Powered by Techcity

Đưa quy định phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật là bước tiến quan trọng

Chiều 7/11, góp ý hoàn thiện quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), một số đại biểu đề nghị bổ sung điều khoản yêu cầu các đơn vị vận hành lưới điện phải có kế hoạch phát triển hạ tầng lưới điện thông minh và tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo, bảo đảm tính linh hoạt trong hệ thống điện; đồng thời thống nhất thẩm quyền cấp phép hoạt động điện lực và thẩm quyền quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Quang cảnh phiên họp chiều 7/11. (Ảnh: DUY LINH)

Chiều 7/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Luật Điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung qua 4 lần vào các năm 2012; năm 2018; năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024). Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành đến giai đoạn hiện nay còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và các luật, nghị quyết khác.

Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian, vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn và không bổ sung chính sách mới.

Tạo cơ sở pháp lý phát triển điện hạt nhân

Tham gia ý kiến tại hội trường, đại biểu Hoàng Đức Chính (đoàn tỉnh Hòa Bình) đặc biệt quan tâm tới chính sách phát triển điện hạt nhân. Theo đại biểu, việc đưa quy định phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là bước tiến quan trọng trong định hướng phát triển năng lượng quốc gia. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng (khoảng 10%/năm) và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Đại biểu Hoàng Đức Chính cho rằng, việc đưa quy định phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là bước tiến quan trọng trong định hướng phát triển năng lượng quốc gia. (Ảnh: DUY LINH)

Các dự án điện hạt nhân bảo đảm cung cấp năng lượng sạch, dài hạn cho sản xuất nhất là với các ngành công nghệ cao đòi hỏi nguồn điện ổn định. Tại Việt Nam đã từng có kế hoạch phát triển điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. Tuy nhiên vào năm 2016, Chính phủ đã quyết định tạm dừng các dự án điện hạt nhân, đặc biệt là dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận do có lo ngại về an toàn, chi phí đầu tư cao, vấn đề công nghệ cũng như diễn biến về tình hình năng lượng tại thời điểm đó.

Để hoàn thiện dự án Luật, trong đó phát triển điện hạt nhân bền vững, đại biểu đề xuất cần xây dựng các điều khoản rõ ràng về đầu tư, quản lý, vận hành nhà máy điện hạt nhân, vừa tạo cơ sở pháp lý để phát triển điện hạt nhân trong thời gian tới.

Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị bổ sung những quy định để quản lý chất thải phóng xạ, các biện pháp bảo đảm an toàn cho cộng đồng và môi trường khi thực hiện các dự án điện hạt nhân. Điều này nhằm tránh những lo ngại của người dân và tăng sự đồng thuận trong xã hội. Cùng với đó là bổ sung các điều khoản về khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển điện hạt nhân.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) cũng nhất trí cao với chính sách phát triển điện hạt nhân. Tuy nhiên, vì điện hạt nhân là loại hình điện đặc biệt, có yêu cầu rất cao về công nghệ, tài chính và nhân lực nên đại biểu đề nghị bổ sung quy định: Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết cơ chế đặc thù để phát triển, xây dựng, vận hành bảo đảm an toàn hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), các quốc gia trên thế giới cũng đã có xu hướng tái khởi động hoặc phục hồi lại những nhà máy điện trước đây đã đóng cửa trong điều kiện bị thiếu hụt điện năng. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu có thể phục hồi lại dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận hoặc khởi động dự án khác trong thời gian sớm nhất, với điều kiện bảo đảm an toàn về môi trường, sức khỏe của người dân và quốc phòng an ninh.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn Ninh Thuận) thì nhận định: Để việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng của quốc gia và phát triển bền vững, đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 năm 2050 thì cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về điện hạt nhân đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất quy định các cơ chế, chính sách đặc thù để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc phát triển điện hạt nhân sao cho thành công, đạt hiệu quả cao.

Quang cảnh phiên họp chiều 7/11. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu cũng đề nghị cần phải có lộ trình phát triển điện hạt nhân cụ thể, tránh làm lãng phí nguồn lực nhà nước đã đầu tư nguồn lực đất đai tại hai vị trí điện hạt nhân mà năm 2009 Quốc hội đã có Nghị quyết chủ trương đầu tư, xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2; 7 năm sau, năm 2016 Quốc hội ban hành nghị quyết dừng chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và 7 năm sau tháng 12/2023 thì Quốc hội, Chính phủ phân bổ vốn cho Ninh Thuận để xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định đời sống của nhân dân tại 2 vùng dự án.

“Việc đầu tư phát triển điện hạt nhân cần có chủ trương thống nhất triển khai thực hiện, bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, hiệu quả, tạo niềm tin cho Nhân dân”, đại biểu nêu quan điểm.

Kiểm soát nguồn cung và giấy phép sẽ đẩy giá điện tăng cao

Về vấn đề độc quyền của ngành điện, đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) cho biết, trong dự thảo tại điểm c khoản 2 Điều 5 quy định “Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện, truyền tải điện, trừ lưới điện truyền tải điện do tư nhân đầu tư xây dựng”. Quy định như vậy mâu thuẫn với khoản 5 Điều 5 về “xóa bỏ mọi độc quyền, rào cản bất hợp lý, thực hiện xã hội hóa tối đa trong đầu tư khai thác sử dụng dịch vụ cơ sở vật chất của hệ thống truyền tải quốc gia”.

“Lưới điện quốc gia hiện nay khoảng 95% do nhà nước đầu tư thì không thể xã hội hóa được theo khoản 5 Điều 5 của dự thảo luật”, đại biểu nói.

Đại biểu kiến nghị sửa lại điểm c khoản 2 Điều 5 thành ‘’Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện truyền tải cao áp và siêu cao áp’’.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Về vấn đề phân cấp phân quyền, đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị Trung ương chỉ duyệt quy hoạch các công trình điện, việc thẩm định, phê duyệt dự án giao lại cho địa phương thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành điện.

Đại biểu cho rằng, trong dự thảo còn nhiều quy định, thể hiện sự độc quyền của ngành điện lực. Trong khi nhu cầu về điện ngày càng tăng cao nhưng dự thảo thắt chặt, kiểm soát nguồn cung cũng như quy định nhiều giấy phép sẽ đẩy giá điện tăng, làm ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.

Về xuất khẩu điện, đại biểu cho biết, dự thảo quy định giá xuất khẩu điện do đơn vị điện lực xây dựng. Quy định như dự thảo chưa phù hợp vì việc đầu tư là do doanh nghiệp nên giá bán điện phải do doanh nghiệp quyết định sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

“Tại Cà Mau, có nhiều doanh nghiệp lớn đăng ký đầu tư điện gió để xuất khẩu. Các đối tác từ Singapore đang đặt vấn đề về mua bán điện, kéo lưới điện từ Cà Mau – Singapore không thông qua lưới điện quốc gia”, đại biểu Nguyễn Duy Thanh nói và đề nghị tiền doanh nghiệp đầu tư thì phải để doanh nghiệp tự thỏa thuận giá bán với các đối tác nước ngoài mà không liên quan đến EVN.

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, dự thảo luật cần bổ sung và làm rõ các quy định về cơ chế giá điện, đặc biệt là giá cho từng loại hình năng lượng khác nhau và cho từng khu vực.

Đại biểu đề xuất xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt dựa trên các yếu tố như giờ cao điểm và thấp điểm, điều kiện địa lý và nguồn cung cấp năng lượng. Điều này sẽ khuyến khích sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm vào khung giờ thấp điểm, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng trong việc tiếp cận thông tin về giá và quy trình điều chỉnh giá điện.

Các điều chỉnh giá điện nên được công khai, minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài ra, cần bổ sung quy định cụ thể về các bước thực hiện mở cửa thị trường điện, bao gồm thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý công việc giám sát và điều phối thị trường điện, nhằm bảo đảm công bằng, minh bạch.

Cùng với đó, đưa ra các quy định về kiểm soát độc quyền của các tập đoàn lớn trong ngành điện, nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nhà đầu tư.




Tại phiên thảo luận, tổng số có 104 lượt đại biểu phát biểu ý kiến. Đa số đại biểu đều cơ bản thống nhất việc cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, do Luật hiện hành thiếu rất nhiều nội dung đã và đang phát sinh trong thực tiễn. Các đại biểu cũng tập trung thảo luận vào một số nội dung như: đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện lực; cơ chế giá điện minh bạch và linh hoạt; phát triển năng lượng tái tạo; bảo đảm an ninh, an toàn năng lượng…



Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua. Sáng 19/11, sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương,...

Thủ tướng nêu rõ hướng phát triển điện hạt nhân, tạo các tiền đề để phát triển

Thủ tướng cho biết, trong tháng 10, kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội hơn tháng 9; tính chung 10 tháng kết quả đạt được tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực. Tiếp tục Chương trình Kỳ họp, chiều 12/11, tại nghị trường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ làm rõ các nhóm vấn đề có liên quan đến công tác điều...

Địa điểm “khó lựa chọn thay thế” nếu làm điện hạt nhân ở Việt Nam

Các địa điểm này được đánh giá là tiềm năng và an toàn, đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, khó có khả năng lựa chọn các địa điểm thay thế - theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội năm 2022. Ninh Thuận từng được chọn sau khi đáp ứng các tiêu chí khắt khe Ngày 25/11/2009, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 về chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh...

Bao giờ thực hiện dự án điện hạt nhân tại Việt Nam

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, việc khôi phục đầu tư, phát triển điện hạt nhân nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, và phải tuyệt đối an toàn. Trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền và Thủ tướng quy định cơ chế đặc thù triển khai đầu tư, xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân. Vấn đề này, tại Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 23/10,...

Lấy ý kiến tham gia dự án Luật địa chất khoáng sản

Sáng 16/10, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia vào dự án Luật địa chất khoáng sản (sửa đổi). Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Luật địa chất khoáng sản quy định việc điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; hoạt động khoáng sản; thu hồi khoáng sản; chế...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư: Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi Bulgaria là cửa ngõ quan trọng để phát triển quan hệ với EU, đồng thời bày tỏ Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á. Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Tổng thống Rumen Radev...

Có thể đánh thuế mua bán nhà đất theo thời gian sở hữu

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu để tránh đầu cơ như một số nước. Thông tin này được nêu tại tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Hiện tại, chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam không phân biệt theo thời gian nắm giữ bất động sản của người chuyển nhượng. Thu nhập...

​Thông cáo báo chí số 25, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 25/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 25 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG: Quốc hội nghỉ. BUỔI CHIỀU: Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Đề xuất giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế. Tại tờ trình Chính phủ liên quan việc xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân mới, Bộ Tài chính cho rằng các quy định về giảm trừ gia cảnh cần được rà soát, sửa đổi phù hợp với điều kiện mới. Theo đó, cơ...

Phim có Kaity Nguyễn cạnh tranh phim Tết của Trấn Thành

Sau "Chuyến xe như ý" của Thu Trang, phim Tết 2025 "Yêu nhầm bạn thân" có Kaity Nguyễn đóng chính đối đầu với "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành. Ngay sau khi công bố dự án, phim "Yêu nhầm bạn thân" do Kaity Nguyễn đóng chính thu hút sự chú ý từ công chúng. Kết thúc hành trình quay hình dài 3 tháng từ Bắc đến Nam, nhà sản xuất "Yêu nhầm bạn thân" đã hé lộ những hình ảnh...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi Bulgaria là cửa ngõ quan trọng để phát triển quan hệ với EU, đồng thời bày tỏ Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á. Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Tổng thống Rumen Radev...

​Thông cáo báo chí số 25, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 25/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 25 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG: Quốc hội nghỉ. BUỔI CHIỀU: Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai Quốc hội Việt Nam-Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria, nhất là sau khi hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác mới năm 2023. Chiều 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev đang thăm chính thức Việt Nam. Chào mừng Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu...

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Việt Nam-Bulgaria ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước, hòa bình, phát triển bền vững. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày...

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Bulgaria chia sẻ thông tin tại buổi gặp gỡ báo chí

Theo Chủ tịch nước Lương Cường, hai bên đã trao đổi toàn diện các định hướng lớn, xác định biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác và nâng tầm quan hệ thời gian tới. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11/2024. Sáng 25/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ...

Sửa Luật Quảng cáo: Quy định rõ hơn về cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến trẻ em

Theo đại biểu Quốc hội, cần nghiên cứu để quy định rõ hơn nội dung về cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát triển bình thường của trẻ em; phải có tổ chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đánh giá và giám sát việc quảng cáo. Chiều 25/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội...

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết

Ngày 25/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự cuộc họp có các đồng chí: Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng đại...

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định khai trừ Đảng các đồng chí Phạm Văn Vọng, Ngô Đức Vượng, Nguyễn Doãn Khánh; để các đồng chí: Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên TW. Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau: 1. Về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của...

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Trung ương đã cho ý kiến thống nhất cho hai đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và khai trừ ra khỏi Đảng đối với 3 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng do có sai phạm. Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung...

Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Tổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo TW có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy. Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất