Powered by Techcity

Cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống

Phát biểu thảo luận tại phiên đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống.

Quang cảnh phiên làm việc sáng 4/11. (Ảnh: DUY LINH)

Ngày 4/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.

Cần cơ chế đặc cách, đặc thù để hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) cho biết, đã hơn một tháng kể từ khi bão Yagi đi qua với sức tàn phá nặng nề, bão đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền bắc. Với sự quyết liệt lo cho dân của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị cùng những nghĩa cử cao đẹp, chứa chan tình đồng chí, đồng bào đã làm vơi đi nhiều nỗi đau, mất mát sau bão.

Đại biểu cho rằng, hình ảnh những chiếc ô-tô đi thật chậm để chắn gió cho người đi xe máy, những căn hộ, khách sạn mở cửa miễn phí đón người dân vào trú bão, bà con ở chùa Hương chèo đò xuyên đêm để cứu trợ cho người dân, đồng bào miền nam, miền trung ruột thịt xuyên đêm chế biến thực phẩm, gói ghém hàng hóa để gửi cho đồng bào miền bắc, hàng nghìn chuyến xe chở nhu yếu phẩm nối đuôi nhau cùng hướng về vùng lũ, mang theo triệu tấm lòng là minh chứng cho truyền thống quý báu của cả dân tộc.

Ở nước ngoài, kiều bào ta cũng đau đáu hướng về miền Bắc, đến nay Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp nhận hơn 2.000 tỷ đồng, tất cả đều thực hiện theo “mệnh lệnh từ trái tim”.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy. (Ảnh: DUY LINH)

Để tiếp tục chuẩn bị tốt hơn nữa để phòng tránh, ứng phó thiên tai, đại biểu đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi. Cùng với đó, Quốc hội, Chính phủ cần cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con, để tấm lòng của Đảng, Nhà nước sớm đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, trong những tháng cuối năm, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 và số 6, Chính phủ đã nhanh chóng chỉ đạo công tác phòng, tránh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ có những cơ chế, chính sách đặc thù, tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm giúp các địa phương, người dân khôi phục sinh kế, ổn định cuộc sống và tái thiết vùng bị ảnh hưởng, bảo đảm tăng trưởng.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu Trần Hùng Thắng (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam) lại đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo rà soát, xây dựng một chương trình tổng thể về công tác cảnh báo, phòng, chống thiên tai, bão lũ, công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại khi thiên tai, bão lũ xảy ra.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk) nhấn mạnh: Hiện nay, trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc và cùng sự phát triển kinh tế xã hội nên những năm qua cho thấy, các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, diễn ra trên địa bàn cả nước.

Vì vậy, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị cần tập trung trong việc tổ chức và triển khai thực hiện pháp luật về phòng thủ dân sự và các luật có liên quan để có thể phòng ngừa từ sớm, từ xa, ứng phó, khắc phục có hiệu quả, kịp thời, nhanh nhất có thể đối với những hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh để bảo vệ tốt nhất cho người dân, cơ quan, tổ chức và cả nền kinh tế quốc dân.

Phải xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi

Cũng liên quan đến vấn đề phòng chống thiên tai, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) cho rằng cần phải có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Huy nêu rõ, trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế đạt 6,82% là con số rất ấn tượng, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là tinh thần vượt khó, đoàn kết, chung sức, đồng lòng của nhân dân cả nước. Tinh thần này cũng được thể hiện rõ nét trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra tháng 9 vừa qua.

Với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ trên 2000 tỷ đồng và hàng nghìn tấn vật tư, nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Những câu chuyện ấm tình người xuất hiện khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc, tình dân tộc, nghĩa đồng bào được khơi dậy mạnh mẽ trong lúc khó khăn. Tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ đồng bào trong lúc khó khăn là đạo lý truyền thống quý báu, là tình cảm rất đáng trân trọng, song cứu trợ sao cho hiệu quả, an toàn và làm thế nào để hàng hóa cứu trợ đến được đúng người, đúng địa chỉ lại là vấn đề còn nhiều trăn trở…

Đại biểu Nguyễn Văn Huy nêu ý kiến trước Quốc hội.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng có một điều rất đáng lên án là trong khi những hành động đẹp đang được lan tỏa về tinh thần thiện nguyện thì có không ít những “con sâu làm rầu nồi canh”, lợi dụng tình hình thiên tai để trục lợi, lừa đảo. Mới đây, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố sao kê số tiền ủng hộ từ ngày 1-10/9/2024 nhằm bảo đảm sự minh bạch trong việc phân bổ và sử dụng các khoản tiền quyên góp cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tuy nhiên, sau khi sao kê được công khai, nhiều cá nhân đã bị phát hiện lợi dụng sự kiện để chỉnh sửa hình ảnh, “thổi phồng” số tiền đã ủng hộ nhằm đánh bóng tên tuổi. Đại biểu nhấn mạnh, những hành vi như vậy không chỉ vi phạm đạo đức, pháp luật mà còn làm tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của cộng đồng. Hơn bao giờ hết, vấn đề hoạt động từ thiện, cứu trợ, quyên góp càng cần phải được thực hiện cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn dưới sự điều chỉnh của một văn bản pháp lý mang tính chuyên biệt.

Đại biểu cho rằng, việc làm trước mắt mà nhân dân và cử tri mong muốn để khắc phục tình trạng trên là Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng kịp thời xử lý nghiêm đối với những cá nhân và tổ chức lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi. Việc áp dụng các chế tài pháp lý nghiêm ngặt không chỉ nhằm răn đe mà còn giúp củng cố niềm tin của Nhân dân và duy trì sự công bằng trong các hoạt động cứu trợ từ thiện.



Nguồn

Cùng chủ đề

Giảm tiếp 2% thuế VAT trong 6 tháng, người dân và doanh nghiệp tiết kiệm 25.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2% thêm 6 tháng đầu năm 2025 thì người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 25.000 tỷ, giúp kích cầu tiêu dùng. Trong Nghị quyết 218 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, để tham mưu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có...

Người dân gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 8, người dân đã gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng. Lượng tiền tiết kiệm được gửi vào ngân hàng đã tăng liên tiếp trong suốt 2 năm nay. Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay 12-11, lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 6.924.889,15 tỉ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. Còn so...

Chính sách tiền tệ linh hoạt giúp người dân, doanh nghiệp hưởng lợi

Ngày 11.11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng. Trên thực tế, thời gian qua, giữa những khó khăn, thách thức, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, giúp kinh tế vĩ mô ổn định, người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi. Đáp ứng kịp thời...

Huyện Tiên Yên: Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tiên Yên đã làm tốt vai trò, tập hợp, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, hưởng ứng tham gia nhiều phong trào thi đua, cuộc vận động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đổi mới công tác tuyên truyền Nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn, thời gian qua, MTTQ...

Người dân được lợi gì khi áp dụng giá điện 2 thành phần?

Theo nhiều chuyên gia, việc triển khai giá điện 2 thành phần sẽ góp phần tạo công bằng, minh bạch giữa người bán và người mua; đảm bảo người sử dụng điện phải chi trả đúng chi phí của hệ thống, tránh tình trạng cào bằng như hiện nay. Giá điện minh bạch, công bằng hơn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề xuất Bộ Công Thương triển khai thí điểm giá điện 2 thành phần. Đây là vấn...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất