Powered by Techcity

Từng bước chuyển đổi sang trồng các loài cây bản địa

Theo nhận định của ngành lâm nghiệp, việc chỉ trồng các loại cây mọc nhanh như cây keo khiến rừng ít có khả năng chống chịu trước thiên tai. Các loài cây mọc nhanh thường cho cấu trúc rừng kém bền vững hơn so với các loài cây bản địa, đó cũng là một nguyên nhân khiến cơn bão số 3 đã gây thiệt hại rất nặng nề cho người trồng rừng trên địa bàn Quảng Ninh. Việc phát triển lâm nghiệp bền vững không có nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn các diện tích cây mọc nhanh, nhưng rất cần đan xen hài hòa với việc trồng các loài cây bản địa.

Tại Nghị quyết số 19-NQ/TU (ngày 28/11/2019) của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình hành động số 60/CTr-UBND (ngày 6/1/2020) của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ ra rất rõ định hướng trồng rừng trong thời kỳ mới, trong đó nhấn mạnh việc chuyển đổi rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ sang rừng trồng cung cấp gỗ lớn.

Công nhân Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tiên Yên trồng cây dổi để phát triển rừng trồng gỗ lớn.
Công nhân Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tiên Yên trồng cây dổi để phát triển rừng trồng gỗ lớn.

Từ định hướng trên, ngày 24/3/2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bước đầu, nghị quyết áp dụng thí điểm tại các địa phương Hạ Long, Cẩm Phả, Ba Chẽ. Sau 3 năm (2021-2023) triển khai đã có 921 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được thụ hưởng chính sách phát triển rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn, cây bản địa với diện tích 1.433,2ha, tổng kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ 28,8 tỷ đồng.

Kết quả bước đầu trong triển khai Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND đã đóng góp tích cực vào kết quả phát triển diện tích rừng trồng gỗ lớn, cây bản địa, nâng cao chất lượng rừng trồng của Quảng Ninh. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh đã trồng được 4.170ha cây gỗ lớn, cây bản địa, trung bình trồng 1.390ha/năm, bằng 248% so với giai đoạn 2017-2020. Năm 2022 toàn tỉnh trồng được 2.288,8ha rừng lim, dổi, lát; năm 2023 trồng được 1.078,3ha lim, dổi, lát, tỷ lệ che phủ rừng được giữ vững 55% và chất lượng rừng được nâng cao.

Ngành lâm nghiệp tỉnh đã có các giải pháp cải tiến, hiện đại, đồng bộ và phù hợp trong trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và thay đổi cơ cấu cây trồng từ các cây nhập nội (cây keo) bằng tăng dần các loài cây bản địa với giống được cải tiến theo hướng trồng rừng thâm canh, trồng đa loài cây, trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán. Qua đó, vừa cung cấp gỗ lớn, vừa làm tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích rừng, vừa nâng cao tính bền vững của rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm gần đây, toàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác trồng rừng gỗ lớn. Kết quả, trong giai đoạn 2019-2024 với mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn đã trồng mới được trên 4.000ha. Việc trồng rừng gỗ lớn đã mang lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với rừng trồng gỗ nhỏ, nhất là việc trồng rừng gỗ lớn có chi phí thấp hơn so với trồng rừng gỗ nhỏ, do giai đoạn về sau chủ yếu là bảo vệ rừng thay vì trồng lại rừng.

Việc trồng và chuyển đổi từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, từ trồng giống cây nhập nội (keo) chuyển dần sang các loài cây bản địa là hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế, về môi trường, cũng như về xã hội trong công tác trồng rừng ở các doanh nghiệp nói riêng và cả tỉnh nói chung.

Trước tiềm năng về rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh, cùng với các thành tựu đã đạt được, cũng như hệ thống các giải pháp đồng bộ để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng nói chung và công tác trồng rừng nói riêng, công tác trồng rừng mới, chuyển đổi rừng trồng từ gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn cần được chú trọng và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương các cấp. Quan trọng hơn là chính mỗi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xem xét lại việc chọn trồng loại cây rừng nào để cân bằng mục tiêu bảo vệ môi trường sống an toàn thay vì chỉ tập trung vào các loại cây ngắn hạn như keo cho mục đích kinh tế trước mắt.

Thực tế việc chọn các loài cây bản địa chủ lực, cải thiện giống theo chiều sâu, nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh, đa loài theo mục tiêu cung cấp gỗ lớn nhằm hướng tới phát triển các chuỗi giá trị là hướng đi bền vững và lâu dài trong công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn. 

Nguyễn Văn Bông (Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh)



Nguồn

Cùng chủ đề

Rừng Quảng Ninh sẽ xanh trở lại

Cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào Quảng Ninh đầu tháng 9 vừa qua đã tàn phá trên 133.000ha rừng. Ngay sau khi bão tan, các chủ rừng là hộ gia đình, doanh nghiệp lâm nghiệp, ban quản lý rừng và cơ quan chức năng, cũng như toàn thể hệ thống chính trị trong tỉnh đã khẩn trương vào cuộc khắc phục hậu quả do bão gây ra, phục hồi sản xuất lâm nghiệp, trong đó nhiệm vụ...

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Năm 2024, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh xác định tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn. Các địa phương có thế mạnh lĩnh vực này đã chủ động tăng cường thu hút đầu tư vào nông nghiệp, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Dự án Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao...

Ngành Nông nghiệp đang tập trung hỗ trợ, hướng dẫn để người chăn nuôi yên tâm tái đàn

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới ngành chăn nuôi nhiều địa phương trong tỉnh. Để đảm bảo sức khỏe đàn vật nuôi phát triển ổn định sau bão lũ, nhanh chóng tái đàn, cung ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm; phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn bà Chu Thị Thu Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT), về nội dung này. - Bà...

Để khôi phục ngành lâm nghiệp sau bão Yagi

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cơn bão Yagi đã làm đổ gãy trên 117.000ha rừng, trong đó gần 20.000ha rừng phòng hộ, số còn lại là rừng sản xuất. Tuy nhiên, phần diện tích rừng phòng hộ và một phần rừng sản xuất bị thiệt hại nói trên được trồng từ vốn ngân sách nhà nước. Đây là diện tích rừng hiện đang chưa có hướng dẫn đầy đủ về chính sách và giải pháp...

Tăng cường liên kết phát triển nông nghiệp bền vững

Với sự định hướng và khuyến khích của chính quyền các cấp, thời gian qua, nhiều mô hình liên kết phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả người sản xuất cũng như các doanh nghiệp, hợp tác xã. Từ đó, tiến tới hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, đồng thời góp phần tăng quy mô sản xuất, tạo ra được...

Cùng tác giả

Bình Liêu tổ chức lễ Mừng cơm mới

Sáng 2/11, tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, đã diễn ra lễ Mừng cơm mới và hội thi ẩm thực của các dân tộc huyện Bình Liêu. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024. Nghi lễ Mừng cơm mới với ý nghĩa tổng kết một năm sản xuất, kính dâng thành quả lao động, cảm tạ trời đất, tổ tiên và cầu mong...

Quy định mới về việc lập, thẩm định đối với dự án đầu tư công

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký ban hành Thông tư số 19/2024/TT-BKHĐT quy định về việc lập, thẩm định, giao, điều chỉnh, theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Thông tư gồm lập, thẩm định, giao, điều chỉnh, theo dõi, đánh giá kế hoạch đầu...

Kỳ Duyên ấn tượng, mỹ nhân Panama bất ngờ bị loại khỏi Miss Universe 2024

Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên khoe nhan sắc lộng lẫy trong lễ hội Día de los Muertos ở Mexico cùng dàn thí sinh Miss Universe 2024. Nguồn

Chủ tịch Quốc hội Cuba bắt đầu thăm, làm việc tại Việt Nam

Ngày 2/11, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba tới Hà Nội, bắt đầu thăm, làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez, sinh ngày 26/2/1944 tại Jovellanos, Matanzas, Cuba. Năm 1961, ông Esteban Lazo Hernandez gia nhập Dân quân Cách mạng Cuba....

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024

Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 26/10-1/11/2024. Phát triển kinh tế phải gắn với bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động Chính phủ có Nghị quyết số 209/NQ-CP ngày 28/10/2024...

Cùng chuyên mục

Quy định mới về việc lập, thẩm định đối với dự án đầu tư công

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký ban hành Thông tư số 19/2024/TT-BKHĐT quy định về việc lập, thẩm định, giao, điều chỉnh, theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Thông tư gồm lập, thẩm định, giao, điều chỉnh, theo dõi, đánh giá kế hoạch đầu...

Đầm Hà: Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B

Sáng 2/11, UBND huyện Đầm Hà phối hợp cùng Công ty CP Shinec (Shinec) tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào Cụm công nghiệp (CCN) phía Đông Đầm Hà B. Hội nghị đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều tổ chức kinh tế và đại diện hơn 200 doanh nghiệp, nhà đầu tư; trong đó có hơn 50 doanh nghiệp FDI đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tham dự. Theo Quy hoạch tỉnh Quảng...

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ sửa chữa các công trình trọng điểm của tỉnh

Ngày 2/11, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã đi kiểm tra, chỉ đạo tổ chức sửa chữa một số công trình trọng điểm của tỉnh bị thiệt hại sau bão số 3. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Đầu tháng 9/2024, bão số 3 đổ bộ vào tỉnh, gây thiệt hại nặng nề nhiều công trình, hoạt động KT-XH của tỉnh. Trong đó, Nhà thi đấu đa...

Người tiêu dùng cần thận trọng khi mua sắm qua TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng cần thận trọng khi tiến hành các giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa...

Giá vàng hôm nay 2/11: Trong nước và thế giới cùng giảm nhẹ

Sáng 2/11, giá vàng trong nước và thế giới đều giảm nhẹ so với phiên giao dịch sáng qua. Giá vàng thế giới giao ngay giảm 11 USD xuống 2.736,5 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.746 USD/ounce, giảm 10,9 USD so với rạng sáng qua. Các chuyên gia cho rằng, sự phục hồi của USD đã tạo áp lực mạnh lên giá vàng, khiến kim loại quý mất 0,2% trong ngày sau khi giảm 1,5% vào...

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 1/11, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Theo đó, đối với hàng hóa phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa nitơ (mã hàng 31.02), Chính phủ quy định:...

Ai dẫn đầu trong cuộc chiến sàn thương mại điện tử ở Việt Nam?

Sau 12 năm ra mắt, thị phần Lazada co lại còn 7,6%, trong khi TikTok Shop 2 năm ra mắt đang vươn lên mạnh mẽ. TikTok Shop tăng trưởng mạnh mẽ Thị trường Việt Nam hiện tại xoay quanh 5 sàn thương mại điện tử nổi bật nhất là Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki, và Sendo. Theo báo cáo mới được Metric phát hành, 9 tháng đầu năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam với doanh số trên...

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam. Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, ngày 30/10/2024, Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ban hành kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vụ việc điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp nhôm đùn ép nhập khẩu từ Trung Quốc, Colombia, Ecuado,...

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu. Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Theo Bộ Công Thương, sự tiến bộ của công nghiệp chế biến chế tạo giúp Việt Nam trở thành công xưởng mới của thế giới. Dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, đến năm 2025, Việt Nam sẽ vượt qua Philippines...

Hạ Long: Tái diễn hoạt động vận chuyển dăm gỗ gây ô nhiễm môi trường

Thời gian qua, chính quyền TP Hạ Long có nhiều giải pháp mạnh để chấn chỉnh hoạt động vận chuyển, kinh doanh dăm gỗ trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng các doanh nghiệp vận chuyển dăm gỗ gây ô nhiễm môi trường lại tiếp diễn, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh cũng như hình ảnh thành phố di sản. Theo thống kê sơ bộ của Phòng TN&MT thành phố, trên địa bàn TP Hạ Long có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất