Powered by Techcity

Tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững

Theo “Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025”, phát triển lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp.

Sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu. (Ảnh: Dũng Minh)

Phát triển lâm nghiệp, đồng thời nhằm phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại quốc tế song phương và đa phương, trong đó có lĩnh vực gỗ và lâm sản xuất khẩu, đòi hỏi phát triển các vùng nguyên liệu ổn định, có nguồn gốc hợp pháp theo quy định, bảo đảm chất lượng và giá thành cạnh tranh. Mặt khác, hiện nay Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải đương đầu với tình hình biến đổi khí hậu phức tạp, khó lường nên nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng càng đặt ra nặng nề hơn, cần sự tham gia có trách nhiệm của cộng đồng xã hội, đòi hỏi sự quan tâm của cả hệ thống chính trị.

Sản xuất cây giống chất lượng cao để trồng rừng.

Việt Nam cũng đã cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm 30% lượng phát thải khí mê-tan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Theo đó, phát triển rừng bền vững để hấp thu CO2, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành lâm nghiệp và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Ngày 25/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng. Theo đó, có hai loại rừng trồng được thanh lý. Đó là, rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại một trong các nguyên nhân do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai; do dịch sâu, bệnh và sinh vật khác gây hại rừng và không đáp ứng được các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh; trồng rừng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do những nguyên nhân trên và không đủ tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng.

Trước đó ngày 24/8/2024, để xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; bảo đảm sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Phê duyệt lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhằm từng bước triển khai hiệu quả “Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 809/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, yêu cầu, phát triển lâm nghiệp phải thực sự trở thành ngành kinh tế hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ, lưu giữ các-bon từ rừng, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Đầu tư thiết bị để phát triển công nghiệp chế biến gỗ hiện đại. (Ảnh: Dũng Minh)

Bảo vệ và phát triển bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021-2025; góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu;

Tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5 đến 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt hơn 1,5 tỷ USD, tăng tỷ trọng chế biến sâu và xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản có giá trị gia tăng cao. Đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2025, thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy phát triển ngành cá tra

Tổng diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 ước đạt 5.370 ha, tổng sản lượng cá tra thu hoạch khoảng 1,67 triệu tấn, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đến tháng 10/2024 đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cá tra là sản phẩm chủ lực của ĐBSCL Cá tra được xem là sản phẩm chủ lực của Việt Nam nói chung và của vùng ĐBSCL nói...

Uông Bí: Chú trọng phát triển Đảng tại khu dân cư

Phát triển đảng viên đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Do đó, những năm qua Đảng bộ TP Uông Bí đã chú trọng thực hiện nhiều giải pháp tạo nguồn, phát hiện, bồi dưỡng, thu hút quần chúng ưu tú tại các thôn, khu phố phấn đấu vào Đảng. Sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thanh Mai, Bí thư Chi đoàn khu 5, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí gắn bó với hoạt động...

Đòn bẩy phát triển vùng DTTS huyện Tiên Yên

Tiên Yên là huyện miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 52% dân số. Từ địa phương có xuất phát điểm thấp, bằng sự quan tâm sâu sát của tỉnh, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và những giải pháp sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Tiên Yên đã trở thành một trong hai huyện đầu tiên cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM...

Hỗ trợ tối đa cho người dân vay vốn

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Ninh đang tích cực phối hợp với địa phương, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác rà soát, lập danh sách, hoàn thiện hồ sơ người dân vay vốn tín dụng chính sách để xử lý rủi ro, tháo gỡ khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất. Gia đình chị Vũ Thị Thúy (thôn 3, xã Hoàng Tân, TX Quảng...

Nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tạo điều kiện về chính sách, nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số. Đơn cử, như với xã Bằng Cả (TP Hạ...

Cùng tác giả

​Thông cáo báo chí số 25, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 25/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 25 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG: Quốc hội nghỉ. BUỔI CHIỀU: Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

Đề xuất giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế. Tại tờ trình Chính phủ liên quan việc xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân mới, Bộ Tài chính cho rằng các quy định về giảm trừ gia cảnh cần được rà soát, sửa đổi phù hợp với điều kiện mới. Theo đó, cơ...

Tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai Quốc hội Việt Nam-Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria, nhất là sau khi hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác mới năm 2023. Chiều 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev đang thăm chính thức Việt Nam. Chào mừng Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu...

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Việt Nam-Bulgaria ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước, hòa bình, phát triển bền vững. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày...

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Bulgaria chia sẻ thông tin tại buổi gặp gỡ báo chí

Theo Chủ tịch nước Lương Cường, hai bên đã trao đổi toàn diện các định hướng lớn, xác định biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác và nâng tầm quan hệ thời gian tới. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11/2024. Sáng 25/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ...

Cùng chuyên mục

Đề xuất giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế. Tại tờ trình Chính phủ liên quan việc xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân mới, Bộ Tài chính cho rằng các quy định về giảm trừ gia cảnh cần được rà soát, sửa đổi phù hợp với điều kiện mới. Theo đó, cơ...

Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc lần thứ XI

Ngày 25/11, tại thành phố Mông Tự, Vân Nam (Trung Quốc) diễn ra Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ XI. Dự chương trình hội nghị về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành. Hợp tác hành lang kinh tế giữa...

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

Biểu thuế hiện hành chưa hợp lý, quá nhiều bậc, giãn cách giữa các bậc quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc, làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết. Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm từ 7 bậc xuống mức phù hợp. Trong Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh...

Nhà băng không được gửi tin nhắn chứa đường link tới khách hàng

Nếu không có yêu cầu của chủ tài khoản, ngân hàng sẽ không được gửi tin nhắn, email có chứa đường link truy cập website tới khách hàng. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 50 quy định về an toàn, bảo mật trong dịch vụ trực tuyến ngân hàng, có hiệu lực từ đầu 2025. Một trong những quy định mới được đề cập tại Thông tư là ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử cho...

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung Quốc bán trên kênh online. Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân hạn chế mua sắm, nhiều đơn vị cho rằng hàng Trung Quốc giá rẻ là nguyên nhân lớn. Tuy nhiên, để học theo cách làm của phía Trung Quốc là điều không dễ. Lụi dần Chia...

Hàng không đua bổ sung máy bay trước cao điểm Tết

Các hãng bay trong nước liên tục thuê thêm tàu bay để tăng nguồn lực khai thác, chuẩn bị cho dịp cao điểm Tết sắp tới. Cách đây hai ngày, Vietravel Airlines nhận tàu bay thân hẹp thuộc Avion Express - nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay trụ sở tại Litva. Đây là tàu bay hãng này thuê ướt (gồm máy bay và phi hành đoàn) để phục vụ dịp cao điểm cuối năm nay và Tết...

Tăng cường việc quản lý, sử dụng đất công

Công tác quản lý, sử dụng đất đai những năm qua từng bước được triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng lãng phí và vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công vẫn gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Ðảng, Chính phủ đề ra. Luật...

Sắp ‘bơm’ gần 670.000 tỷ đồng ra nền kinh tế

Trong 2 tháng cuối năm sẽ có thêm gần 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay. Hiện các ngân hàng ra sức chạy đua tăng trưởng tín dụng. "Thúc" tăng trưởng tín dụng cuối năm Ông Nguyễn Khắc Duy - Phó giám đốc Công ty Chơn Chính, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo - cho biết, lượng đơn hàng năm nay của doanh nghiệp tăng...

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc để cán mốc 10 tỷ USD

Theo các doanh nghiệp thủy sản, các mùa lễ hội cuối năm đang được kỳ vọng tạo cú hích trong xuất khẩu những tháng còn lại của năm 2024. Tháng 10 vừa qua, kim ngạch theo tháng của ngành thủy sản đạt mức 1 tỷ USD. Sau hơn 2 năm chúng ta mới lại có con số này. Theo các doanh nghiệp, thị trường ấm dần lên, đơn hàng tăng trở lại, đặc biệt là mùa lễ hội cuối năm......

Người buôn bán nhỏ muốn ngưỡng chịu thuế lên trên 300 triệu

Nhiều hộ và cá nhân buôn bán nhỏ lẻ cho biết hằng năm chi phí mặt bằng, nhân công, điện nước và nguyên vật liệu đã quá 200 triệu đồng. Kinh tế khó khăn, nhiều người doanh thu không đủ chi hoặc chỉ lời chút đỉnh để cố gắng sống dè sẻn, duy trì buôn bán, nuôi cha mẹ già và con cái ăn học... Theo dự thảo Luật Thuế VAT sửa đổi, ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT của hộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất