Powered by Techcity

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình phòng, chống ma túy đến 2030

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng kế hoạch chi tiết từng giai đoạn, quan tâm việc phân kỳ đầu tư, đề ra lộ trình thực hiện, có giải pháp hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 453/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,57% tổng số đại biểu Quốc hội. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Chiều 27/11, Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành biểu quyết Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 453/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,57% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

Trước khi tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

Báo cáo tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng tên gọi “Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030” là phù hợp với văn bản chỉ đạo, định hướng của cấp có thẩm quyền và đã bao hàm đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động, thời gian thực hiện. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ tên gọi, thời gian thực hiện Chương trình đến năm 2030 và giao Chính phủ năm 2030 tổng kết việc thực hiện Chương trình, nghiên cứu, đề xuất Chương trình cho giai đoạn tiếp theo như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 dự thảo Nghị quyết.

Liên quan đến mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình (khoản 1 Điều 1), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý lại mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể bảo đảm tính khái quát, súc tích, toàn diện, là quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Theo đó, mục tiêu tổng quát được thể hiện lại như sau: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống ma túy; lấy địa bàn cơ sở để triển khai; thực hiện thường xuyên, liên tục, đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trên cả ba lĩnh vực giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại; góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh, nhân dân hạnh phúc, kinh tế-xã hội phát triển bền vững”.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.. (Ảnh: Quochoi.v)

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, tuy các chỉ tiêu cụ thể được đề xuất đã dựa trên việc tiến hành đánh giá, tổng kết kỹ lưỡng việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống các giai đoạn trước, Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu có tính khả thi để đưa vào dự thảo Nghị quyết và đề nghị Chính phủ nghiên cứu rà soát để thể hiện các chỉ tiêu còn lại tại các dự án triển khai thực hiện Chương trình và có giải pháp để bảo đảm thực hiện, trong đó, có giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ y tế…

Về cơ chế chính sách đặc thù thực hiện Chương trình (khoản 6, Điều 1), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bổ sung chính sách đặc thù thực hiện Chương trình và thống nhất với Chính phủ thể hiện tại khoản 6 Điều 1 của dự thảo Nghị quyết, cụ thể như sau: “Quốc hội quyết định tổng mức dự toán cho Chương trình; Thủ tướng Chính phủ giao tổng dự toán cho cấp tỉnh và điều chỉnh khi cần thiết; cấp tỉnh chịu trách nhiệm phân bổ cho cấp huyện trên cơ sở nguyên tắc phân cấp, phân quyền. Chính phủ tăng cường đôn đốc kiểm tra và giám sát để bảo đảm thực hiện kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình và đáp ứng yêu cầu thực tiễn” tại điểm a và bổ sung quy định “Các cơ chế, chính sách đặc thù khác được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh thực hiện Chương trình.”

Đối với nội dung về trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương trong thực hiện Chương trình (Điều 2 và Điều 3), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết đã quy định giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương có liên quan ban hành hướng dẫn thực hiện Chương trình; tăng cường vai trò kiểm soát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời điều chỉnh những vướng mắc phát sinh khi tổ chức thực hiện tại điểm d khoản 5 Điều 1, khoản 1 Điều 2 và điểm đ khoản 2 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng kế hoạch chi tiết từng giai đoạn, quan tâm việc phân kỳ đầu tư, đề ra lộ trình thực hiện, có giải pháp hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, đặc biệt là các chỉ tiêu bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo cho các cơ sở thực hiện chức năng cai nghiện ma túy; tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế trong quá trình thực hiện Chương trình… Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng báo cáo khả thi Chương trình và ban hành quyết định phê duyệt Chương trình, đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện các dự án, tiểu dự án bảo đảm hiệu quả, khả thi, tránh dàn trải, lãng phí.

Dự thảo Nghị quyết cũng đã chỉnh lý “cơ sở cai nghiện ma túy công lập” thành “cơ sở thực hiện chức năng cai nghiện ma túy công lập” để bao quát và toàn diện các loại hình cơ sở đang thực hiện cai nghiện ma túy.

Trong quá trình tổ chức thực hiện đầu tư Chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu ý kiến tại kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Cơ quan chủ trì thẩm tra, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội để bảo đảm việc triển khai Chương trình được thành công như mong đợi của Đảng, Nhà nước, toàn dân và các đại biểu Quốc hội./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Thông cáo báo chí số 27 kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 27/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 27 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy...

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng như đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng; đáp ứng nhiệm vụ kép vừa cung cấp điện nền, vừa bảo vệ môi trường... Nhiều tác dụng nếu phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam Chiều 27/11, tại Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính...

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay

Ngày 27/11, NHNN ban hành công văn về ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT với nội dung yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ ổn định lãi suất tiền gửi. Đồng thời, các đơn vị này phải triển khai các biện pháp phấn...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai đất nước

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11/2024. Trước thềm chuyến thăm, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Theo Đại sứ Nguyễn Huy Tăng, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni...

Cùng chuyên mục

Thông cáo báo chí số 27 kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 27/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 27 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy...

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng như đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng; đáp ứng nhiệm vụ kép vừa cung cấp điện nền, vừa bảo vệ môi trường... Nhiều tác dụng nếu phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam Chiều 27/11, tại Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai đất nước

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11/2024. Trước thềm chuyến thăm, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Theo Đại sứ Nguyễn Huy Tăng, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni...

Hội thảo lấy ý kiến đối với định hướng phát triển Quảng Ninh trong giai đoạn 2025-2030

Ngày 27/11, Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến đối với định hướng phát triển tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2025-2030 để phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học trong nước trong nhiều lĩnh vực; các đồng chí trong...

Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ đầu năm 2025

Chiều 27/11, với 446/455 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025. Chiều 27/11, đa số đại biểu đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Trong đó, Quốc hội chốt, người tham gia Bảo hiểm y tế được thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại...

Đoàn công tác tỉnh Quảng Ninh đối thoại cấp chuyên gia với Trung tâm Di sản thế giới UNESCO tại Pháp

Thực hiện thư mời tại tham chiếu số GB/AS 1732, WHP. Inv ngày 18/10, của Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế ICOMOS về việc đối thoại trực tiếp về hồ sơ khoa học Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới, sáng 26/11, Đoàn công tác đối thoại cấp chuyên gia của Việt Nam do đồng chí Nguyễn...

Cụm thi đua số 4 – Bộ Công an tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024

Sáng 27/11, tại TP Hạ Long, Cụm thi đua số 4 Bộ Công an tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024.  Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an; Giám đốc, Phó Giám đốc Công an 6 tỉnh trong Cụm thi đua số...

TP Hạ Long tổng kết nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024

Ngày 26/11, TP Hạ Long tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QS-QPĐP) năm 2024.  Năm 2024, TP Hạ Long đã triển khai, tổ chức thực hiện hoàn thành toàn diện nhiệm vụ QP-QSĐP, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt và xuất sắc như: Công tác sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập; quản lý đất và công trình Quốc phòng; công tác động viên, tuyển quân, tuyển sinh,...

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Sáng 27/11, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với 443 đại biểu tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội. Xác minh tư cách các thành viên khi gia nhập Công đoàn Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày cho thấy, Công đoàn là “tổ chức chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất