Powered by Techcity

Giải quyết khó khăn cho người trồng rừng sau bão

Bão số 3 đi qua, người trồng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xót xa bởi sự tàn phá của thiên nhiên đã kéo theo cả cơ nghiệp bao năm lao động của gia đình. Xây dựng cơ chế, chính sách để khôi phục sản xuất lâm nghiệp là một trong những vấn đề cấp thiết mà tỉnh Quảng Ninh đang quan tâm thực hiện.

Những cánh rừng ở xã Sơn Dương (TP Hạ Long) bị gãy, đổ do bão.

Sớm đưa các chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống

Theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), cơn bão số 3 đã gây thiệt hại về rừng với diện tích khoảng 170.000ha (diện tích này chưa bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị sạt, trượt). Trong đó, Quảng Ninh là địa phương thiệt hại nặng nề nhất với gần 120.000ha. Ước thiệt hại về lĩnh vực lâm nghiệp trên 6.400 tỷ đồng với tổng số hộ gia đình bị thiệt hại lên tới trên 22.000 hộ, gồm các gia đình được giao đất, giao rừng và các hộ được giao khoán trồng rừng của các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Anh Lý Văn Thắng (xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) cho biết: Gia đình tôi trồng hơn 8ha keo, cơn bão số 3 đã khiến diện tích rừng keo gần như mất trắng. Không chỉ riêng tôi mà các hộ dân trong xã cũng đều bị thiệt hại, hộ ít thì thiệt hại 1-2ha, mất vài chục triệu đồng, hộ nhiều thì hàng chục ha, mất cả chục tỷ đồng. Không những thế, giá keo thu mua đang giảm theo từng ngày, từng giờ. Hiện tại, chúng tôi tận thu những cây keo trên 4- 5 tuổi bị gãy, đổ cũng chỉ đủ trả chi phí thuê nhân công, vận chuyển, dọn VSMT phòng chống cháy rừng… Để trồng lại những cánh rừng mới, thực sự là rất khó khăn.

Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT kiểm tra thiệt hại tại khu vực rừng phòng hộ Hồ Cao Vân.

Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến người trồng rừng, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra còn ảnh hưởng tới những người làm nghề rừng, giảm tỷ lệ che phủ rừng, sản xuất giống, trồng rừng cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển lâm nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Bông, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Để khắc phục thiệt hại, hỗ trợ người dân sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh, Chi cục đã và đang triển khai một loạt các giải pháp cấp bách liên quan đến công tác thống kê, đánh giá, lập hồ sơ theo các cơ chế hỗ trợ của Trung ương và tỉnh.

Với những rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại trên 70% thì sẽ được hỗ trợ 4 triệu/ha; rừng bị thiệt hại từ 30-70% thì được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha.

Theo đó, để các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được hưởng hỗ trợ tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9/1/2027 và Quyết định 1568/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã hướng dẫn các địa phương cách thống kê, đánh giá lại tất cả diện tích rừng bị thiệt hại trên 30% trở lên.

Đồng thời dựa vào dự thảo Nghị định quy định về thanh lý rừng trồng của Bộ NN&PTNT để hướng dẫn các chủ rừng lập hồ sơ và xác định thiệt hại đối với diện tích rừng trồng từ nguồn ngân sách nhà nước, rừng trồng thay thế. Như vậy, với những rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại trên 70% thì sẽ được hỗ trợ 4 triệu/ha; rừng bị thiệt hại từ 30-70% thì được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha. Đến nay, UBND các địa phương đang tích cực tổ chức thực hiện công tác kiểm đếm, lập hồ sơ hỗ trợ. Dự kiến kinh phí hỗ trợ theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP là trên 233 tỷ đồng.

Người dân xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ) đang tích cực tận thu gỗ, bóc vỏ keo tại những cánh rừng.

Cùng với cơ chế hỗ trợ của Trung ương, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã giao cho các Hạt Kiểm lâm chủ động phối hợp UBND các xã để tuyên truyền, hướng dẫn từng người dân trồng rừng gỗ lớn có giao đất, giao rừng theo Nghị quyết số 37/2024/NQ-HĐND ngày 10/7/2024 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để thực hiện thống kê thiệt hại và lập hồ sơ hỗ trợ. Với những hộ dân có diện tích trồng rừng gỗ lớn từ 3ha trở lên sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng/ha và 400.000 đồng/ha để thuê đơn vị tư vấn vào lập hồ sơ.

Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng đã có văn bản báo cáo Sở NN&PTNT đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ người trồng rừng khắc phục thiệt hại sau bão số 3 từ nguồn vốn của MTTQ tỉnh. Cụ thể sẽ hỗ trợ dọn VSMT rừng đối với diện tích rừng bị thiệt hại trên 30% là 1 triệu đồng/ha. Dự kiến kinh phí hỗ trợ đợt 1 trên 77,5 tỷ đồng.

30 ngày đêm dọn dẹp, tận thu rừng 

Gần 120.000ha rừng toàn tỉnh bị “xóa sổ” sau bão.

Dọc theo tỉnh lộ 234, QL 279, QL18 kéo dài từ Hạ Long đi Vân Đồn, lên tới vùng sơn cước Hoành Bồ, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu là cảnh hoang tàn của những cánh rừng chết mòn sau siêu bão Yagi. Thống kê trong khoảng 120.000ha rừng bị thiệt hại thì có tới gần 78.000ha là rừng của các hộ gia đình, cá nhân. Thực tế, ở tất cả các địa phương có rừng trong toàn tỉnh, công tác thống kê thiệt hại, lập hồ sơ hỗ trợ, tận thu rừng sau bão đang được chính quyền các địa phương và người dân tích cực thực hiện. Tuy nhiên công tác khắc phục đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là công tác thống kê thiệt hại, kiểm đếm, lập hồ sơ là thiếu nhân lực, phương tiện và nhiều thủ tục khá phức tạp.

Theo quy định của Bộ NN&PTNT, với mỗi ha rừng sẽ phải khoanh một ô tiêu chuẩn (khoảng 100m2) và để tiến hành đo GPRS, kèm theo đó sẽ phải có cán bộ địa chính của các xã, phường đi cùng, trung bình thao tác kiểm đếm thiệt hại cho 1ha rừng sẽ mất khoảng 30-60 phút, chưa tính thời gian di chuyển đến địa điểm để đo đạc và những ngày thời tiết xấu. Với cách thức này, nhiều địa phương tính toán trung bình 1.000ha rừng thiệt hại thì sẽ mất hàng tháng mới kiểm đếm, lập hồ sơ xong. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tận thu rừng của người dân vì càng để lâu, gỗ càng khô và nguy cơ cháy rừng càng lớn. Đơn cử như tại TP Hạ Long, đến hết ngày 4/10, địa phương này mới thực hiện kiểm đếm, lập hồ sơ xong cho 700/18.000ha rừng của các hộ gia đình, cá nhân.

Ông Vũ Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đồng Lâm (TP Hạ Long) cho biết: Trước tình hình cấp bách này, để xác nhận ô tiêu chuẩn cần có những giải pháp linh hoạt như có thể dùng phương pháp trực quan và ghi nhận hình ảnh để đẩy nhanh quá trình thống kê, kiểm đếm, lập hồ sơ, tạo điều kiện cho các hộ dân sớm được tận thu rừng.

Nhiều chủ rừng phải tranh thủ tận thu rừng để có thêm kinh phí chi trả công tác thu dọn, VSMT rừng sau bão.

Ngoài khó khăn trong công tác kiểm đếm, lập hồ sơ, việc thiếu nhân lực, phương tiện để thu gom cây rừng gãy đổ cũng đang khiến nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh lao đao. Hiện nhiều cánh rừng sau bão không có đường lên vì những cung đường vận chuyển hầu hết bị sạt trượt, hỏng hóc, cây gãy đổ chặn lối đi. Trong khi đó, giá thu mua keo lại giảm theo từng ngày vì hiện chất lượng gỗ chưa đạt tiêu chuẩn như các rừng keo 6-7 năm tuổi và các đơn vị thu mua cũng thiếu khu vực tập kết do các xưởng chế biến quá tải, thậm chí một số xưởng cũng bị thiệt hại về nhà xưởng, máy móc, chưa thể đi vào vận hành… Tất cả đang cộng dồn lại, đè hết lên vai những người trồng rừng.

Nắm bắt kịp thời các khó khăn của người dân, bên cạnh việc triển khai các chính sách, cơ chế hỗ trợ, ngày 1/10 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 2832/UBND-KTTC để  phát động đợt cao điểm 30 ngày đêm hỗ trợ thu dọn, vệ sinh rừng, tận thu, tận dụng lâm sản trên diện tích rừng bị thiệt hại. Triển khai chiến dịch, các lực lượng chức năng, UBND các địa phương cũng đang chủ động huy động lực lượng, phương tiện ra quân hỗ trợ các chủ rừng thu dọn, vệ sinh rừng, lưu thông tuyến đường vận xuất, tận thu lâm sản trên diện tích rừng bị thiệt hại, quyết tâm hoàn thành công việc trước ngày 31/10/2024. Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương làm việc với các cơ sở tiêu thụ thu mua gỗ tận thu của bà con ổn định về giá, rà soát nguồn cung cấp giống để đảm bảo trồng lại rừng ngay sau khi người dân tận thu xong. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của tỉnh, các địa phương đã ban hành kế hoạch phát động, có phân công rõ việc, rõ nhiệm vụ cho từng đơn vị.

Ông Lê Văn Thắng, Phó phòng Kinh tế (TP Hạ Long) cho biết: Hiện thành phố đã ban hành kế hoạch, yêu cầu các lực lượng vũ trang phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường, Hạt Kiểm lâm thành phố chức huy động lực lượng để tham gia hỗ trợ, giúp các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân tổ chức dọn vệ sinh, khai thác tận thu cây rừng bị gãy đổ do bão số 3 gây ra. Thời gian bắt đầu thực hiện từ ngày 7/10/2024 với quân số huy động để hỗ trợ tối thiểu là 150 người.

Như vậy trong bối cảnh các hộ gia đình thiếu nhân lực, phương tiện, việc tỉnh phát động triển khai chiến dịch sẽ giúp người dân trồng rừng có thêm một nguồn lực hỗ trợ rất thiết thực. Ông Lý Văn Ba (thôn Trường Tùng, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên) chia sẻ: Những ngày này, giá nhân công cắt dọn rừng rất cao, trung bình 350.000 đồng/ngày công, để dọn xong 1ha rừng thông thường sẽ phải thuê khoảng 10 nhân công để làm liên tục trong 2 ngày, số tiền lên tới 7 triệu đồng/ha, giá cao là vậy nhưng để thuê người cũng rất khó. Trong khi đó, giá bán gỗ trước bão là 1.000-1.100 đồng/kg thì giờ tận thu chỉ được 750-800 đồng/kg. Rừng càng xa, đường càng khó đi thì chi phí cho vận chuyển càng lớn, vì vậy chúng tôi đang tập trung tận thu ở những khu vực gần đường. Đặc biệt, với cây keo, trời nắng, cây bị gãy nên sẽ nhanh bị khô, không thể bóc vỏ, trong khi thời gian thu mua kéo dài, làm giảm giá trị gỗ… Những ngày tới, khi huyện và xã huy động thêm lực lượng giúp dân thật sự là hành động rất có ý nghĩa đối với những người trồng rừng ở thời điểm này.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ

Theo đánh giá của các chuyên gia, Quảng Ninh là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để trở thành trung tâm chế biến, xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên cho đến nay, việc phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh vẫn chưa phát triển đúng như kỳ vọng đặt ra. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 278 cơ sở chế biến lâm sản...

Ban hành quy định về thanh lý rừng trồng đối với diện tích rừng trồng bằng ngân sách Nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 quy định về thanh lý rừng trồng. Nghị định này đã tháo gỡ các quy định về thanh lý rừng đối với diện tích rừng trồng bằng ngân sách Nhà nước, vốn trước đó cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành quy định về thanh lý rừng. Theo đó, Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thanh lý và quản lý, sử dụng số tiền...

Đề xuất để phát triển rừng sau bão số 3

Phó Giám đốc BQL Rừng phòng hộ hồ Yên Lập Bùi Hữu Rin: Sớm có phương án tận thu, tận dụng lâm sản bị đổ, gãy Rừng phòng hộ hồ Yên Lập có vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ nguồn sinh thủy cho hồ Yên Lập. Tuy nhiên, cơn bão số 3 đã làm gãy đổ hơn 1.000ha rừng trồng nằm trong ranh giới BQL Rừng phòng hộ hồ Yên Lập quản lý, dẫn đến tỷ lệ che...

Khôi phục sản xuất lâm nghiệp

Bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại cho ngành Lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh ước trên 6.400 tỷ đồng với hơn 117.000ha rừng bị gãy đổ từ 30-100%. Để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất lâm nghiệp, tỉnh đã có nhiều chính sách, chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện việc rà soát, kiểm đếm, lập danh sách hỗ trợ, giúp người dân, các công ty...

Hỗ trợ tái thiết sản xuất lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai

Bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại rất lớn cho ngành lâm nghiệp tỉnh. Để hỗ trợ người dân, các công ty lâm nghiệp sớm khắc phục thiệt hại, tái thiết sản xuất, kinh doanh; tỉnh, trực tiếp là ngành NN&PTNT đang triển khai nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Nguyễn Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, về nội dung này. - Ông cho biết rõ...

Cùng tác giả

Xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ: Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đứng trước nhiều cơ hội gia tăng kim ngach, nhưng cũng không ít rủi ro thời gian tới. Cơ hội lớn... Trong thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai con số và vẫn đang phát triển mạnh tại thị trường Hoa Kỳ. Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 10/2024, tổng sản lượng thuỷ...

Ngọc Trinh: ‘Tôi vực dậy sau biến cố’

Lấy chủ đề gia đình quen thuộc nhưng dưới góc nhìn chị dâu - em chồng, bộ phim "Chị dâu" quy tụ dàn diễn viên kỳ cựu như Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh. Tác phẩm gây chú ý khi có sự xuất hiện của Ngọc Trinh. Chiều 26/11, diễn viên Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh, Đinh Y Nhung và Ngọc Trinh cùng đạo diễn Khương Ngọc có mặt tại buổi ra mắt phim Chị dâu. Ngọc Trinh trở lại...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ: Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đứng trước nhiều cơ hội gia tăng kim ngach, nhưng cũng không ít rủi ro thời gian tới. Cơ hội lớn... Trong thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai con số và vẫn đang phát triển mạnh tại thị trường Hoa Kỳ. Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 10/2024, tổng sản lượng thuỷ...

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Vướng mắc nào sẽ được tháo gỡ?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát...

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách liên quan xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính cho biết trong quá trình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán, có ý kiến cho rằng việc thu theo...

Eximbank được NHNN chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng

Ngân hàng Eximbank (Mã chứng khoán: EIB) vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm 1.218 tỷ đồng (mức vốn điều lệ trước đây là hơn 17.469 tỷ đồng) thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023 sau khi trích...

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể vượt 16 tỷ USD

Tính chung 10 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm ngoái. Ngành gỗ đang hướng tới triển vọng vượt 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả năm nay, vượt xa mục tiêu trên 14,2 tỷ USD mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt ra từ đầu năm. Tại Công ty Cổ phần Woodsland, kho hàng chờ xuất khẩu luôn sẵn sàng...

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành ‘đại gia’

Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi "chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'. Với giá thành sản xuất khoảng trên dưới 25.000 đồng/kg, nhiều nông dân trồng cà phê đang có thu nhập khủng. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê giao dịch ngày 26-11 ở mức phổ biến 26.000-27.500 đồng/kg tươi và 118.000-120.000 đồng/kg nhân tùy...

Sàn thương mại điện tử có thể xuất hoá đơn thay người bán

Thủ tướng giao Bộ Tài chính sửa Nghị định để người bán có thể ủy nhiệm cho các sàn bán lẻ online lập hóa đơn điện tử giao tới người mua. Tại công điện ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng giới thiệu, giao sản phẩm đến người tiêu dùng. Song sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này khiến cơ quan quản lý gặp thách...

Không lo thiếu thịt lợn dịp Tết

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho biết, đến cuối năm nay tổng sản lượng thịt lợn dự báo vẫn đạt trên 5 triệu tấn. Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Vào dịp cuối năm này, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân lại tăng lên. Dịch bệnh kéo dài rồi đến thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi ở nhiều địa phương. Vậy...

Quy mô kinh tế Đông Nam Á dự báo vượt Nhật Bản vào 2029

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%, quy mô 6 nền kinh tế Đông Nam Á sẽ vượt Nhật Bản vào 2029, theo tính toán của HSBC. Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, quy mô nền kinh tế Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) khoảng 4.000 tỷ USD vào 2023. Mức này đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự...

Lộ diện ngân hàng lãi ‘khủng’ từ bán bảo hiểm

Nhiều ngân hàng ghi nhận doanh thu tăng từ phí dịch vụ bảo hiểm. Đơn cử như KienlongBank trong quý III vừa qua thu từ bảo hiểm gần 40 tỷ đồng, tăng gần 73% cùng kỳ. Báo cáo tài chính quý III của Techcombank cho thấy, thu từ phí dịch vụ bảo hiểm mang về 594 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Techcombank và Manulife Việt Nam có 8 năm hợp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất