Powered by Techcity

Vì sao nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam?

Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 so với dự báo trước đó, sau khi GDP quý 3 được công bố đạt 7,4%, cao hơn dự kiến.

Dù GDP quý 3-2024 tích cực hơn dự kiến nhưng sức mua vẫn còn yếu, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào FDI, xuất khẩu – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng từ 6,8 – 7% của năm 2024 là thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh nhà xưởng, phương tiện sản xuất… của hàng loạt doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng nặng bởi cơn bão Yagi, thiệt hại của nền kinh tế ước tính lên tới 81.500 tỉ đồng (tính tới ngày 27-9), thậm chí lên tới gần 100.000 tỉ đồng.

Việt Nam tạo “bất ngờ lớn”

Trong báo cáo phát hành mới đây, bộ phận nghiên cứu toàn cầu HSBC cho biết mức tăng trưởng 7,4% trong quý 3 của Việt Nam “cao hơn hẳn so với kỳ vọng”.

Sau năm 2023 và quý 1-2024 “đầy vất vả”, Việt Nam đã trở lại là ngôi sao tăng trưởng của ASEAN, dù Việt Nam đã chịu tác động của siêu bão Yagi.

Điều đáng khích lệ là sự phục hồi của thương mại ban đầu chỉ tập trung trong lĩnh vực điện tử nhưng giờ đang cho thấy dấu hiệu lan rộng, chẳng hạn như xuất khẩu dệt may và da giày tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước…, theo báo cáo của HSBC.

Với diễn biến “bất ngờ tích cực” trong quý 3, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 7% từ mức dự báo trước đó là 6,5%.

Trong báo cáo cập nhật về Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng Standard Chartered cũng nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,8%, so với dự báo 6% trước đó.

Theo các chuyên gia của ngân hàng ngoại này, động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối mạnh mẽ, với sự cải thiện trong nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, bán lẻ, bất động sản, du lịch, sản xuất…

“Dù áp lực trong ngắn hạn vẫn tồn tại, nhưng chúng tôi cho rằng khả năng hoạt động của nền kinh tế Việt Nam đang tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường”, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan của Standard Chartered, khẳng định.

Theo vị chuyên gia này, việc Chính phủ đang đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế có thể giúp duy trì lãi suất ở mức thấp trong thời gian tới và các động thái của Fed cũng sẽ là yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến các quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Singapore United Overseas Bank (UOB) cũng nâng dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam thêm 0,5 điểm phần trăm, lên 6,4%. Trong khi đó, ADB dự báo tăng trưởng là 6% và Ngân hàng Thế giới (WB) kỳ vọng tốc độ này là 6,1%…

Khách mời quốc tế tham dự phiên đối thoại chính sách tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Áp lực lớn với mục tiêu 7%

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Ngọc Báu, nhà sáng lập, tổng giám đốc Công ty CP WiGroup – đơn vị cung cấp dữ liệu kinh tế có quy mô lớn nhất Việt Nam, cho biết khi số liệu GDP quý 3 được công bố, các tổ chức quốc tế đa phần đều bất ngờ vì con số công bố cao hơn rất nhiều so với dự báo của các tổ chức này, nhất là sau khi các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Yagi.

Theo thống kê, bão Yagi – đổ bộ vào Việt Nam đầu tháng 9 – đã gây ảnh hưởng tới 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, khu vực chiếm trên 41% GDP và 40% dân số cả nước.

Tính đến 27-9, ước tính thiệt hại khoảng 81.500 tỉ đồng nhưng theo ước tính của WiGroup, con số thiệt hại có thể lên tới gần 100.000 tỉ đồng, tức tương đương 1% GDP danh nghĩa của Việt Nam năm 2023.

Do đó, theo ông Báu, để chạm tới mục tiêu cả năm 7%, quý 4 sẽ chịu áp lực không nhỏ. Mức ước tính đạt trong quý 4 phải trên 7,1%. Trong khi đó, cơn bão đã gây thiệt hại về nhà xưởng, phương tiện sản xuất…, nên ảnh hưởng về kinh tế sẽ còn kéo dài sang quý 4.

Ông Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, giám đốc Economica Việt Nam, cho rằng việc quan trọng nhất sau cơn bão Yagi vẫn là khôi phục được sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại các tỉnh phía Bắc, khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp lớn của cả nước. “Việc hỗ trợ hồi phục sản xuất kinh doanh cần được đẩy mạnh thông qua hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, thuế…”, ông Bình nói.

Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hong Sun, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM), cho biết đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đã khôi phục hoạt động trở lại, mau chóng bắt tay vào sản xuất để kịp giao hàng dịp cao điểm cuối năm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo các tổ chức quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Tổng Giám đốc UNDP và Giám đốc điều hành UNICEF. Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác tại New York, Hoa Kỳ, chiều 24/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có các cuộc gặp...

Thủ tướng gặp nhiều lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế bên lề WEF Davos 2024

Nhân dịp tham dự Hội nghị WEF Davos 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Campuchia, Slovakia, lãnh đạo 1 số tổ chức quốc tế. Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 17/1 (theo giờ địa phương), tại Davos (Thụy Sĩ), nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các...

Kinh tế Việt Nam dưới góc nhìn tổ chức quốc tế: Kiên cường vượt gió ngược

Trong bối cảnh toàn cầu biến động, lạm phát tăng cao, chuỗi cung ứng đứt gãy, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực và khả quan. Kinh tế Việt Nam kiên cường "vượt gió ngược" Ngân hàng HSBC nhận định, trong bức tranh tổng thể khu vực, kinh tế Việt Nam được nhận định là lạc quan thận trọng. Nền kinh tế Việt Nam đã...

Thủ tướng gặp lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu...

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP28), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo cấp cao các nước Hà Lan, Đan Mạch, UAE, Na Uy, Mông Cổ, Zambia, Ấn Độ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),...

Cùng tác giả

Xu hướng du lịch 2025: khách dần từ bỏ nơi xa hoa, đông đúc

Thay vì xu hướng chi tiêu mạnh tay cho du lịch giống thời điểm sau dịch, năm 2025, du khách hướng đến những nơi phải trả ít tiền hơn. 63% trong 25.000 du khách được hỏi từ 19 quốc gia cho biết sẽ đến một nơi ít đông đúc trong chuyến đi tiếp theo. Số lượng tìm kiếm các chuyến bay trên Expedia từ 1/9/2023 đến 31/8/2024 cho thấy top 10 điểm đến du khách ngày càng quan tâm thuộc...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: "Kính thưa đồng...

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 21/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước đối với ông Lương Cường bằng hình thức biểu quyết điện tử. Thứ Hai, ngày 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc...

Toàn văn Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. Sáng 21/10, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, dự kiến kế...

Sửa Luật Điện lực hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0

Chiều 21/10, tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 21/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Theo Tờ trình, sau khi được ban hành, việc thực thi Luật Điện lực...

Cùng chuyên mục

Lãi suất tiết kiệm tăng, giảm trái chiều

Lãi suất tiền gửi có xu hướng chững lại khi chỉ có một vài ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất kể từ đầu tháng 10 đến nay, trong khi đó xuất hiện ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm. Tính riêng từ đầu tháng 10 trở lại đây, điểm danh các ngân hàng có tăng lãi suất tiền gửi bao gồm: LPBank, Bac A Bank và Eximbank tăng lãi suất tiết kiệm. Theo đó, ngân hàng Eximbank điều...

Để người dân, doanh nghiệp thiệt hại do bão tiếp cận được nguồn vốn

Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sớm ổn định hoạt động sản xuất sau cơn bão số 3, thực hiện chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chủ động, trực tiếp làm việc, thực hiện một số giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn. Tuy nhiên, do các quy định còn có những vướng mắc nên nhiều người dân và doanh nghiệp vẫn chưa tiếp...

Uỷ ban Kinh tế: Giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả của người dân

Uỷ ban Kinh tế đề nghị kiểm soát rủi ro của thị trường chứng khoán, vàng, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Sáng 21/10, trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết bên cạnh những kết quả đạt được tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 còn đối diện với một số khó...

Cách nào để ghìm cương giá vàng nhẫn tăng dữ dội?

Gần đây giá vàng nhẫn tăng dữ dội, liên tục lập đỉnh, phá kỷ lục lịch sử, làm cách nào để ngăn chặn đà tăng này? Già vàng nhẫn đang gây kinh ngạc khi mỗi ngày lại lập một kỷ lục mới, đắt chưa từng có trong lịch sử. Từng thấp hơn giá vàng miếng đến hơn chục triệu đồng/lượng, đến nay giá vàng nhẫn đã bám rất sát, neo cao nhất ở mức 85,7 triệu đồng/lượng (giá bán), trong...

Trình Quốc hội đề án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa ký tờ trình kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Dự án hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh thành Theo Chính phủ, dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có...

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cấu trúc vốn FDI đầu tư vào sản xuất có sự chuyển dịch tích cực với xu hướng gia tăng của...

Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu hồ tiêu thu về 58,3 triệu USD, như vậy, tính từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu hồ tiêu chính thức thu về trên 1 tỷ USD. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), 15 ngày đầu tháng 10, Việt Nam đã xuất khẩu 9.039 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 58,3 triệu USD. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chính chiếm 31,7%...

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá ‘lên đỉnh’ rồi bất ngờ ‘quay xe’

Tưởng chừng các mặt hàng như móng trâu, lá điều tươi, giun đất, đỉa, ốc bươu vàng một dạo “hút hàng” từng là bài học đắt giá về thị trường, nhưng không.. . Nhiều ngày nay, mặt hàng cau bỗng trở thành mặt hàng nóng nhất trên thị trường nông sản khi đem lại nguồn lợi có thể nói là trong mơ với bà con trồng cau khi thị trường Trung Quốc hút hàng. Giá cau lập kỷ lục trong...

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất mọi thời đại

Sáng nay (21/10), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đạt sát mốc 86 triệu đồng/lượng. Thậm chí, giá mua vào của các doanh nghiệp kinh doanh vàng vượt vàng miếng SJC. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 84,7 - 85,7 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 100.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng nhẫn của Bảo Tín Minh Châu niêm yết 84,68 - 85,68 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng...

Gỡ các điểm nghẽn, thu hút FDI vào ngành dược

Với quy mô hơn 100 triệu dân và tổng tiền thuốc sử dụng năm 2023 là hơn 8 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam là khá hấp dẫn và còn nhiều dư địa cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bộ Y tế cho biết, 2024 là một năm then chốt với việc rà soát, sửa đổi các luật và quy định quan trọng để định hình hoạt động của ngành y dược trong một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất