Powered by Techcity

Cần nghiêm trị trường hợp bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất

Ngày 28/10, nêu ý kiến về kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản, đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm xử lý tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất, đồng thời nhấn mạnh cần nghiêm trị các trường hợp này để tránh trục lợi, lũng đoạn thị trường.

Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam). (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất tăng tiền đặt cọc lũy tiến theo từng vòng đấu

Tranh luận với quan điểm của đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) về việc không thể tăng tiền đặt cọc, đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) nêu thực tế phiên đấu giá một mỏ cát ở Quảng Nam, với giá khởi điểm hơn 1 tỷ đồng, nhưng sau 200 vòng đấu giá, giá đã vọt lên 375 tỷ đồng. Giá cát theo quy định là 150 nghìn đồng/m3, nhưng sau đấu giá đã tăng lên 2,3 triệu đồng/m3.

Đại biểu cho rằng, mục tiêu của người tham gia phiên đấu giá nói trên là thắng bằng mọi giá để rồi bỏ cọc, nhằm mục đích độc quyền, lũng đoạn và đẩy giá lên cao.

“Pháp luật quy định chỉ đặt có 20% giá khởi điểm, tức là chúng tôi đặt giá khởi điểm 1,8 tỷ đồng thì cọc có 200 triệu đồng, và nếu như bỏ 200 triệu đồng mà đạt được mục đích, doanh nghiệp sẵn sàng bỏ cọc để đạt ý đồ độc quyền, lũng đoạn và đưa giá lên cao, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp”, đại biểu phân tích.

Giá cát bị đẩy lên rất cao, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả công trình đầu tư công tại Quảng Nam. Nhiều công trình ở các nơi khác và người dân gặp rất nhiều khó khăn khi mua các vật liệu xây dựng thông thường này.

Tiếp nối dẫn chứng nêu trên, đại biểu Dương Văn Phước cũng nêu thực tế tại Hà Nội, nhiều phiên đấu giá đất “thâu đêm suốt sáng”, cụ thể như phiên ở quận Hà Đông ghi nhận mức đấu giá lên tới 262 triệu đồng/m2. Đại biểu cho rằng, ở đây có dấu hiệu bất thường, dẫn đến nguy cơ trả giá cao rồi bỏ cọc.

Các đại biểu dự phiên họp sáng 28/10. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu đoàn Quảng Nam dẫn báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi kiểm tra đấu giá đất tại huyện Thanh Oai, thấy rằng có 56/58 lô đất trúng giá cao. Người trúng thầu đấu giá xong có dấu hiệu bỏ cọc. “Đấu giá mà không thực chất sẽ trở thành công cụ để lũng đoạn, thị trường buôn bán trở thành nơi để trục lợi, và chúng ta cần phải nghiêm trị”, đại biểu Phước nêu.

Để tránh “thầu tặc”, đại biểu đề xuất tăng giá đặt cọc và tăng tiền đặt cọc lũy tiến theo từng vòng đấu để buộc người đấu giá phải cân nhắc khi có ý định bỏ cọc. Cùng với đó, cần phải có chế tài mạnh để cấm các doanh nghiệp bỏ cọc tiếp tục đấu giá trên các lĩnh vực. “Chẳng hạn như đấu giá vật liệu xây dựng thì chúng ta không cho họ đấu nữa, có như vậy chúng ta mới hạn chế được các trường hợp này”.

Xử lý người trúng đấu giá bỏ cọc bằng tài sản tương đương giá trị đấu

Trước đó, nêu ý kiến tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng không nên tăng tiền đặt cọc, vì nếu tăng tiền cọc thì sẽ hạn chế số người tham gia đấu giá, làm mất đi tính cạnh tranh. Thay vào đó, cần bổ sung thêm điều kiện về những người tham gia đấu giá.

Đại biểu phân tích, hiện nay phí đặt cọc đang quy định là từ 5 đến 20%, chẳng hạn với một bất động sản giá 10 tỷ đồng ban đầu, tiền đặt cọc sẽ là 2 tỷ đồng và không phải ai tham gia đấu giá đều được mua bất động sản đấy ngay mà có thể 10 người tham gia chỉ được 1 người mua.

Như vậy, nhiều người thấy rằng phải bỏ vào một lượng tiền đặt cọc khá lớn mà chưa chắc mình đã được mua, cho nên chi phí để dồn tiền đặt cọc vào đấy tự nhiên tạo ra cản trở tâm lý, cản trở về chuyện tính toán kinh tế, do vậy rất ít người sẽ tham gia đăng ký mua.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội). (Ảnh: DUY LINH)

Trên cơ sở đó, đại biểu Cường cho rằng không nên tăng tiền đặt cọc, nhưng cần quy định thêm điều kiện mà người tham gia đấu giá phải đáp ứng.

Cụ thể, người tham gia đấu giá phải chứng minh có đủ năng lực tài chính để mua tài sản đấu giá, thông qua các tài sản bất động sản hay tiền gửi ngân hàng. Nếu trúng đấu giá mà bỏ cọc, người này sẽ bị xử lý bằng tài sản đã có tương đương với giá trị đấu. “Lúc đấy anh trả giá cao lên bao nhiêu cũng được, nhưng anh bỏ giá đi thì tài khoản ngân hàng, sổ đỏ của anh sẽ bị đưa ra tòa và phong tỏa để xử lý”, đại biểu làm rõ thêm.

Bằng việc áp dụng quy định này, những người không có tiền nhưng tham gia đấu giá chỉ để mục tiêu mua xong rồi bán lại thì sẽ không có đủ điều kiện để minh chứng, không tham gia được, và những người nào thực sự mong muốn mua bất động sản này để dùng thì người ta sẽ chứng minh được ngay.

Đại biểu đoàn Hà Nội khẳng định, biện pháp nêu trên sẽ giúp lọc được những người đấu giá đúng là những người thực chất đang muốn mua và đặc biệt là những người trả giá cao rồi bỏ cọc thì chắc chắn sẽ bị xử lý tài sản với một giá trị rất lớn, từ đó sẽ ngăn chặn được việc bỏ cọc như thời gian vừa qua.

“Việc chứng minh năng lực tài chính được thực hiện khi nộp hồ sơ, không phải khi vào cuộc chúng ta mới minh chứng hay bổ sung. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện, có đủ thời gian để người tham gia chuẩn bị cũng như cơ quan quản lý đấu giá kiểm soát”, đại biểu nói thêm.

Đại biểu Cường cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của đại biểu Dương Văn Phước về việc xử lý nghiêm khắc những trường hợp trả giá cao rồi bỏ cọc.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đại biểu Quốc hội ‘hiến kế’ loại bỏ tình trạng bỏ cọc trong hoạt động đấu giá

Các đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến bổ sung cho dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với kỳ vọng hoạt động đấu giá sẽ minh bạch, hiệu quả hơn. Trước những tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản như "quân xanh, quân đỏ," “thổi giá,” bỏ cọc, các đại biểu Quốc hội kỳ vọng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của...

Đề nghị bổ sung chế tài xử lý việc bỏ cọc khi đấu giá kho số viễn thông

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị, trong quá trình xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông (sửa đổi), Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung các quy định để kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc tham gia đấu giá kho số viễn thông, như không cho tham gia đấu giá một số lần tiếp theo nếu bỏ tiền đặt cọc và các biện pháp khác mà pháp luật về...

Ngăn tình trạng trả giá cao bất thường rồi bỏ cọc, gây lũng đoạn thị trường

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, số tiền đặt trước có thể thấp nhằm thu hút nhiều người tham gia đấu giá, song số tiền phạt vi phạm nghĩa vụ là lớn sẽ ngăn chặn tình trạng trả giá cao bất thường rồi bỏ tiền đặt trước, gây lũng đoạn thị trường. Chiều 8/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về dự án Luật sửa...

Cùng tác giả

Khách Việt ‘lơ’ kỳ nghỉ Tết Dương lịch

Dịp năm mới 2025 nghỉ ngắn khiến Nguyên Anh, TP HCM, không mặn mà du lịch vì ngại tốn công đi lại, chờ nghỉ Tết 9 ngày sẽ đi. Thường tranh thủ đi du lịch dịp lễ vì tính chất công việc ít thời gian nghỉ nhưng dịp Tết Dương lịch sắp tới Nguyên Anh quyết định ở nhà, vui chơi trong thành phố. Anh cho biết dịp này chỉ được nghỉ một ngày, "không bõ công đi lại". Thực...

Xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ: Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đứng trước nhiều cơ hội gia tăng kim ngach, nhưng cũng không ít rủi ro thời gian tới. Cơ hội lớn... Trong thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai con số và vẫn đang phát triển mạnh tại thị trường Hoa Kỳ. Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 10/2024, tổng sản lượng thuỷ...

Ngọc Trinh: ‘Tôi vực dậy sau biến cố’

Lấy chủ đề gia đình quen thuộc nhưng dưới góc nhìn chị dâu - em chồng, bộ phim "Chị dâu" quy tụ dàn diễn viên kỳ cựu như Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh. Tác phẩm gây chú ý khi có sự xuất hiện của Ngọc Trinh. Chiều 26/11, diễn viên Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh, Đinh Y Nhung và Ngọc Trinh cùng đạo diễn Khương Ngọc có mặt tại buổi ra mắt phim Chị dâu. Ngọc Trinh trở lại...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Cùng chuyên mục

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất