Powered by Techcity

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường không làm tăng thu ngân sách mà tác động tiêu cực chung tới nền kinh tế.

Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong những nội dung được quan tâm tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính xin ý kiến và ngày 27/11 vừa qua Quốc hội cũng đã thảo luận ở Hội trường với nhiều ý kiến trái chiều.

Có thể nhận thấy, sau rất nhiều hội thảo góp ý Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, nước giải khát, dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trình Quốc hội hầu như không có sự thay đổi so với dự thảo trước đó. Riêng với nước giải khát có đường, theo dự thảo, nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml quy định mức thuế suất là 10% do đây là mặt hàng mới bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thực tế, xuất phát từ mục đích điều tiết thu nhập, hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng, thuế tiêu thụ đặc biệt là một công cụ quan trọng giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế và tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt cũng nhằm hạn chế những mặt hàng không khuyến khích sử dụng như: Thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường, sử dụng nhiên liệu xăng, dầu,…

Từ thực tiễn đó, việc Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhằm mục đích kiểm soát béo phì, các bệnh lây nhiễm phần nào có thể coi là đề xuất hợp lý, tuy nhiên, không dễ.

Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường đang có nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: H.M

Việc áp thuế đối với mặt hàng này hiện vẫn tiếp tục được các đại biểu quốc hội, chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Nhiều ý kiến, kiến nghị không đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%. Bởi chưa đủ cơ sở khoa học chứng minh việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường hiệu quả trong việc kiểm soát tỷ lệ thừa cân, béo phì, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các ngành hàng.

Về vấn đề này, nhìn từ quốc tế, hiện đã có hơn 100 quốc gia đánh thuế đối với đồ uống có đường nhằm ngăn chặn tình trạng thừa cân và các bệnh liên quan. Đơn cử, Mexico là một trong những quốc gia tiêu thụ đồ uống có đường cao nhất thế giới và cũng là nước có tỷ lệ người béo phì cao nhất, đã áp thuế 1 Peso (gần 500 đồng) đối với 1 lít đồ uống có đường từ năm 2014. Khoản thuế này đã khiến giá nước giải khát có đường tăng khoảng 11% và giảm 37% số lượng tiêu thụ.

Hay như tại Anh, từ tháng 4/2018 đã đánh thuế hai mức đối với đồ uống có đường. Nếu đồ uống có chứa từ 5 – 8 gram đường/100 ml sẽ phải chịu mức thuế là 0,18 Bảng (gần 6.000 đồng) mỗi lít. Còn tại Thái Lan, quốc gia này đã áp thuế đồ uống có đường từ tháng 9/2017. Nếu đồ uống có trên 14 gram đường/100 ml sẽ chịu thuế lên tới 5 Baht/lít (khoảng 3.500 đồng/lít).

Tuy nhiên, thực tế không phải quốc gia nào cũng thành công trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, đồng thời thực tiễn cũng thể hiện, tại các quốc gia như: Thái Lan, Ấn Độ, Na Uy, Phần Lan, Mehico, tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng, mặc dù tiêu thụ nước giải khát có đường giảm. Trong khi đó các quốc gia khác như: Nhật Bản, Singapore hay Trung Quốc không áp dụng chính sách thuế này, tỷ lệ thừa cân, béo phì lại được kiểm soát tốt.

Thậm chí, tại Đan Mạch, sau khi áp dụng chính sách thuế nêu trên gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng, bởi khi áp thuế, người Đan Mạch đã sang thị trường khác để mua nước giải khát với giá thấp hơn. Mặt khác, việc áp thuế này đã khiến Đan Mạch giảm 5.000 việc làm. Vì vậy, Chính phủ Đan Mạch đã bỏ thuế đồ uống có đường.

Vậy, câu hỏi đặt ra, nếu áp dụng chính sách thuế đối với đồ uống có đường, khả năng Việt Nam có xảy ra những hệ luỵ tương tự? Trong khi, đề xuất này được đánh giá là “cú sốc” tới ngành sản xuất nước giải khát, làm chậm quá trình phục hồi và tăng trưởng của ngành và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Điều đáng nói, về mặt pháp lý, từ năm 2003 đến nay, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã 5 lần sửa đổi (vào các năm 2003, 2005, 2008, 2014 và 2016). Song, nhiều ý kiến luật sư cho rằng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt càng sửa… càng rối, gây bất ổn cho môi trường pháp lý, thể chế và kinh doanh, tác động tiêu cực doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.

Một trong những điểm vướng được nhiều ý kiến nêu ra, nếu chính sách thuế này áp dụng đó là tạo sự không công bằng khi chỉ tập trung vào các sản phẩm đồ uống đóng chai sẵn, trong khi đồ uống pha chế tại chỗ hầu như không được đề cập đến. Theo đó, mục tiêu tăng thuế nhằm hạn chế người tiêu dùng không dùng nước giải khát có đường nhưng có thể làm gia tăng việc người sử dụng các mặt hàng đồ uống sản xuất không chính thức hoặc sản phẩm sản xuất thủ công.

Bên cạnh đó, hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chuyển đổi sang các sản phẩm đồ uống ít đường hàm lượng dưới 5g nhưng vẫn có độ ngọt sẽ không phải chịu thuế. Như vậy, nếu việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp trong nước vô hình chung tạo sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Thậm chí sẽ tạo ra “kẽ hở” lách thuế, trốn thuế.

Cũng theo báo cáo đánh giá tác động kinh tế của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường do Viện Quản lý kinh tế Trung ương thực hiện vừa qua, nếu áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước giải khát thì thu ngân sách từ năm thứ hai trở đi mỗi năm sẽ giảm khoảng 4.978 tỷ đồng từ thuế gián thu, chưa kể đến mức giảm tương ứng từ thuế trực thu.

Ngoài ra, chính sách thuế này sẽ không chỉ tác động trực tiếp lên ngành đồ uống mà còn tác động tới 25 ngành trong nền kinh tế và dẫn đến sụt giảm GDP gần 0,5% GDP, tương ứng 42.570 tỷ đồng.

Hiện, dự thảo vẫn tiếp tục được Bộ Tài chính lấy ý kiến và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025, song thiết nghĩ, Ban soạn thảo cần đánh giá kỹ lưỡng tác động, các biện pháp thực hiện, cũng như lộ trình phù hợp cho chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường, đảm bảo tính khả thi và công bằng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Do đó, việc bổ sung, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường cần được xem xét, cân nhắc cẩn trọng, đánh giá toàn diện, gắn với các kinh nghiệm quốc tế, cũng như các thứ tự ưu tiên trong quản lý chính sách để chính sách sát với thực tiễn, thực thi.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hoàn thành giải ngân 100% vốn phát triển sản xuất trong tháng 12/2024

Thực hiện Nghị quyết số 216/NQ-HĐND ngày 10/7/2024 của HĐND tỉnh về việc bổ sung, điều chỉnh, phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2024, cuối tháng 9, UBND tỉnh đã phân bổ gần 288 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Ninh để cho vay phát triển sản xuất. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có trên 2.600 người dân...

Bổ sung các chính sách để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Tiếp tục Chương trình kỳ họp, chiều 9/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Nhà giáo. Chia sẻ quan điểm bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo. Đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời bổ sung chính sách mới, đặc thù để xây...

Quan tâm chính sách dân tộc trong tình hình mới

Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền của Quảng Ninh luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư, hỗ trợ vùng DTTS, miền núi, nhằm giúp bà con có thêm điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Để cụ thể hóa chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo lồng ghép thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc...

Hỗ trợ tối đa cho người dân vay vốn

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Ninh đang tích cực phối hợp với địa phương, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác rà soát, lập danh sách, hoàn thiện hồ sơ người dân vay vốn tín dụng chính sách để xử lý rủi ro, tháo gỡ khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất. Gia đình chị Vũ Thị Thúy (thôn 3, xã Hoàng Tân, TX Quảng...

Tích cực rà soát, tháo gỡ mọi điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách

Chiều 28/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì Phiên họp lần thứ ba của Ban Chỉ đạo để đánh giá các nhiệm vụ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao từ kể từ Phiên họp lần thứ hai, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai trong thời gian...

Cùng tác giả

Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1309/NQ-UBTVQH15 ngày 29/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Theo đó, Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội, Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyết định của Bộ Chính...

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với nhiều điểm mới đáng chú ý. Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật. Kết quả biểu...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Với 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,9% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật. Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản...

Nhãn hiệu quần áo ngoại chiếm lĩnh thị trường

Vào mùa mua sắm cuối năm, trong khi nhiều thương hiệu hàng may mặc Việt dần biến mất khỏi thị trường hoặc thu hẹp thị phần, không ít thương hiệu nước ngoài vẫn ăn nên làm ra, thậm chí không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhiều chuyên gia cho rằng ngoài điểm khác biệt là giá cả và mẫu mã, cái chính khiến hàng may mặc nước ngoài chiếm lĩnh thị trường là nhờ tiềm lực tài chính...

Vinpearl Safari Phú Quốc lọt top đầu vườn thú và thủy cung tại châu Á

Vinpearl Safari Phú Quốc vừa được Blooloop – chuyên trang hàng đầu thế giới vinh danh vị trí thứ 2 trong top 15 vườn thú và thủy cung hàng đầu châu Á. Vinpearl Safari Phú Quốc được Blooloop – chuyên trang hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điểm đến, tham quan du lịch – vinh danh thứ 2 trong danh sách top 15 vườn thú và thủy cung hàng đầu châu Á bên cạnh các tên tuổi nổi tiếng...

Cùng chuyên mục

Nhãn hiệu quần áo ngoại chiếm lĩnh thị trường

Vào mùa mua sắm cuối năm, trong khi nhiều thương hiệu hàng may mặc Việt dần biến mất khỏi thị trường hoặc thu hẹp thị phần, không ít thương hiệu nước ngoài vẫn ăn nên làm ra, thậm chí không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhiều chuyên gia cho rằng ngoài điểm khác biệt là giá cả và mẫu mã, cái chính khiến hàng may mặc nước ngoài chiếm lĩnh thị trường là nhờ tiềm lực tài chính...

Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024

Ngày 29/11, tại TP Hạ Long, Bộ Tài chính chủ trì tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024 với chủ đề “Chính sách tài chính thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển kinh tế”. Tham dự Diễn đàn có các đồng chí: Bùi Văn Khắng, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; cùng hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương và địa phương, các tổ...

Ngân hàng Việt Nam 2024: Ổn định trước áp lực, nỗ lực để vươn lên

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành ngân hàng Việt Nam tiếp tục giữ vững sự ổn định bất chấp áp lực từ thiên tai và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Báo cáo vừa qua của Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho thấy các ngân hàng lớn vững vàng vượt khó, trong khi nhóm ngân hàng nhỏ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản và lợi...

Giá vàng, USD đồng loạt giảm

Sáng nay (29/11), giá vàng trong nước giảm về mốc 84 - 85 triệu đồng/lượng. Giá USD cũng giảm sâu. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 82,9 - 85,4 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 100.000 đồng/lượng so với sáng hôm qua. Chênh lệch mua vào - bán ra ở mức 2,5 triệu đồng/lượng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác như Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn...

Khoảng 10,5 triệu lượt hành khách qua các cảng hàng không dịp Tết 2025

Tổng lượng khách qua các cảng hàng không thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 có thể lên đến 10,5 triệu lượt. Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) ước tính, tổng lượng khách qua các cảng hàng không thuộc ACV dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 có thể lên đến 10,5 triệu lượt (cao hơn so với 10 triệu lượt của tháng cao điểm Tết 2024). Để đáp...

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp. Tháng 10/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp trong 2 tháng qua ở mức cao. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, riêng trong tháng 10 năm 2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản đã tăng...

‘Táo mật Trung Quốc giá chỉ 10 nghìn/kg mà ngon như táo Nhật tiền triệu’?

Được quảng cáo là giòn tan, thơm lừng với tỷ lệ mật cao như hàng thượng hạng Nhật Bản nhưng táo mật Trung Quốc lại có giá sốc, chỉ trên dưới 10.000 đồng/kg. Táo mật Trung Quốc đang “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt những ngày gần đây. Chị Phạm Thị Minh Châu, một khách hàng ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) thừa nhận, không bàn về độ an toàn vệ sinh thực phẩm, táo mật Phú...

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?

Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng. Sáng 26-11, giá cà phê nhân xô tại vùng nguyên liệu Tây Nguyên đã vượt mức 120.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ hơn 50.000 đồng/kg. Trao đổi nhanh với phóng viên Báo Người Lao Động sáng nay, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, giải...

Ngân hàng có thể bị phạt từ 400 triệu nếu ép khách mua bảo hiểm

Ngân hàng có thể bị phạt 400-500 triệu đồng nếu ép khách mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc kèm khoản vay. Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định 88 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quy định phạt tiền từ 400 triệu đến 500 triệu đồng nếu các nhà băng gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng...

Thuế thu nhập cá nhân, mong chờ và thất vọng!

Chính sách thuế thu nhập cá nhân quá nhiều bất cập, tồn tại trong thời gian dài, không chỉ người dân mà cả các đại biểu Quốc hội, chuyên gia chỉ ra cần phải sửa sớm nhất có thể. Như Tuổi Trẻ Online thông tin, dự thảo tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được Bộ Tài chính gửi các bộ ngành, UBND địa phương để lấy ý...

Tin nổi bật

Tin mới nhất