Powered by Techcity

Xanh lại những cánh rừng

Bão đi qua làm cây gãy đổ nhưng không thể làm người trồng rừng gục ngã. Khi cây chưa kịp đứng dậy thì người phải gượng dậy trước để vực cho cây đứng lên. Rồi đây, những cánh rừng Ba Chẽ sẽ lại tươi xanh như ngày nào. Xanh như thể bão lũ chưa từng đi qua. 

Nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ tận thu gỗ keo gẫy đổ sau bão.
Nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ tận thu gỗ keo gãy đổ sau bão số 3. Ảnh do Công ty cung cấp.

Khi thiên nhiên cuồng nộ

Dù đã được dự báo từ trước, nhưng dường như cơn bão số 3 đã đi ra ngoài cả những dự liệu của người trồng rừng ở Ba Chẽ. Chị Bùi Thị Hương, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ, kể: Thấy trời bắt đầu có gió mạnh, tôi lao ra sân xem sao. Tôi tá hoả nhìn lá cây bay mù trời, đồ đạc quần áo nhà ai bay đầy ngoài đường. Cây bật gốc đổ xuống. Tôi nghĩ ngay đến cây trên rừng. May sao lúc này sóng điện thoại di động vẫn còn. Tôi rút luôn điện thoại điện cho các anh em đang trực Công ty cố gắng giữ lấy nhà xưởng. Anh em đều bất lực nhìn bão gió càn quét. Không thể làm gì được. Thôi đành đi vào. Còn người là còn tất cả.

Thế nhưng, cơn cuồng nộ của thiên nhiên vẫn chưa chịu dừng lại. “Bão tan, tôi ra đường nhìn cây gãy đổ ban nãy lại đổ xoay theo hướng khác vào cả sân nhà dân. Lúc này, mới biết gió đổi chiều trong bão. Tôi hoang mang hơn bởi nếu gió mạnh cỡ đó lại còn đổi chiều nữa thì rễ cây trên rừng chắc là sẽ đứt hết. Cây nào nhẹ thì bay trong bão. Cây nào đứng được thì cũng đứt rễ, chột cành khó mà gượng dậy. Có tu bổ thì cũng thui chột”- chị Hương nhớ lại. 

Yêu màu xanh của cây lá, hơn hai chục năm nay, từ giã quê hương Hải Phòng, chị Hương một thân một mình ra Ba Chẽ lập nghiệp bám rừng bám bản. Rừng xanh là cuộc sống, là tình yêu của chị. Bão đã làm cho một người phụ nữ đất cảng tưởng chừng rất kiên cường cũng phải có những lúc yếu lòng.

Chị Hương chia sẻ câu chuyện mà đôi mắt vẫn còn đỏ hoe: Tôi khóc ngay trên rừng vì tuyệt vọng. Khóc như là trẻ con. Cuộc đời tôi sau nhiều biến cố đều chọn ở lại với rừng, không thể bỏ rừng. Ngay cả khi một mình, chồng không còn, con không có, bố mẹ gọi về quê cho thân gái đỡ khổ nhưng tôi không bỏ rừng mà đi. Đến giờ này, khi tôi có bạn đồng hành và chúng tôi đã cùng nhau trồng lên những cánh rừng mới, chỉ chờ ngày thu hoạch. Tôi cũng đã nhẩm tính số tiền thu được và lên kế hoạch cho việc này việc nọ thì phút chốc lại thành ra tay trắng.

Những cánh rừng không chịu nổi sức gió mà nhanh chóng bị tàn phá. Sau bão, các chủ rừng và đơn vị chuyên môn đã đi khảo sát thực tế, cho thấy diện tích rừng dưới 4 tuổi đều bị thiệt hại hoàn toàn và không thể tận thu. Những cánh rừng từ trên 5 tuổi có thể tận thu một phần, tuy nhiên chi phí tận thu cao trong khi giá thu mua gỗ rừng trồng xuống rất thấp. Vì thế mà hạch toán tiền khai thác rừng lúc này là thu không đủ bù chi.

Chị Bùi Thị Hương, Giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ba Chẽ, đề xuất cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn các chủ rừng.
Chị Bùi Thị Hương, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ, đề xuất với huyện Ba Chẽ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các chủ rừng. Ảnh: Trung tâm TTVH Ba Chẽ.

Không chỉ riêng đơn vị của chị Hương mà nhiều chủ rừng ở Ba Chẽ đều điêu đứng. Theo thống kê của huyện Ba Chẽ, toàn huyện bị thiệt hại khoảng 18.613ha cây lâm nghiệp, chủ yếu là keo từ 2 cho đến 6 năm tuổi. Trong đó, có 13.000ha rừng của các hộ dân, 5.300ha của các doanh nghiệp; gãy, đổ khoảng 100ha thông, 50ha cây gỗ lớn (chủ yếu là lim xanh 3 năm tuổi). Tổng thiệt hại về rừng ước tính khoảng 740 tỷ đồng. Là đơn vị có diện tích rừng trồng và quản lý lớn nhất trên địa bàn huyện, sau bão, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ bị thiệt hại nặng nề gần 100 tỷ đồng với gần 2.300ha rừng gãy, đổ.

Chị Hương vừa kể vừa chỉ tay về phía những cánh rừng mờ xa vốn xanh ngắt nay đã úa tàn. Lá trên rừng bị bão vò cho xám xịt như vừa chết cháy. Càng nhìn, chị Hương càng tiếc hùi hụi bởi chỉ vài ngày trước cánh rừng này còn thắm xanh. Đã có người muốn trả cho chị 8 tỷ đồng để mua. Cánh rừng kia nếu bán thì chị cũng lãi được cỡ 1,4 tỷ đồng. Nhưng chị còn đắn đo, cân nhắc cố gắng đợi thêm chút nữa để giá bán nhích lên cao hơn. Ai ngờ, bão về cuốn đi hết. “Cũng chẳng ai ngờ bão năm nay lại to đến nhường vậy” – Chị Hương buông lửng câu chuyện với tôi kèm cái thở dài thườn thượt vào buổi chiều thu lay lắt nắng.

Ươm lại những hạt mầm

Bão qua đi, đường đã được các lực lượng dọn dẹp nhưng chưa hết nỗi lo toan. Bão đi liền với mưa to lũ về dâng cao tràn bờ sông Ba Chẽ. “Tôi chưa bao giờ thấy lũ kiểu đó. Có một tháng mà 2 trận lũ. Lũ dâng nước đầy sân. Chúng tôi vượt gió, vượt mưa huy động nhân viên Công ty di chuyển tủ lạnh lên cao. Trong tủ lạnh chứa cả chục triệu tiền hạt giống. Nếu nước vào làm hạt giống ẩm nảy mầm là mất hết. Nói thật là lúc bấy giờ cũng chẳng có thời gian mà ngồi gặm nhấm nỗi buồn cây đổ gãy. Tôi phải lo cứu lấy mớ hạt giống kia. Phải nghĩ ngay đến việc ươm cây trồng vào những vị trí bị bão tàn phá thay thế cho những cây gãy đổ đứt rễ kia”- chị Hương bộc bạch.

Trong khi một tốp nhân viên đang gieo hạt ở vườn ươm thì Công ty bố trí nhân lực còn lại đến tận từng vạt rừng để kiểm đếm, thống kê thiệt hại, lên phương án xử lý thực bì. Đồng thời, phân loại rừng theo mức độ thiệt hại và theo tuổi rừng để có kế hoạch chăm sóc hoặc trồng lại. Trên tinh thần chủ động vượt khó, phần lớn các hộ trồng rừng, các chủ rừng ở Ba Chẽ như chị Hương đã nhanh chóng bắt tay vào phục hồi rừng. Đối với diện tích rừng dưới 4 năm tuổi đổ gãy gần như không thể tận thu, các chủ rừng tập trung thu dọn. Đối với diện tích rừng trên 4 năm tuổi, đã hình thành tỷ lệ gỗ rừng, tiến hành khai thác theo hướng vừa tận thu vừa dọn dẹp. Vì thế các chủ rừng còn phải mất chi phí dọn rừng đổ gãy trước khi trồng lại rừng. Nghịch lý ở chỗ nhiều khi số tiền tận thu được còn chả đủ để bù chi phí thuê nhân công. Các đơn vị khoanh vùng những khu vực thuận lợi, dễ trồng rừng để ưu tiên khắc phục trước, những cánh rừng có tỷ lệ đổ gãy ít hoặc cây bị đổ nhưng không bật gốc thì để khai thác tận thu sau.

Riêng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ của chị Hương còn phải xoay sở phương án trả nợ gỗ mỏ đến năm 2030 (còn 6 năm là tương đương với chu kỳ trồng và phát triển rừng) để đủ gỗ keo tiêu chuẩn chống và chèn lò cho thợ mỏ ngành Than. Bão làm lỡ nhiều việc của chị nhưng không được phép để lỡ đơn hàng của đối tác. Thiếu gỗ chèn lò chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất của ngành Than, nhìn rộng ra là ảnh hưởng đến cả tỉnh. Là người biết nhìn xa trông rộng, hơn ai hết chị Hương thấu hiểu điều đó.

Những chủ rừng từng dồn tâm sức, mồ hôi, nước mắt, dồn vốn liếng cho rừng, dồn cả hy vọng và niềm tin vào rừng, giờ gần như phải làm lại từ đầu. Cơn bão qua đi, tâm trí chị Hương bây giờ lại rơi vào cơn bão lo toan. Lo lấy tiền trả lương cho 50 nhân viên. Lo lấy gì thế chấp mà vay được vốn ngân hàng. Vay tín chấp thì được vỏn vẹn có 2 tỷ đồng, không thấm tháp gì so với nhu cầu về vốn cho Công ty. Rồi cây chết nỏ trên rừng, không may chủ rừng bên cạnh đốt lửa bén sang thì những diện tích cây đổ gãy đang có thể tận thu cũng cháy hết. Nếu tận thu ngay bây giờ thì tiền đâu thuê nhân công. Thuê được người có được keo bán thì lại phải bán giá thấp. Mà để lại chờ giá nhỉnh hơn chút thì lấy tiền đâu mà trang trải trước mắt. Nói dại nhỡ rừng bén lửa thì chả còn gì mà tận thu. Bây giờ giải pháp tức thời của các chủ rừng như chị là xin địa phương hỗ trợ cho dựng tạm những chòi canh lửa. 

eggg
Chị Bùi Thị Hương, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ, xót xa nâng một cây lim đứt rễ sau bão. Ảnh do Công ty cung cấp.

Mải nghe chuyện, tôi ngồi nhâm nhi cốc trà hoa vàng mà chị Hương vừa rót, lặng lẽ nhìn chiếc tủ lạnh của Công ty. Trong đó, còn những túi hạt giống mà chị đang bảo quản rất cẩn thận. Bất giác, tôi nhớ đến hai câu ca dao của các cụ ta xưa: “Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây“. Chồi non ở trên rừng thì vẫn còn nhiều bởi cây tuy gãy cành nhưng thân và gốc vẫn xanh.

Và một điều khác lạ đang diễn ra: Mùa thu hằng năm là mùa cây khô lá vàng nhưng mùa thu ở Ba Chẽ năm nay cây cối lại bắt đầu nảy lộc non. Không chỉ còn chồi mà còn những hạt giống, còn những mầm non ở các vườn ươm. Tôi biết, rồi đây không lâu nữa đâu, những cánh rừng Ba Chẽ sẽ được phủ xanh trở lại. Và những đôi mắt của các chủ rừng cũng không còn khắc khoải, rười rượi một nỗi buồn xa xăm như người phụ nữ kiên cường đang ngồi đối diện với tôi đây.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Tôn vinh văn hóa vùng miền tại Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh

Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 có chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực”, dự kiến diễn ra từ ngày 26-29.12. Món gà hắc xì dầu tại gian hàng huyện Bình Liêu. Ảnh: Đoàn Hưng Điểm nhấn của Liên hoan năm nay là những phiên chợ quê, nơi tái hiện không gian văn hóa dân gian gắn liền với các đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Ninh. Du khách sẽ được thưởng thức những...

Tổng kết công tác xây dựng Đảng tỉnh Quảng Ninh năm 2024

Ngày 18/12, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đây là hội nghị tổng kết chung của các ngành: Tuyên giáo, Tổ chức, Nội chính, Dân vận, Văn phòng cấp ủy lần đầu tiên được tổ chức, thể hiện cải cách hành chính trong Đảng. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị. Dự hội...

Quảng Ninh cơ bản hoàn thành xây dựng phương án hợp nhất và đề xuất sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy

Thực hiện Kế hoạch 04-KH/BCĐ ngày 13/11/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã khẩn trương tập trung triển khai chỉ đạo tổng kết...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao Tập đoàn Amata

Sáng 18/12, đồng chí Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc điều hành Amata Việt Nam để trao đổi về việc đầu tư của Tập đoàn tại Quảng Ninh trong thời gian tới. Tại buổi tiếp, bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc điều hành Amata Việt Nam bày tỏ cảm ơn đối với sự đồng hành, hỗ trợ của Quảng Ninh trong suốt quá trình triển khai đầu tư, thực hiện...

Cùng tác giả

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Quảng Yên: Cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, khu phố trong nhiệm kỳ 2025-2027, nhất là trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trưởng thôn, khu phố tham gia hoạt động lần đầu, chiều 24/12, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Quảng Yên đã khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố ở 19 xã, phường trên địa bàn thị xã. Tham...

Đại hội chi bộ điểm đầu tiên tại thành phố Hạ Long

Ngày 24/12, Chi bộ khu phố Đồn Điền trực thuộc Đảng bộ phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là chi bộ được Đảng bộ phường Hà Khẩu chọn là đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho đại hội các chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường. Nhiệm kỳ qua, tập thể Chi bộ đã đoàn kết, thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiệu quả công...

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất