Powered by Techcity

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị.

Rau sạch tại những nông trường VinEco được phân phối tại các hệ thống siêu thị. (Ảnh TRẦN THANH GIANG)

Cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh, Việt Nam cũng cần chú trọng nâng cao nhận thức và phát huy sự tham gia từ phía người tiêu dùng trong việc thực hành tiêu dùng bền vững, qua đó đồng hành cùng doanh nghiệp đạt được các kết quả bền vững.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 đã ban hành khái niệm tiêu dùng bền vững cũng như xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong việc tham gia thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững nói riêng và phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam nói chung.

Tiêu dùng xanh ngày càng phổ biến

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia Lê Triệu Dũng nhận định: Sản xuất và tiêu dùng bền vững đã trở thành mắt xích quan trọng bảo đảm hiệu quả của tiến trình bền vững. Đây không chỉ là trách nhiệm theo quy định của pháp luật, mà còn là xu hướng, yêu cầu khách quan từ thực tiễn, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng đóng góp trực tiếp vào quá trình phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, người tiêu dùng đã và đang ngày càng thể hiện rõ vị trí, tầm quan trọng và mức độ quyết định đối với thành công của quá trình này.

Thực tế hiện nay, tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững không còn là những khái niệm xa lạ, mà đang dần phổ biến hơn trong đời sống hằng ngày. Khảo sát của Viện Nghiên cứu giá trị doanh nghiệp thuộc Tập đoàn IBM (IBM Institute for Business Value – IBV) đối với 14.000 người đến từ chín quốc gia cho thấy, 90% số người được khảo sát nhận định đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách nhìn của họ về các vấn đề liên quan môi trường và tiêu dùng bền vững. Người tiêu dùng đang dần quay lưng, hạn chế sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp gây ô nhiễm, sử dụng lãng phí tài nguyên hoặc có tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng.

Theo Bộ Công thương, nhu cầu tiêu dùng xanh tại Việt Nam đã tăng trưởng bình quân 15%/năm giai đoạn 2021-2023. Hơn 72% số người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm xanh, cho thấy nhận thức và quan tâm của người tiêu dùng đối với vấn đề bảo vệ sức khỏe, môi trường ngày càng gia tăng.

Đáp ứng xu thế này, nhiều không gian dành cho sản phẩm xanh cũng bắt đầu xuất hiện tại các hệ thống bán lẻ. Giám đốc Siêu thị Aeon Hà Đông (Hà Nội) Nguyễn Thị Hải Thanh chia sẻ: Aeon Hà Đông có các quầy tính tiền ưu tiên cho khách hàng không sử dụng túi ni-lông, đồng thời cung cấp dịch vụ “rent a bag” cho mượn túi môi trường trực tiếp tại quầy thu ngân với chi phí 5.000 đồng/túi và sẽ hoàn lại phí thuê khi trả túi tại quầy dịch vụ. Chúng tôi còn triển khai chương trình ngày không dùng túi ni-lông vào thứ hai đầu các tháng từ năm 2023 cũng như ngừng phân phối các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và chuyển đổi từ thẻ mua sắm nhựa sang sử dụng ứng dụng di động. Hệ thống WinCommerce cũng đã và đang chung tay bảo vệ môi trường bằng việc triển khai loạt giải pháp “xanh” tại hệ thống siêu thị và siêu thị mini WinMart/WinMart+.

Cụ thể, WinCommerce sử dụng tất cả túi ni-lông tự hủy sinh học; đồng loạt giảm hoặc thay thế các vật liệu nhựa sử dụng một lần bằng các vật phẩm thân thiện với môi trường.

Cần thêm trợ lực từ Nhà nước

Có thể thấy, tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay. Thực tế là không ít cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đã sớm nhận thức được vấn đề và chủ động triển khai giải pháp kịp thời. Đơn cử, từ khoảng ba năm trở lại đây, Tổng công ty May 10 đã triển khai nhiều hoạt động xanh hóa sản xuất như đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, sử dụng ít điện năng; đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời, điện áp mái; liên kết chuỗi sản xuất tại Việt Nam và nước ngoài để sử dụng nhiều nhất các sản phẩm tái chế, từ thiên nhiên,…

Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt chia sẻ: Xanh hóa sản xuất không còn là việc muốn hay không mà đến nay đã trở thành yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu bền vững. Ngay cả trong quá trình sản xuất, những nhiên liệu đầu vào đốt bằng than cũng đang được chuyển đổi sang nhiên liệu đốt bằng điện sinh khối nhằm bảo đảm lượng khí thải carbon ít nhất. Dự kiến, trong năm 2024, nếu toàn bộ dự án của May 10 đi vào hoạt động sẽ giúp giảm phát thải hơn 20 nghìn tấn carbon ra môi trường.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi cho rằng: Sản xuất, tiêu dùng bền vững là những xu hướng có vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững không chỉ tại Việt Nam mà còn ở khu vực và trên toàn thế giới. Nhận thức được điều đó, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã chủ động thực hiện nhất quán quan điểm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững, nhất là trong công tác xây dựng chính sách và ban hành pháp luật. Nhờ vậy, hệ thống chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững đang được ngày càng hoàn thiện.

Tuy nhiên, ông Thi cũng thừa nhận rằng, còn nhiều khó khăn, vướng mắc ở phía trước, cản trở việc sớm đưa các chính sách, pháp luật đi vào thực tiễn. Phần lớn doanh nghiệp đều nhận thức được vai trò của sản xuất bền vững đối với nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển lâu bền của chính mình, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tìm kiếm, huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư sản xuất xanh, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp lưu thông, phân phối cũng đã từng bước xanh hóa quy trình phân phối, giảm bao bì trung gian và chất thải, sử dụng, phân phối sản phẩm, bao bì thân thiện với môi trường. Thế nhưng, các hoạt động này cũng chưa mang tính bền vững, việc sử dụng túi ni-lông, bao bì khó phân hủy vẫn phổ biến,… Về phía người tiêu dùng đã ngày càng hiểu biết hơn và có ý thức ưu tiên lựa chọn tiêu dùng xanh, tuy nhiên giá thành sản phẩm xanh vẫn còn cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân. Trong khi đó, các hành vi quảng cáo gian dối, lợi dụng thông tin sản phẩm xanh để bán giá cao ngày càng phổ biến, gây e ngại, tâm lý hoang mang đối với người tiêu dùng.

Để bắt kịp xu hướng sản xuất, tiêu dùng bền vững, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội Mạc Quốc Anh cho rằng, các doanh nghiệp phải chuyển mình mạnh mẽ hơn. Song song với đó, chúng ta cần thêm trợ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm các cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển các công nghệ hiện đại để áp dụng vào sản xuất xanh. Sản xuất xanh và sạch cần nguồn vốn dài hạn, ổn định, do đó rất cần những cơ chế giúp doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Nhà nước cần có giải pháp khuyến khích và ưu tiên những doanh nghiệp sản xuất xanh, sạch hơn; hoàn thiện khung cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang nền sản xuất xanh và tiêu dùng bền vững.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Bùi Thanh Thủy cho rằng, vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa mặn mà với các sản phẩm xanh bởi nguyên nhân chủ yếu là giá cả. Trong khi đó, các chính sách đầu tư cho người tiêu dùng lại chưa nhiều.Vì đây là việc ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người dân, vì vậy chúng ta nên tính đến câu chuyện làm sao để giảm giá thành, giảm thuế tiêu thụ cho các sản phẩm xanh, giúp người dân dễ dàng tiếp cận.



Nguồn

Cùng chủ đề

Triển vọng từ các mô hình nông nghiệp hữu cơ

Tại nhiều địa phương, người nông dân đã kiên trì theo đuổi sự nghiệp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thay đổi tập quán canh tác, vì sức khỏe của chính bản thân và người tiêu dùng.  Xuất phát từ niềm đam mê với nông nghiệp, anh Cao Văn Hùng (xã Bình Khê, TP Đông Triều) đã lựa chọn phát triển mô hình trồng rau má thủy canh. Anh Hùng cho biết: Thủy canh có thể hiểu đơn giản là...

Thủ tướng: Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Thủ tướng nhắc lại chuyển đổi số là một yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển đất nước, trong đó có phát triển doanh nghiệp. Kết luận Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng vào sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ luôn đồng...

Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước

Ngày 13/4, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025. Kết luận phiên họp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển. Chính phủ làm rõ những nội dung cần sửa đổi, hoàn thiện; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục;...

Thông cáo báo chí về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh quý I năm 2025

Trong quý I năm 2025, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã cung cấp điện an toàn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, Công ty cũng đã đảm bảo cấp điện an toàn, tin cậy, phục vụ cho các sự kiện chính trị, lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh.Theo đó, Công ty đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ,...

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa

Thực hiện việc kích cầu tiêu dùng nội địa, nhiều chính sách kích cầu đã được triển khai ngay từ đầu năm để hỗ trợ tích cực cho người dân, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, sức mua hàng hóa sản xuất trong tỉnh đang ngày càng tăng cao, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 133 chợ, 26 siêu thị, 7 trung tâm...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Quỹ Warburg Pincus duy trì, tăng cường đầu tư vào các dự án đang triển khai, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu. Ngày 18/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ), kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng...

Phó Thủ tướng chỉ đạo thanh tra, không để đầu cơ, thao túng giá vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, không để xảy ra việc đầu cơ, thao túng giá vàng. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18.4.2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.Xét báo cáo nhanh của Văn phòng Chính phủ về tình...

Đại diện Việt Nam bị tước danh hiệu nam vương quốc tế, ban tổ chức phản hồi

Ban tổ chức Nam vương Du lịch Thế giới tại Việt Nam khẳng định việc ban tổ chức quốc tế đơn phương công bố thay đổi kết quả sau khi đêm chung kết sau gần 2 tháng là không có cơ sở pháp lý. Ban tổ chức Việt Nam phản bácTối 18/4, KTP Global - đơn vị tổ chức Nam vương Du lịch Thế giới (Mister Tourism World - tại Việt Nam lên tiếng sau khi tổ chức quốc tế...

Thủ tướng mong Nhật Bản tích cực hỗ trợ ODA thế hệ mới cho Việt Nam

Thủ tướng mong Nhật Bản tích cực hỗ trợ ODA thế hệ mới cho Việt Nam với thủ tục đơn giản hơn, tập trung vào các dự án trọng điểm mang tính chất "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái." Chiều 18/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhằm trao đổi về một số nội dung tăng cường hợp tác giữa hai nước.Cảm ơn sự...

Đại hội Đảng bộ BQL Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh nhiệm kỳ 2025 –...

Ngày 18/4, Đảng bộ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND tỉnh tới dự. Đảng bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh là đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng chỉ đạo thanh tra, không để đầu cơ, thao túng giá vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, không để xảy ra việc đầu cơ, thao túng giá vàng. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18.4.2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.Xét báo cáo nhanh của Văn phòng Chính phủ về tình...

Chuẩn bị thay thế Luật Hàng không dân dụng Việt Nam

Dự thảo Luật Hàng không dân dụng có nhiều điểm mới nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư hạ tầng, phát triển logistics hàng không…Dự thảo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam vừa được Cục Hàng không Việt Nam hoàn thiện, nhằm thay thế Luật hiện hành sau 19 năm thi hành, với nhiều điểm đổi mới mạnh mẽ phù hợp với sự phát triển công nghiệp hàng không, ứng dụng công nghệ và xu...

Lợi nhuận ngân hàng 2025 – Bức tranh đa sắc

Thận trọng hơn là điểm chung của các ngân hàng đang có lợi nhuận thuộc top đầu với kế hoạch tăng trưởng từ 5 - 14%.Đến thời điểm này, các ngân hàng hầu như đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 và khá tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu dù cùng chung nhận định, năm nay sẽ là một năm thách thức lớn với ngành ngân hàng. Bức tranh lợi nhuận ngành năm nay, có thể...

Giá vàng miếng SJC lại “kịch trần”, tăng tới bao giờ?

Các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giá bán ra vàng miếng SJC sáng nay thêm hàng triệu đồng, nhiều nơi chạm 120 triệu đồng/lượng.Sáng 18-4, bất chấp giá vàng thế giới điều chỉnh giảm, vàng miếng SJC vẫn được các công ty vàng SJC, PNJ đẩy lên mức mức cao mới, 117 triệu đồng/lượng mua vào và 120 triệu đồng/lượng bán ra, tăng thêm 2 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.Thậm chí, công ty như Mi...

Đưa Việt Nam vào thị trường Halal toàn cầu trị giá hàng nghìn tỉ đô

Việt Nam có thế mạnh để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal toàn cầu, nhưng mới chỉ xuất khẩu được 20 mặt hàng đến các quốc gia Hồi giáo tại khu vực ASEAN. Ngày 17-4, tại hội thảo "Phát triển kinh tế và thương mại Halal của Việt Nam", các chuyên gia đã chỉ ra thực trạng việc để đưa Việt Nam bước vào thị trường Halal toàn cầu (là những sản phẩm được cho...

Giá sầu riêng lao dốc

Sầu riêng Ri6 tại vườn xuống 35.000-40.000 đồng một kg, bằng một phần ba so với cùng kỳ 2024, nhiều nơi ngừng thu mua giống Monthong do giá giảm sâu. Anh Phong - nông dân sở hữu nửa ha sầu riêng tại Tiền Giang - đang "đứng ngồi không yên" khi mùa thu hoạch bước vào chính vụ. Dù trái đã đủ ngày hái, thương lái vẫn không mặn mà thu mua. Đặt cọc từ hơn tháng trước với mức...

Vàng miếng SJC vọt lên 120 triệu đồng

Vàng miếng SJC tăng 2 triệu mỗi lượng lên 120 triệu đồng, chênh lệch gần 15 triệu đồng so với thế giới. Sáng 18/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng tại 117 - 120 triệu đồng, tăng 1,5 triệu đồng chiều mua vào và 2 triệu đồng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Các thương hiệu khác cũng nâng giá loại vàng này lên tương ứng, song nguồn cung trên...

Giá vàng đắt không tưởng, ai hưởng lợi lớn nhất?

Chỉ trong 3 ngày qua, giá vàng trong nước tăng 16 - 17 triệu đồng/lượng bỏ xa giá vàng thế giới hơn 10 triệu đồng/lượng. Người dân lao vào xếp hàng mua vàng. Trong cơn sóng này, ai được hưởng lợi?Giá tăng điên loạnCông ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn và các đơn vị kinh doanh niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 115,5-118 triệu đồng/lượng mua - bán, tăng 8,7 triệu đồng/lượng chiều mua vào và...

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền sang quản lý thị trường

Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.Ngày 17/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chuyển đơn tố cáo liên quan đến Chu Thanh Huyền, người nổi tiếng trên mạng xã hội, tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.Theo nội dung đơn...

Thúc đẩy nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2025, Quảng Ninh tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 14% trở lên. Cùng với các ngành kinh tế trọng điểm, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục được tỉnh thúc đẩy mạnh với những giải pháp cụ thể. Sau cơn bão số 3 năm 2024, cùng với nhiều lĩnh vực, nông, lâm, ngư nghiệp của Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm cho bà con và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất