Powered by Techcity

Thủ tướng: Chung tay hành động, chung hưởng thành quả khởi nghiệp sáng tạo

Thủ tướng mong muốn cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy khí chất, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam; tạo nên những “kỳ lân” tầm cỡ khu vực và thể giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Chiều 27/11, tại Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 (Techfest 2024), với chủ đề “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.”

Cùng dự có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức hỗ trợ, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo trong và ngoài nước.

Sẵn sàng cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự xuất hiện của các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 2 kỳ lân và 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD.

Cả nước có hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 202 khu làm việc chung, 208 quỹ đầu tư, 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, 79 cơ sở ươm tạo và khoảng 170 trường đại học, cao đẳng tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Năm 2024, Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Việt Nam đã tăng 2 bậc từ vị trí thứ 58 lên 56, đứng thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á và thứ 12 tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2024 tăng 4 bậc so với năm 2022, xếp thứ 44/133 quốc gia, nền kinh tế.Nhờ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển mạnh mẽ, Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động mới nổi và là trung tâm phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Trí tuệ, sức sáng tạo của người Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định, vươn ra thế giới.Qua 9 lần tổ chức, Techfest Việt Nam đã thu hút 21 nghìn lượt người tham dự, hơn 450 nhà đầu tư, hơn 1,4 nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cùng hơn 800 lượt kết nối đầu tư trong nước và quốc tế.

Techfest 2024 diễn ra từ ngày 26-28/11 tại thành phố Hải Phòng, với gần 150 hoạt động như Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp nghiệp sáng tạo, với chủ đề “Từ địa phương ra quốc tế;” Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo; Chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.

Techfest 2024 là cơ hội để tìm hiểu về cơ chế, chính sách; nơi gặp gỡ để tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư; kết nối tìm kiếm nguồn lực, đối tác để triển khai các sáng kiến về thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; giới thiệu công nghệ, sản phẩm, dịch vụ.

Qua đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo định hình hành trình cho những chiến lược mới trong tương lai, góp phần đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phát biểu tại sự kiện, cũng là lần thứ 4 dự Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh,Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu cho phát triển nhanh và bền vững.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc TECHFEST Việt Nam 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Trong số đó, khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng mới, tạo lực lượng sản xuất mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới.

Nêu bật nội dung các nghị quyết, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, các luật, nghị định về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian, trí tuệ, sự quyết đoán để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên, trong đó có vượt lên giới hạn của bản thân mình; ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực và những kết quả quan trọng bước đầu mà các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã đạt được thời gian qua, đóng góp cho thành tựu chung của đất nước.

Thủ tướng cũng chỉ rõ một số hạn chế như còn thiếu nguồn lực để có thể tăng tốc và phát triển; chậm đổi mới tư duy, chưa tạo đột phá trong xây dựng pháp lý; nội hàm, khái niệm về khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo còn chưa được chuẩn hóa; chưa nhiều doanh nghiệp lớn quan tâm, hỗ trợ, đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo; không gian, cơ sở hạ tầng về thí điểm, thử nghiệm công nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu…

Chỉ ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn và phân tích bối cảnh, tình hình thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cho rằng thế giới ngày nay đang biến đổi nhanh, phức tạp; đặc biệt là sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Việt Nam đứng trước cơ hội lớn nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Yêu cầu chủ đạo đặt ra đối với phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia là phải thu hút được các nguồn lực từ các tập đoàn quốc tế, quốc gia cho khởi nghiệp sáng tạo; nuôi dưỡng và phát triển nhiều kỳ lân công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ mới…

Dám chấp nhận rủi ro, dám hành động, vượt lên chính mình

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh khởi nghiệp sáng tạo cần có sự chung tay, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, của cả cộng đồng, người dân, doanh nghiệp; phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và là nguồn lực chủ yếu, đặc biệt là thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước.

Cho rằng khởi nghiệp sáng tạo cần có tư duy mới, nhận thức mới, cách làm mới; phải có tư duy hỗ trợ, thay vì không quản được thì cấm; tư duy hợp tác phát triển, thay vì xin-cho; tư duy dài hạn, thay vì chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ khởi nghiệp sáng tạo cần phải dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận rủi ro, dám tiên phong, dám hành động, vượt lên chính mình, dấn thân vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì tương lai tươi sáng của đất nước.

Trên tinh thần “Đổi mới để bay cao; sáng tạo để vươn xa; hội nhập để tiến lên”, Thủ tướng Chính phủ nêu 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam gồm: tập trung hoàn thiện thể chế cho đổi mới sáng tạo và lập nghiệp; xác định rõ lĩnh vực ưu tiên, trong đó cần tập trung tạo ra lực lượng sản xuất mới, các lĩnh vực chiến lược như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, những công nghệ tiên phong như trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, điện toán đám mây, internet vạn vật…; xác định rõ hướng đi cho khởi nghiệp sáng tạo; bảo đảm nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và các phong trào khởi nghiệp sáng tạo; đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong nghiên cứu, rà soát, có cơ chế, chính sách đột phá tạo động lực thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo; đẩy mạnh tích hợp khởi nghiệp sáng tạo vào các chương trình đào tạo và giảng dạy; mở rộng mạng lưới kết nối tri thức toàn cầu, đặc biệt là huy động sự tham gia của cộng đồng trí thức người Việt ở nước ngoài.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo; tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sáng tạo, mô hình phù hợp để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong cộng đồng; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, nhất là tiếp cận nguồn tài chính, phòng thí nghiệm, mạng lưới chuyên gia, cố vấn trong nước, quốc tế.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân tích cực tham gia một cách thiết thực, cụ thể các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, giúp Việt Nam sớm theo kịp các nước trong khu vực, trên thế giới.

“Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một “hạt nhân đổi mới” góp phần tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo phát huy vai trò là cầu nối, kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nguồn lực; cập nhật liên tục những mô hình hỗ trợ tiên tiến, ứng dụng công nghệ và dữ liệu lớn trong việc đánh giá, phát triển và theo dõi các doanh nghiệp khởi nghiệp; đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp từ giai đoạn hình thành ý tưởng đến mở rộng quy mô và vươn ra quốc tế, tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Trong số đó, tập trung chỉ đạo rà soát, hoàn thiện chiến lược, cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo với tinh thần tạo mọi thuận lợi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cộng đồng doanh nghiệp nhà đầu tư và người dân.Với vai trò kiến tạo, Chính phủ xây dựng thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh; xác lập mô hình quản lý tập trung đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tạo thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chính sách ổn định, lâu dài; xây dựng chính sách hỗ trợ như về nhà ở, thị thực, vốn ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Nhấn mạnh phương châm 3 chung (chung sức đồng lòng, chung tay hành động, chung hưởng thành quả), Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn và tin tưởng, với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám hành động, dám dấn thân, dám đổi mới sáng tạo”, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy khí chất, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam; dám đối diện với khó khăn, thách thức, không sợ thất bại; với động lực mạnh mẽ, nhiệt huyết, niềm tin và đam mê cháy bỏng; tạo nên những “kỳ lân” tầm cỡ khu vực và thể giới.

Qua đó, đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa về khởi nghiệp sáng tạo; góp phần đưa đất nước ta vững bước vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ

Cho rằng đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, trong khi thời gian không còn dài, Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao. Chiều tối 30/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII...

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ GTVT

Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có vai trò quan trọng trong tổng thể chung các nhiệm vụ của Chính phủ, nhất là trong tăng tốc, bứt phá... Chiều tối 28/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và ông Trần Hồng Minh...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường và các chính sách khuyến khích tiêu dùng để khơi thông thị trường trong nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và...

Cùng tác giả

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây...

Thông cáo báo chí số 30, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 30/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 30, cũng là ngày làm việc cuối của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, tiến hành các nội dung sau: * Nội dung...

Thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Với 464/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,87% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chiều 30/11, với 464/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,87% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trình bày dự thảo Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm...

Nghiên cứu sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Sau khi xem xét kỹ lưỡng, Quốc hội đã thông qua 18 luật, 21 nghị quyết, bên cạnh đó đã cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác; xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã chủ trì họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Báo...

Chị đẹp đạp gió gây sốc vì loại 2 người đầu tiên

"Chị đẹp đạp gió" mùa 2 chia tay 2 thí sinh ở công diễn 2. Công diễn 2 "Chị đẹp đạp gió" lên sóng tối 30/11 hé lộ 8 tiết mục đặc sắc. 2 liên minh sẽ đối đầu 1:1, với 4 tiết mục, trong đó thể loại Vocal bắt buộc có 2 thành viên, thể loại Show bắt buộc 3 người, riêng Dance và Performance được lựa chọn số lượng thành viên. Phần trình diễn Vocal là màn cạnh tranh giữa...

Cùng chuyên mục

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây...

Thông cáo báo chí số 30, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 30/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 30, cũng là ngày làm việc cuối của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, tiến hành các nội dung sau: * Nội dung...

Thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Với 464/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,87% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chiều 30/11, với 464/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,87% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trình bày dự thảo Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm...

Nghiên cứu sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Sau khi xem xét kỹ lưỡng, Quốc hội đã thông qua 18 luật, 21 nghị quyết, bên cạnh đó đã cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác; xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã chủ trì họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Báo...

Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ

Cho rằng đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, trong khi thời gian không còn dài, Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao. Chiều tối 30/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực

Việc sửa đổi Luật Điện lực được đánh giá là rất cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở cho những hành động đột phá để phát triển ngành điện. Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 30/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%). Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Truy tố cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, cựu Bí thư Tỉnh ủy và cựu Chủ tịch Lâm Đồng

Liên quan đến Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh, xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố 10 bị can. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ,” “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến Dự...

Đại biểu Quốc hội: Phát triển công nghiệp công nghệ số cần có chính sách rõ ràng

Nhiều đại biểu cho rằng để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số cần chính sách rõ ràng, khả thi, đủ mạnh, tập trung vào những yếu tố cốt lõi như nghiên cứu triển khai, hạ tầng, tài chính... Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 30/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Cụ thể chính sách thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Đóng góp ý kiến...

Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh trình bày Báo cáo...

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất