Powered by Techcity

Ngân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội về giá vàng, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các tổ chức tín dụng yếu kém.

Nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém nói chung còn nhiều bất cập. (Ảnh: Vietnam+)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 13, Quốc hội khóa XV (lĩnh vực ngân hàng). Trong đó, trọng tâm Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 5%-7%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này đã trình Thủ tướng Chính phủ tờ trình số 28 ngày 20/3/2024 về báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 24. Trong đó, đề xuất 4 nhóm giải pháp và 2 nhóm kiến nghị nhằm thực hiện chức năng quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương triển khai tổng thể các giải pháp để xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng cao, ổn định thị trường vàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước các địa phương phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.

Đề nghị Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn được giao; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu vàng qua biên giới, thao túng, trục lợi,… gây mất ổn định thị trường vàng.

Cụ thể, năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tổ chức đoàn thanh tra liên ngành về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng theo Quyết định 324 ngày 17/5/2024. Đến nay, việc thanh tra trực tiếp đã kết thúc và đang trong quá trình dự thảo báo cáo kết luận.

Bên cạnh đó, trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đấu thầu bán vàng miếng trực tiếp để bổ sung nguồn cung vàng miếng SJC cho thị trường. Phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công an và chính quyền các địa phương, để đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo hiệu quả của các phương án can thiệp.

Với những giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan chức năng, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã được kiểm soát và duy trì với biên độ phù hợp.

Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 5%-7%. (Ảnh: Vietnam+)

Theo Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới khoảng 5%-7%. Thị trường vàng đã ổn định trở lại, góp phần hỗ trợ tích cực cho thị trường ngoại tệ, tỷ giá và điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước đã giảm đáng kể, từ mức cao nhất lên tới gần 20 triệu đồng nay chỉ còn 3-4 triệu đồng.

Tăng cường giám sát ngân hàng

Cũng tại báo cáo này, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tập trung xây dựng, phê duyệt triển khai các đề án cơ cấu lại ngân hàng yếu kém đến năm 2025, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, đặc biệt không để phát sinh ngân hàng yếu kém mới.

Ngày 17/10, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại Xây dựng Việt Nam (CB) về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) về Ngân hàng Quân đội (MB) theo phương án được Chính phủ phê duyệt.

Còn lại một ngân hàng “0 đồng” là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cũng sẽ được chuyển giao bắt buộc theo lộ trình. Ngân hàng Nhà nước khẳng định tiếp tục thực hiện kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng Đông Á (Dong A Bank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB).

Trong báo cáo của Ngân hàng Nhà nước vừa được gửi đến Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước nêu khó khăn, vướng mắc trong công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.

Thứ nhất, việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) kéo dài, khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng thương mại và cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài.

Bên cạnh đó cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém nói chung và xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng mua bắt buộc và Ngân hàng Đông Á nói riêng còn nhiều bất cập, vướng mắc; việc phối hợp, tham gia ý kiến của các bộ, ngành liên quan còn kéo dài do việc xử lý các ngân hàng yếu kém phức tạp, chưa có tiền lệ.

Ngoài ra, năng lực một số cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế trong điều kiện áp lực xử lý khối lượng công việc lớn, phức tạp, yêu cầu khẩn trương về tiến độ (vừa thực hiện công tác thanh tra, giám sát vừa thực hiện công tác cơ cấu lại ngân hàng yếu kém).

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tăng cường giám sát ngân hàng yếu kém. (Ảnh: Vietnam+)

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu đến cuối năm 2025, đưa nợ xấu toàn hệ thống (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) ở mức dưới 3%, bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các tổ chức tín dụng yếu kém như: Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; tập trung triển khai chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về việc cơ cấu lại xử lý các ngân hàng yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các ngân hàng này từng bước phục hồi.

Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, tham mưu, sửa đổi, bổ sung văn bản liên quan để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý triển khai Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Chỉ đạo các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc hoàn chỉnh phương án chuyển giao bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, trình Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ tập trung xây dựng phê duyệt triển khai các đề án cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém đến năm 2025, xử lý cơ bản các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém, đặc biệt không để phát sinh ngân hàng yếu kém mới./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, cho vay tiêu dùng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành văn bản số 8444/NHNN-VP yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ ngành Ngân hàng được giao tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước. Đáng chú ý tại văn...

Giá vàng miếng lên cao nhất 4 tháng

Mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tăng một triệu đồng lên 86 triệu, cao nhất 4 tháng qua, trong khi nhẫn trơn cũng lập kỷ lục 84 triệu đồng. Đây là mức giá cao nhất của vàng miếng trong 4 tháng qua, kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp chính sách "định giá" vàng miếng (dẫu vậy vẫn thấp hơn mức đỉnh lịch sử 6,4 triệu đồng). So với đầu tháng 6, mỗi lượng vàng miếng hiện...

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc người dân khó mua vàng?

Trước phản ánh của người dân về tình trạng khó mua vàng tại các ngân hàng cũng như tại một số cửa hàng của Công ty SJC, Ngân hàng Nhà nước chính thức lên tiếng. Theo phản ánh của bà Trần Nhi (Hà Nội), từ khi 4 ngân hàng và Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) chỉ cho mua vàng miếng khi đăng ký trực tuyến, người dân gần như không thể mua vàng miếng...

Các tổ chức tín dụng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 13,2%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý IV/2024. Cuộc điều tra được tiến hành từ ngày 25/5/2024 đến ngày 11/6/2024. Đối tượng là toàn bộ các TCTD và chi nhánh NHNN tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 96%. Lãi suất huy động sẽ còn tăng nhẹ, lãi suất cho vay giảm Kết quả điều tra cho thấy, nhu...

Giá vàng hôm nay 6/10: Vàng thế giới giảm, đứt chuỗi tăng 3 tuần liên tiếp

Sáng 6/10, giá vàng thế giới hôm nay đang được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2,651.84 USD/Ounce, giảm 6,42 USD/Ounce so với đầu giờ sáng qua. Trong khi đó giá vàng trong nước duy trì sự ổn định so với phiên giao dịch liền trước. Theo báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 9 vừa qua, 254.000 việc làm được tạo ra, tăng gần gấp đôi so với mức dự báo của giới chuyên gia. Trong khi đó,...

Cùng tác giả

Đưa Việt Nam thành điểm đến, mắt xích trong chuỗi cung ứng các sản phẩm Halal

Thủ tướng khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu. Chiều 22/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự Hội nghị “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam.” Hội nghị do Bộ...

Thông cáo báo chí số 2, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ ba, ngày 22/10/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe: (i) Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc,...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa được bán tối đa 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không dùng hết được bán lên hệ thống quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt, theo Nghị định của Chính phủ. Ngày 22/10, Chính phủ ban hành Nghị định 135 về khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Quy định này áp dụng với các nguồn năng lượng mặt trời tự dùng lắp đặt trên mái nhà ở, cơ quan công sở,...

Trung Quốc chúc mừng đồng chí Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

Phía Trung Quốc bày tỏ chúc mừng đồng chí Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ giành được những thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Đây là phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm...

Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng, năm 2025 ưu tiên chi đầu tư phát triển

Năm 2025, để đảm bảo hiệu quả thu chi ngân sách, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trung ương phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với năm 2024 để giảm bội chi ngân sách. Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/10/2024, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về tình hình thực...

Cùng chuyên mục

Điện mặt trời mái nhà dư thừa được bán tối đa 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không dùng hết được bán lên hệ thống quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt, theo Nghị định của Chính phủ. Ngày 22/10, Chính phủ ban hành Nghị định 135 về khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Quy định này áp dụng với các nguồn năng lượng mặt trời tự dùng lắp đặt trên mái nhà ở, cơ quan công sở,...

Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Rủi ro lớn từ giao dịch trên mạng xã hội, website chưa được quản lý

Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ,... tràn lan trên mạng xã hội, website chưa được đăng ký với Bộ Công Thương gây rủi ro lớn cho người tiêu dùng. Livestream bán hàng giả, hàng nhái Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên môi trường điện tử như: các website bán hàng, mạng xã hội ngày càng phát triển, thu hút đông đảo lượng khách hàng tham gia. Song song với đó, cũng xuất hiện nhiều...

Ngành đường sắt khuyến cáo hành khách mua vé Tết Ất Tỵ 2025 cần làm điều này gấp

Ngành Đường sắt khuyến cáo sau khi hành khách mua vé Tết Ất Tỵ cần truy cập ngay website www.dsvn.vn để kiểm tra tính hợp lệ của vé, nhằm kịp thời xử lý hỗ trợ. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, ngành đường sắt đã tổ chức bán vé từ ngày 1/10/2024. Sau 3 tuần mở bán vé, tổng số vé đã bán hơn 73.000 vé. Số vé còn trong dịp...

Việt Nam nhập khẩu sầu riêng tăng đột biến 1.057%

So với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu sầu riêng trong 8 tháng năm nay tăng đột biến 1.057%, tức gấp gần 11,6 lần. Báo cáo của Bộ NN-PTNT mới đây cho thấy, tính đến hết tháng 9 năm nay, sản lượng sầu riêng của nước ta đã đạt 984.800 tấn, tăng mạnh 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tháng 10 mới vào vụ thu hoạch loại “trái cây vua” này ở những vùng trồng có sản...

Giá USD ngân hàng lên kịch trần

Giá USD ngân hàng hôm nay lên kịch trần 24.452 đồng, bằng mức kỷ lục thiết lập hồi giữa năm. Ngày 22/10, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 22.240 đồng, tăng 12 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch USD trong vùng giá từ 23.028 đồng đến tối đa 25.452 đồng. Các ngân hàng thương mại hôm nay cũng...

Diện mạo 2025 qua những con số

Để thực hiện các mục tiêu trên, Chính phủ tập trung vào 11 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. 1. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...). 2. Giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn...

Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam

Theo số liệu cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng từ 346 tỉ USD, xếp thứ 37 trên thế giới năm 2020 lên 433 tỉ USD, xếp thứ 34 thế giới năm 2023. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm ở nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. "Ngôi sao" tăng trưởng của ASEAN Theo đánh giá trong báo cáo mới đây...

Lo ngại hàng hóa ‘leo thang’

Không chỉ rau xanh mà thịt heo, gà, thủy hải sản… và nhiều mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng khác đều tăng giá khiến người tiêu dùng lo lắng. Mỗi thứ tăng một chút Khi ngành điện vừa thông báo tăng giá điện, ngay lập tức nhiều mặt hàng ăn uống nhảy giá theo. Trưa 21/10, chị Nguyễn Thị Thanh (30 tuổi, ngụ quận 10), dạo mấy vòng quanh khu chợ gần nhà mà vẫn chưa mua được thực phẩm...

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như có sự đầu tư bài bản, hiệu quả. Thị trường Halal tăng trưởng ngay cả trong đại dịch Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc...

Trung Quốc mua cau giá rẻ làm kẹo, đưa ngược sang chợ Việt bán 3,3 triệu/kg

Nhiều năm nay, Trung Quốc mua cau của nông dân Việt với giá rẻ, thậm chí có nhiều thời điểm giá chỉ vài nghìn đồng mỗi cân. Loại quả này được sản xuất thành kẹo cau, bán tại chợ Việt với giá 3,3 triệu đồng/kg. Những ngày này, cau đắt như vàng, cau tăng giá kỷ lục, giá cau lao dốc,... trở thành các từ khoá “hot”, bởi Trung Quốc đẩy mạnh gom mua về làm nguyên liệu sản xuất,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất