnh; những sáng tác mới của các văn nghệ sĩ cùng nhiều nội dung hấp dẫn khác. - Trang 1, mục “Diễn đàn văn nghệ” báo có bài “Thơ...

Nhà văn Quỳnh Dao qua đời

Truyền thông Đài Loan đưa tin Quỳnh Dao qua đời ở nhà riêng vào ngày 4/12. Bà là tác giả của rất nhiều tiểu thuyết đình đám. Stheadline đưa tin nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao đã qua đời ở nhà riêng thuộc quận Đạm Thủy, Đài Loan vào ngày 4/12. Tại hiện trường, đội cứu thương phát hiện Quỳnh Dao không còn thở, không còn nhịp tim. Nữ nhà văn đã qua đời trước khi được đưa đến bệnh...

Lại thêm bài hát nhạc Việt bị chê nhảm nhí

Đoạn hát gieo vần chữ "c" trong ca khúc "Đánh bắt xa bờ" của ca sĩ Trương Thảo Nhi gây tranh cãi. Nhiều khán giả chê lời hát nhảm nhí, phải đọc phụ đề khi xem MV. Ca khúc mới phát hành - Đánh bắt xa bờ - do ca sĩ Trương Thảo Nhi sáng tác và thể hiện đang tạo tranh luận. “Ta say mê được chơi/ Ta chơi không nghỉ ngơi/ Mời anh vào ghé chơi xơi cơm em...

Đường đua phim Tết Việt: Gương mặt cũ, cần nội dung mới

Đường đua phim Tết Việt 2025 có 3 dự án được công bố với những gương mặt diễn viên, ê kíp sản xuất quen thuộc. Liệu nội dung phim Tết có gì mới thu hút người xem? Cuộc đua của 3 phim “Bộ tứ báo thủ”, “Yêu nhầm bạn thân”, “Nụ hôn bạc tỉ” là 3 phim chính thức công bố gia nhập đường đua mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025. Có thể thấy các nhà sản xuất phim, đạo diễn và...

Phim kinh dị Việt thắng trăm tỷ nhưng bao giờ mới vượt Thái Lan?

Dù một số phim kinh dị Việt thắng, Jean Yeo, đạo diễn, NSX người Singapore nhận định việc thiếu kinh phí và kinh nghiệm là hai yếu tố khiến tác phẩm trong nước chưa thể vươn tầm khu vực. Linh miêu, tác phẩm thứ hai của đạo diễn Lưu Thành Luân sau Quỷ cẩu, đã dẫn đầu phòng vé 2 tuần liên tiếp. Thực chất, sự thành công trên mặt trận thương mại của bộ phim là điều có thể...

‘Những người làm phim truyền hình truyền thống nên học hỏi Lê Tuấn Khang’

Đạo diễn Trần Ngọc Phong lý giải: "Lê Tuấn Khang sử dụng chung công thức trong các video là chở bà Sáu đi ăn đám giỗ bên cồn và gặp chướng ngại vật suốt hành trình...'. Sức hút của cái tên Lê Tuấn Khang đến từ tính cách thật thà, làm video về cuộc sống miền quê bình dị và một phần nhờ vào sự cố đêm trao giải TikTok Awards 2024. Tính đến 10h ngày 3-12, kênh TikTok của Lê...

Khán giả Mỹ không thèm đến rạp phim nữa, tại sao?

Việc đến rạp phim một cách ngẫu hứng đang ngày càng giảm, đặc biệt kể từ sau khi đại dịch COVID-19 làm thay đổi toàn bộ hành vi của khán giả. Điều này không chỉ làm giảm lượng người xem phim mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của các rạp phim. Trước đây, khán giả "ngẫu hứng" - những người chỉ đến rạp phim mà không có kế hoạch cụ thể và chọn xem những bộ phim bất...

Cuộc sống của “chị đẹp” Thu Phương sau hôn nhân đầu đổ vỡ

Đi qua những đổ vỡ của cuộc hôn nhân đầu tiên, nữ ca sĩ Thu Phương đang có cuộc sống hạnh phúc bên ông bầu Dũng Taylor. Cùng với Mỹ Linh, Thu Phương là 1 trong 2 “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023” trở lại sân chơi năm 2024. Màn thể hiện lôi cuốn và bùng nổ những tập qua khiến Thu Phương nổi bật không kém các "chị đẹp" tài năng khác. Bên cạnh sự nghiệp ngày càng thăng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất