Powered by Techcity

Bài 2: 1.000 tỷ đồng – chính sách khẩn cấp thực hiện an sinh xã hội

Bão Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, là siêu bão với cường độ rất mạnh, hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, trải dài ở 26 tỉnh, thành phố ở toàn bộ miền Bắc và Thanh Hóa… Quảng Ninh là địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp, hứng chịu thiệt hại hết sức nặng nề. Với tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong khốn khó, Chính phủ, Trung ương đã có những chỉ đạo sát sao, dành nguồn lực lớn hướng về đồng bào vùng bão lũ. Cùng với việc khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng ban hành những chính sách, giải pháp hỗ trợ kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề. Sự quan tâm, sẻ chia đã trở thành “trợ lực” giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống, tái thiết sản xuất, phục hồi kinh tế sau bão.

Tại Quảng Ninh, đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính động viên lực lượng vũ trang đang hỗ trợ nhân dân thu dọn sau bão, ngày 8/9.

Đồng hành lúc dân cần, khi dân khó

Quảng Ninh, Hà Nội và Hải Phòng là 3 địa phương chịu ảnh hưởng rất nặng nề của bão Yagi quét từ biển vào đất liền. Riêng Quảng Ninh – nơi tâm bão đi qua, đã thiệt hại khoảng 24.876 tỷ đồng chiếm hơn một nửa số thiệt hại của toàn quốc. Toàn tỉnh có 27 người chết; 1.609 người bị thương; 102.859 nhà bị tốc mái; 254 nhà bị đổ sập; 5.008 nhà bị ngập, sạt lở; 2.692 cơ sở NTTS bị thiệt hại; 116 tàu bị chìm; 96.974ha rừng trồng bị gãy đổ; 5.509 cột điện các loại bị gãy, đổ; khoảng 70% cây xanh đô thị bị gãy, đổ (tập trung tại các đô thị lớn Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Uông Bí…), 73 trạm điện, 1.211 trạm viễn thông mất liên lạc và 739 cột viễn thông bị hư hỏng; nhiều nhà cao tầng, trụ sở cơ quan, trường học bị hư hỏng…

Thủ tướng ân cần thăm hỏi, tặng quà động viên những bệnh nhân bị thương do bão số 3 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Sáng 8/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương để đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Ngay chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp có mặt tại Quảng Ninh – nơi tâm bão số 3 để chia sẻ, động viên các đơn vị, tổ chức cùng toàn thể nhân dân, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau bão.

Sẻ chia những mất mát, thiệt hại sau bão với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ xót xa khi nhắc đến những mất mát của địa phương: “Hiện trường cho thấy hậu quả do bão gây ra rất lớn, thiệt hại về tài sản vượt xa các cơn bão khác. Tỉnh Quảng Ninh đã vừa phòng chống, vừa triển khai công tác khắc phục, song hậu quả bão lớn nên việc triển khai các công việc phải tính cả trước mắt và lâu dài. Với quan điểm không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở; không để học sinh thiếu lớp, thiếu trường; không để người bệnh thiếu nơi khám chữa, Quảng Ninh nhanh chóng ổn định tình hình, đưa mọi hoạt động trở lại bình thường; cứu chữa những người bị thương, bị nạn, tìm kiếm người mất tích, lo hậu sự chu đáo cho những người xấu số; chuẩn bị ứng phó hoàn lưu bão, lũ lụt, sạt lở…; tất cả học sinh phải được tới trường sớm, những nơi đã an toàn thì đi học ngay; những người bệnh phải được cứu chữa kịp thời”.

Hình ảnh ngôi nhà của anh Tạ Văn Tuấn (thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất, TP Hạ Long) bị ngập lụt, hư hỏng sau bão số 3.

Để khắc phục hậu quả cơn bão, cả hệ thống chính trị đều vào cuộc. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các địa phương đã dầm mình trong mưa đến tận nơi người dân đang cần sự giúp đỡ, cứu trợ; chia sẻ, động viên, đau cùng nỗi đau của mỗi hoàn cảnh, trăn trở để có các giải pháp tốt nhất giúp người dân được đảm bảo cuộc sống… Sự hỗ trợ không chỉ giúp nhân dân, các địa phương sớm khắc phục hậu quả bão, ổn định đời sống, sản xuất, ổn định học tập, lao động mà còn là sự sẻ chia, động viên tinh thần trước những mất mát, thiệt hại to lớn của nhân dân vùng lũ.

Nghị quyết 143/NQ-CP (ngày 17/9/2024) của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát của Chính phủ, đã sớm được ban hành. Quan điểm của Chính phủ là chính sách, giải pháp hỗ trợ phải nhanh, khả thi, kịp thời, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng; trình tự, thủ tục, điều kiện thụ hưởng đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá. Đồng thời, kế thừa các chính sách đã triển khai và phát huy hiệu quả; mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng đối với các chính sách đang thực hiện, đã có cơ sở pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình, quy định để có thể triển khai ngay… Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời quyết định trích dự phòng ngân sách trung ương, xuất cấp gạo từ dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương; Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

Cùng với chính sách hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho các địa phương, riêng tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng – hai địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cơn bão số 3, Thủ tướng đã quyết định hỗ trợ tạm thời cho mỗi địa phương 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Trong khó khăn, hoạn nạn, sự quan tâm ấy đối với nhân dân càng thêm trân quý. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ, Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất Trung ương được tự cân đối từ các nguồn lực dự trữ, dự phòng theo quy định chung và xin được nhường 100 tỷ đồng để hỗ trợ cho các tỉnh khác cũng đang phải khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 rất nặng nề. Nghĩa cử ấy cũng thể hiện trách nhiệm của tỉnh Quảng Ninh trong chia sẻ khó khăn với ngân sách trung ương và với các địa phương khó khăn hơn Quảng Ninh cũng đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão.

Lãnh đạo TX Quảng Yên nắm bắt tình hình NTTS của người dân sau bão số 3. Ảnh: Hải Hà

Tỉnh Quảng Ninh tập trung cao độ cho các nhóm giải pháp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, trong đó tập trung nghiên cứu các cơ chế, chính sách để hỗ trợ khôi phục hoạt động đời sống, xã hội, ổn định cuộc sống nhân dân; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế; kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… bám sát tinh thần Nghị quyết 143/NQ-CP và kế thừa Nghị định 20/2021/NĐ-CP về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất chủ trương ban hành các cơ chế, chính sách để khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Từ đó, điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi triệt để, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, HĐND tỉnh khóa XIV đã nhanh chóng tổ chức Kỳ họp thứ 21- kỳ họp chuyên đề để thông qua các chính sách trên. Mặc dù thời gian chuẩn bị ngắn, trong bối cảnh cấp bách với biết bao bộn bề, ngổn ngang những thiệt hại hiện hữu, những nội dung trình Kỳ họp HĐND tỉnh được chuẩn bị rất chu đáo, thẩm tra kỹ lưỡng với những cơ chế, chính sách hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả bão số 3 rất kịp thời, phù hợp với quy định. Đây là kỳ họp HĐND tỉnh được quyết định tổ chức trong thời gian nhanh nhất với những nghị quyết được ban hành sớm nhất từ trước đến nay (chỉ sau 15 ngày bão số 3 đổ bộ vào địa bàn). Điều này, thể hiện rõ tinh thần, trách nhiệm của tỉnh trước những khó khăn của nhân dân, cử tri khi phải hứng chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3.

Chính sách ưu việt, nhân văn vì nhân dân

Cùng với sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, cử tri và nhân dân Quảng Ninh thêm vững tin về một tương lai tươi sáng khi HĐND tỉnh Quảng Ninh kịp thời ban hành Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024; Nghị quyết số 43/2024/NQ-HĐND về sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND).

Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 23/9/2024.

Với mục tiêu cao nhất là “nhân dân làm chủ thể, tất cả đều vì sự ổn định cuộc sống của nhân dân”, các nghị quyết HĐND tỉnh ban hành đảm bảo tính kế thừa các nghị định, nghị quyết của Trung ương với sự sáng tạo, tính chất phù hợp với địa bàn Quảng Ninh. Cụ thể là: Hỗ trợ 100% học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp phổ thông đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Quảng Ninh (trừ học sinh tiểu học trường công lập và các đối tượng đã được hưởng chính sách hỗ trợ học phí theo quy định của tỉnh trong năm học 2024-2025). Đây là lần thứ 3 chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh đã được HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua khi mà nhân dân Quảng Ninh hứng chịu khi dịch bệnh Covid-19 và thiên tai ập đến. Điều này, thể hiện sự quan tâm, chăm lo đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo; động viên, khuyến khích học sinh phấn đấu, yên tâm học tập, duy trì nền nếp chuyên cần…

Một Quảng Ninh xinh đẹp, chỉ sau vài giờ bão quét qua bỗng chốc như một bức tranh hoang tàn thời chiến. Những ngôi nhà tốc mái, hư hỏng; tàu thuyền bị lật, chìm; những cánh rừng ngút ngàn sắp đến kỳ thu hoạch là cơ đồ của nhiều gia đình cũng đổ gãy hoàn toàn… Chính sách của tỉnh ban hành kịp thời với mức hỗ trợ mới trở thành “trợ lực” cho nhiều gia đình, doanh nghiệp “trắng tay” sau bão. Cụ thể: Hỗ trợ chi phí xây dựng nhà ở mới là 100.000.000 đồng/hộ đối với hộ có nhà ở bị đổ, sập, hư hỏng nặng không có khả năng khôi phục cần phải xây mới; hỗ trợ 50.000.000 đồng/hộ đối với hộ có nhà ở bị hư hỏng nặng mà phần còn lại không thể ở được. Đồng thời, hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện sản xuất là tàu, thuyền đăng ký tại Quảng Ninh bị chìm do cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh, với mức 50.000.000 đồng/phương tiện tàu, thuyền đối với phương tiện có chiều dài từ 12m trở lên, 15.000.000 đồng/phương tiện tàu, thuyền đối với phương tiện có chiều dài từ 6m đến dưới 12m…

Một giờ học của cô và trò Trường THCS Minh Khai (phường Hà Phong, TP Hạ Long), 2 tuần sau khi bão số 3 đi qua.

Mọi chính sách hỗ trợ của tỉnh đều bám sát các nghị định, quy định của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho người dân. Đặc biệt, Nghị quyết số 43/2024/NQ-HĐND ban hành hướng đến đối tượng bảo trợ xã hội với mức chuẩn trợ giúp xã hội của tỉnh nâng lên là 700.000 đồng/tháng. Đây là mức hỗ trợ cao hơn mức Trung ương quy định, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn của Quảng Ninh. Sau cơn bão số 3, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hơn 1 triệu người dân Quảng Ninh, trong đó có 46.000 người đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng là đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khó khăn khác, nguồn thu nhập chính là trợ cấp xã hội hằng tháng… Điều đó tiếp tục khẳng định sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của tỉnh Quảng Ninh đối với các nhóm đối tượng khó khăn, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, chất lượng cuộc sống của nhân dân nói chung, của các đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng, chia sẻ: Kế thừa Nghị định 20 của Chính phủ và Nghị quyết số 21 của HĐND tỉnh Quảng Ninh, trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách, Sở phối hợp chặt chẽ các đơn vị, địa phương nghiên cứu xây dựng, đề xuất mức hỗ trợ vượt trội, cao hơn mức quy định của Trung ương để đảm bảo cho các hộ dân bị thiệt hại nặng nề sau bão sớm ổn định cuộc sống. Sở dĩ mức hỗ trợ được xây dựng cao hơn, khi bối cảnh sau bão Quảng Ninh rất khan hiếm nguyên vật liệu, nhân công và thiết bị vận chuyển. Hầu hết doanh nghiệp trong tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề sau bão, nên khả năng huy động từ doanh nghiệp khó khăn. Thêm vào đó, những hộ bị thiệt hại do bão không chỉ tổn thất về nhà ở mà còn mất đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ lao động, học tập…, khó chồng thêm khó, vì vậy giải pháp quan trọng nhất đó là làm sao để hỗ trợ nhân dân một cách hiệu quả nhất, để cuộc sống, sản xuất của bà con sớm ổn định, tái thiết trở lại…

Ông Nguyễn Văn Nam (khu 7, phường Cao Xanh, TP Hạ Long, bên phải) là đối tượng được hưởng trợ cấp hằng tháng rất phấn khởi khi chính sách của tỉnh nâng mức hỗ trợ.

“Chính sách của tỉnh vừa ban hành mới chỉ là những cơ chế hỗ trợ bước đầu. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh những bất cập, khó khăn hoặc cần bổ sung thêm chính sách, Ban Cán sự Đảng chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục tham mưu, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh…” – đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, cho biết.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức lớn trong phòng chống thiên tai, bão lũ, chúng ta càng nhận thấy rõ những yếu tố mang tính nền tảng, là cội nguồn sức mạnh được phát huy mạnh mẽ, đó là điểm tựa truyền thống lịch sử với tinh thần tương thân, tương ái “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…

Hiện nay, cả hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo “Kỷ luật và Đồng tâm”, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tự lực, tự cường gắn với phát huy giá trị văn hóa con người Quảng Ninh để chung tay khắc phục nhanh và sớm nhất những thiệt hại do bão số 3, đưa các hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Quảng Ninh nỗ lực để giữ vững vị trí, vai trò là một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Bài 3: Sớm trở lại mạnh mẽ hơn



Nguồn

Cùng chủ đề

Để người dân, doanh nghiệp thiệt hại do bão tiếp cận được nguồn vốn

Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sớm ổn định hoạt động sản xuất sau cơn bão số 3, thực hiện chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chủ động, trực tiếp làm việc, thực hiện một số giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn. Tuy nhiên, do các quy định còn có những vướng mắc nên nhiều người dân và doanh nghiệp vẫn chưa tiếp...

Doanh nghiệp cần thêm sự hỗ trợ

Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là sau cơn bão số 3. Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, từng bước khôi phục sản xuất, tái thiết kinh tế.  Cùng với ban hành các chính sách hỗ trợ người dân, tỉnh đã thành lập tổ công tác xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết nền kinh...

Tỉnh Quảng Ninh gặp mặt doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm ngày doanh nhân Việt Nam

Chiều 12/10, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức chương trình gặp mặt doanh nghiệp kỷ niệm 20 năm ngày doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024) nhằm tôn vinh những đóng góp và động viên cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Dự lễ gặp mặt có các đồng chí: Trịnh...

Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh

Quảng Ninh với lợi thế là mảnh đất giàu tiềm năng, đã tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp, doanh nhân phát triển và khẳng định chỗ đứng vững. Trên con đường phát triển, khó khăn luôn hiện hữu, song bằng tinh thần đổi mới, sáng tạo, các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh đã biến những khó khăn thành cơ hội để phát triển khẳng định vị trí và đóng góp tích cực cho sự phát triển...

Ngân hàng đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân, hoạt động SXKD. Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, các tổ chức tín dụng tại Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Thái Mạnh Cường, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh (ảnh) về nội dung này. - Bão số...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Sáng 22/11, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol và Công ty Than Hòn Gai – TKV tổ chức hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng Ô-Dôn và kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tham dự hội nghị có 120 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đại diện cho 55 đơn...

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết

Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ...

Rau quả xuất khẩu hơn 6,6 tỷ USD trong 11 tháng

Đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,6 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này được Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán dựa trên dữ liệu từ hải quan. Trung Quốc vẫn là thị trường mua rau quả Việt nhiều nhất, gần 4,1 tỷ USD trong 10 tháng. Mức này tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất