Powered by Techcity

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 23/10. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Chiều 23/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Chỉnh lý tập trung vào các hoạt động trọng điểm

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến đóng góp và chỉ đạo bỏ cụm từ “di sản tư liệu” trong dự thảo luật, nhưng vẫn giữ nguyên quy định về cơ chế, biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Dự thảo luật đã được chỉnh lý các chính sách bảo vệ di sản theo hướng tập trung vào những hoạt động trọng điểm và phù hợp với thực tiễn, ưu tiên ngân sách cho các hoạt động đặc thù như bảo vệ tiếng nói, chữ viết của các dân tộc, đào tạo nhân lực quản lý di sản (Điều 7, Điều 19, Điều 84, Điều 85).

Đồng thời, dự thảo bổ sung quy định về các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo đảm thực thi hiệu quả trong bảo vệ di sản, đặc biệt là quy định về khu vực bảo vệ di tích (Điều 27), và điều kiện xã hội hóa nguồn lực để bảo tồn di sản (Điều 82, Điều 90).

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Về Quỹ bảo tồn di sản văn hóa, ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết, dự thảo đã được điều chỉnh để quỹ chỉ hỗ trợ các hoạt động trọng tâm. Quy định cũng trao quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập quỹ này tại địa phương dựa trên tình hình thực tế.

Liên quan đến thanh tra di sản văn hóa, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát các quy định để phù hợp với pháp luật về thanh tra. Chính phủ đã có đề nghị đưa quy định về thanh tra di sản vào dự thảo luật, bảo đảm tính thống nhất.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 9 chương và 100 điều, giảm 2 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 7, dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ 8 lần này.

Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn di sản

Đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Ông cho rằng, cần có những quy định rõ ràng và cụ thể hơn trong việc xác định các di sản phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền. Điều này bao gồm việc định rõ những yếu tố nguy cơ như số lượng nghệ nhân giảm sút hoặc sự xâm lấn của không gian văn hóa liên quan để tạo cơ sở vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ khẩn cấp.

Ngoài ra, đại biểu Bình cũng nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Theo ông, cộng đồng không chỉ là chủ thể của di sản mà còn là lực lượng quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của chúng.

Do đó, cần có các biện pháp hỗ trợ cụ thể, đặc biệt là cho các cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo, nơi mà các di sản văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Cộng đồng cần được hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất cũng như tham gia vào các chương trình đào tạo nâng cao năng lực bảo tồn di sản.

Đại biểu Mai Văn Hải, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Mai Văn Hải, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đề nghị cân nhắc kỹ về việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương.

Theo ông, việc hình thành quỹ ở mỗi địa phương là cần thiết nhưng không phải tỉnh nào cũng đủ khả năng thành lập và quản lý quỹ này. Thay vào đó, đại biểu đề xuất nên thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa ở cấp Trung ương, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý.

Đối với việc đầu tư xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ gần khu vực bảo vệ di tích, đại biểu Hải cho rằng cần quy định cụ thể về phạm vi và tiêu chí nhận diện các yếu tố tác động tiêu cực đến di tích.

Việc xác định những công trình có khả năng ảnh hưởng đến di sản cần được thực hiện cẩn trọng để vừa bảo vệ được yếu tố gốc của di sản, vừa không gây khó khăn cho đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế của địa phương.

Đại biểu Trình Lam Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đại biểu Trình Lam Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đóng góp ý kiến liên quan đến các quy định hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa. Ông ghi nhận sự kế thừa từ luật hiện hành nhưng cũng chỉ ra những điểm cần cải thiện, đặc biệt là các quy định chưa cụ thể về các điều kiện hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực di sản văn hóa, từ việc thành lập bảo tàng cho đến chi phí cho các hoạt động kiểm kê, tu bổ di sản.

Đại biểu Sinh cho rằng, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy di sản, một phần do kinh phí hạn chế, một phần do thiếu các cơ chế khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân và các doanh nghiệp trong việc đầu tư bảo tồn di sản.

Để khắc phục những hạn chế này, ông đề xuất cần có các quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết ngay sau khi luật được thông qua, nhằm hỗ trợ các địa phương nhanh chóng đưa luật vào thực tiễn.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Cuối phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh thay mặt cơ quan thẩm tra đã giải trình và làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ông ghi nhận các ý kiến đóng góp và khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa để hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Về vấn đề khu vực bảo vệ di sản, ông Vinh nhấn mạnh rằng cần có sự cân đối giữa nhiệm vụ bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân. Việc bảo vệ di sản không thể chỉ dừng lại ở việc xác định khu vực bảo vệ mà còn phải tính đến cách khai thác, sử dụng di sản một cách bền vững, để không chỉ bảo tồn được giá trị văn hóa mà còn phát triển kinh tế, xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng mong muốn nhận được sự thống nhất quan điểm di sản phải được bảo vệ chặt chẽ chứ không thể nói việc đã xác định di sản, khu vực bảo vệ nhưng lại ưu tiên những việc khác hơn là bảo vệ di sản…



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội thông qua chiều 23/11, với 413/422 đại biểu tán thành, gồm 9 chương, 95 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 23/11, Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu tán thành. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương, 95 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật Di...

Giảm tiếp 2% thuế VAT trong 6 tháng, người dân và doanh nghiệp tiết kiệm 25.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2% thêm 6 tháng đầu năm 2025 thì người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 25.000 tỷ, giúp kích cầu tiêu dùng. Trong Nghị quyết 218 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, để tham mưu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có...

Người dân gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 8, người dân đã gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng. Lượng tiền tiết kiệm được gửi vào ngân hàng đã tăng liên tiếp trong suốt 2 năm nay. Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay 12-11, lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 6.924.889,15 tỉ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. Còn so...

Chính sách tiền tệ linh hoạt giúp người dân, doanh nghiệp hưởng lợi

Ngày 11.11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng. Trên thực tế, thời gian qua, giữa những khó khăn, thách thức, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, giúp kinh tế vĩ mô ổn định, người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi. Đáp ứng kịp thời...

Huyện Tiên Yên: Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tiên Yên đã làm tốt vai trò, tập hợp, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, hưởng ứng tham gia nhiều phong trào thi đua, cuộc vận động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đổi mới công tác tuyên truyền Nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn, thời gian qua, MTTQ...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn; việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn… Sáng 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất