Powered by Techcity

Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh được đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng. Đây được xem là bộ bách khoa toàn thư bằng hình ảnh sống động về đất nước Việt Nam thời bấy giờ.

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Jonathan Wallace Baker trao Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO đối với “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” cho phía Việt Nam. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều 23/11, tại thành phố Huế, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO đối với “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh.”

Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và các đại biểu thực hiện nghi thức động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Tại buổi lễ, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Jonathan Wallace Baker đã trao Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO đối với “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Trước đó, ngày 8/5/2024 tại Kỳ họp thứ 10 của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương diễn ra ở Mông Cổ, “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Cửu đỉnh được đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng. Đây được xem là bộ bách khoa toàn thư bằng hình ảnh sống động về đất nước Việt Nam thời bấy giờ và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012.

Việc UNESCO công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới một lần nữa khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử của Cửu đỉnh trong kho tàng di sản văn hóa của nhân loại, đồng thời đem đến cho Thừa Thiên-Huế vị thế là địa phương duy nhất mang trong mình 8 di sản được UNESCO công nhận.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã tiến hành thực hiện nghi thức khai trương, mở cửa Điện Thái Hòa và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh.”

Sân khấu hoá lễ thiết triều tại sân Điện Thái Hoà. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa được khởi công vào tháng 11/2021 với tổng vốn đầu tư gần 129 tỷ đồng. Sau 3 năm thi công, dự án đã về đích trước thời hạn 9 tháng.

Quá trình triển khai dự án, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tuân thủ đầy đủ các quy trình khoa học, từ khảo sát, nghiên cứu đến thực hiện các biện pháp nhằm bảo quản tối đa yếu tố gốc của di tích, quyết tâm gìn giữ cho được hồn cốt của công trình sau khi tu bổ và phải đảm bảo sự bền vững trong kỹ thuật và tôn vinh giá trị mỹ thuật truyền thống.

Dự án Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích Điện Cần Chánh có tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong 4 năm.

Điện Cần Chánh được xây dựng vào năm 1804, là nơi vua làm việc hàng ngày và là nơi tổ chức Lễ Thiết Thường triều vào các ngày 5, 10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng; nơi tổ chức các lễ Nguyên Đán, Vạn Thọ Đại khánh cũng như yến tiệc vào các dịp khánh hỷ.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, để tiến hành các thủ tục triển khai Dự án tu bổ, phục hồi điện Thái Hòa và tu bổ, phục hồi điện Cần Chánh, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có quá trình nghiên cứu chuẩn bị công phu, bài bản và nhận được sự giúp đỡ hết sức to lớn của các tổ chức quốc tế, của các ban, bộ, ngành Trung ương và các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong quá trình thu thập tư liệu, hình ảnh, căn cứ pháp lý để triển khai.

Điều đó đã chứng minh, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Địa phương hiện được UNESCO đánh giá đi đầu về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, có khả năng xây dựng thành một trung tâm chuẩn mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế được UNESCO ghi danh

UNESCO chính thức ghi danh "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế' của Việt Nam vào danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chiều 8/5, tại Kỳ họp thứ 10 của Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra ở TP Ulan Bator (Mông Cổ), UNESCO chính thức ghi danh Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng...

Cùng tác giả

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây...

Thông cáo báo chí số 30, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 30/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 30, cũng là ngày làm việc cuối của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, tiến hành các nội dung sau: * Nội dung...

Thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Với 464/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,87% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chiều 30/11, với 464/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,87% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trình bày dự thảo Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm...

Nghiên cứu sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Sau khi xem xét kỹ lưỡng, Quốc hội đã thông qua 18 luật, 21 nghị quyết, bên cạnh đó đã cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác; xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã chủ trì họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Báo...

Chị đẹp đạp gió gây sốc vì loại 2 người đầu tiên

"Chị đẹp đạp gió" mùa 2 chia tay 2 thí sinh ở công diễn 2. Công diễn 2 "Chị đẹp đạp gió" lên sóng tối 30/11 hé lộ 8 tiết mục đặc sắc. 2 liên minh sẽ đối đầu 1:1, với 4 tiết mục, trong đó thể loại Vocal bắt buộc có 2 thành viên, thể loại Show bắt buộc 3 người, riêng Dance và Performance được lựa chọn số lượng thành viên. Phần trình diễn Vocal là màn cạnh tranh giữa...

Cùng chuyên mục

Chị đẹp đạp gió gây sốc vì loại 2 người đầu tiên

"Chị đẹp đạp gió" mùa 2 chia tay 2 thí sinh ở công diễn 2. Công diễn 2 "Chị đẹp đạp gió" lên sóng tối 30/11 hé lộ 8 tiết mục đặc sắc. 2 liên minh sẽ đối đầu 1:1, với 4 tiết mục, trong đó thể loại Vocal bắt buộc có 2 thành viên, thể loại Show bắt buộc 3 người, riêng Dance và Performance được lựa chọn số lượng thành viên. Phần trình diễn Vocal là màn cạnh tranh giữa...

Ra mắt CLB Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Dao Thanh Phán

Ngày 30/11, xã Đồng Văn tổ chức lễ ra mắt các Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Dao Thanh Phán tại 3 thôn là Khe Mọi, Khe Tiền và Sông Moóc. Đây là mô hình CLB Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số đầu tiên được thành lập tại huyện Bình Liêu. 3 CLB có tổng số 60 thành viên, được thành lập nhằm mục đích xóa bỏ các hủ...

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Nhạc sĩ Lã Văn Cường qua đời

Nhạc sĩ Lã Văn Cường - nổi tiếng với các tình khúc "Có đôi khi", "Vườn yêu" - qua đời ở tuổi 67. Nhà sưu tầm mỹ thuật Lý Đợi - đồng nghiệp thân thiết với tác giả Có đôi khi - cho biết xót xa khi hay tin báo từ người nhà ông. Một tuần trước, anh còn gặp gỡ ông để bàn kịch bản nhân đêm nhạc kỷ niệm sự nghiệp nhạc sĩ, do cả hai quen biết...

Thanh Lam nhảy cùng HIEUTHUHAI, muốn làm quán quân “Our song”

Trong trailer "Our song Vietnam - Bài hát của chúng ta" tuần này, NSND Thanh Lam đã có màn nhảy freestyle cùng HIEUTHUHAI và dàn "anh trai say hi". "Our song Vietnam - Bài hát của chúng ta" đã đi đến chặng cuối cùng và khép lại bằng đêm gala trao giải. Trong đoạn trailer đêm gala trao giải đã hé lộ sự tham gia của dàn sao "khủng" cùng góp mặt, trong đó phải kể tới Hồ Ngọc Hà,...

Những câu chuyện đằng sau việc đổi nghệ danh của sao Việt

Sao Việt đặt rất nhiều kỳ vọng sau mỗi lần đổi nghệ danh, tuy nhiên, dường như sự nghiệp của họ chẳng mấy khởi sắc so với giai đoạn trước đó. Nghệ danh đóng vai trò quan trọng khi gắn liền với hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ. Tuy vậy, có nhiều người quyết định đổi nghệ danh sau nhiều năm hoạt động nghệ thuật, thậm chí có người còn đổi đi đổi lại nhiều lần. Hoài Lâm đổi nghệ...

Phan Mạnh Quỳnh, Bùi Công Nam và các ca nhạc sĩ tài năng từ Sing My Song

Phan Mạnh Quỳnh, Bùi Công Nam, Hứa Kim Tuyền, GREY D (Đoàn Thế Lân)... được khán giả biết đến và đã đi rất xa kể từ Sing My Song 2017. Nhân Phan Mạnh Quỳnh mời Bùi Công Nam (cả hai đều là những ca nhạc sĩ nổi bật hiện này) hát live concert đầu tiên, cùng nhìn lại mùa đầu tiên vào năm 2017 của Sing My Song (Bài hát hay nhất). Chương trình này đã giới thiệu cho nhạc Việt...

Cháu ruột Hà Trần hát hò ra sao?

Sự xuất hiện của cái tên Marzuz trên thị trường âm nhạc thu hút sự chú ý khi cô là cháu gái ruột của ca sĩ Trần Thu Hà (Hà Trần). "Hay" là những gì khán giả bình luận về âm nhạc cũng như chất giọng của Marzuz. Thừa hưởng chút cá tính từ chính cô ruột, nữ ca sĩ gen Z Marzuz (tên thật là Trần My Anh, sinh năm 2000) thực sự nổi bật trong thị trường nhạc...

Nghịch lý của ca sĩ Minh Tuyết

Ca sĩ Minh Tuyết hội tụ đủ thanh sắc nhưng còn nhiều điều phải tính toán ở "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" 2024. Thanh sắc toàn vẹn Minh Tuyết nổi lên từ nhóm hát đôi với chị gái - ca sĩ Cẩm Ly. Chị hát đa dạng thể loại, từ nhạc trẻ, nhạc nhẹ đến nhạc vàng, trữ tình. Từ lần đầu xuất hiện tại Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, Minh Tuyết đã gây sốt với màn trình diễn nóng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất