Powered by Techcity

Diện mạo Hà Nội thời cận đại qua sách

Chuyện túp lều gianh cuối cùng bị phá hủy ở phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền) tháng 1/1888 được ghi lại trong “Hà Nội thời cận đại”.

Ấn phẩm 524 trang, tập hợp những nghiên cứu của tác giả Đào Thị Diến về quá trình Hà Nội chuyển mình là thành phố hiện đại kiểu phương Tây, thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Nội dung được tuyển chọn từ báo cáo khoa học và loạt bài tác giả viết về Hà Nội đã đăng trên nhiều báo, tạp chí và trang web Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, dựa trên các tài liệu từ thời Pháp thuộc của đơn vị.


Sách do Nhã Nam phát hành hôm 29/9, dịp kỷ niệm 70 năm Ngày tiếp quản thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

Tác phẩm chia hai phần, mở đầu bằng sự kiện hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp các năm 1873, 1882. Đây được xem là giai đoạn bản lề để định hình diện mạo thành phố.

Theo tài liệu của André Masson trong cuốn Hanoï pendant la période héroïque (1873-1888), ngay sau khi chiếm được nơi đây năm 1883, một đại đội bộ binh do đại úy Retrouvey chỉ huy đã đóng quân tại điện Kính Thiên. Retrouvey cho bịt những cột có chạm trổ đẹp bằng “các bức tường kinh khủng có lỗ châu mai”.

Tác giả đề cập việc mở rộng và quy hoạch khu phố Pháp ở phía Tây Hà Nội từ vị trí thành cổ trong những năm cuối của thế kỷ 19. Ngoài ra, bà nhắc đến sự có mặt của Paul Doumer năm 1897, khi ông đến Hà Nội để nhậm chức Toàn quyền. Ngày 20/1/1900, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp được thành lập, nhằm bảo vệ các di tích lịch sử trên toàn bán đảo Đông Dương, bao gồm Hà Nội.


Bức ảnh cuối cùng về kiến trúc nguyên vẹn của thành Hà Nội. Phía trước là hồ Voi, ô đất trống bên cạnh hiện là Đại sứ quán Trung Quốc. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

Quá trình Hà Nội biến đổi từ khu nhượng địa đến “thành phố Pháp” được thể hiện ở phần hai. Tác giả hệ thống 35 bài viết theo tám mục nhỏ, gồm: Khu nhượng địa, Địa giới và tổ chức hành chính thành phố, Giao thông, Phố và đặt tên phố, Văn hóa – Xã hội, Giáo dục, Bảo vệ cảnh quan và các di tích lịch sử, Xây dựng và mở rộng thành phố.

Bà Đào Thị Diến chỉ ra quá trình phát triển đô thị được chính quyền thuộc địa thực hiện song song trên hai lĩnh vực, gồm định hình về mặt địa giới hành chính qua việc xác định và mở rộng địa giới thành phố, xây dựng hệ thống chính quyền gồm hai tổ chức là Hội đồng thành phố và Tòa đốc lý thành phố.

Giao thông Hà Nội thời Pháp thuộc được tái hiện trong loại bài về nguồn gốc xuất hiện tàu điện, xe kéo và cách chúng được khai thác. Qua một số tư liệu phương Tây, diện mạo thành phố dần được Âu hóa ở thế kỷ 19. Quá trình đô thị hóa thể hiện ở các mốc lớn, như tháng 1/1888, những túp lều lợp gianh cuối cùng bị phá hủy ở phố Paul Bert. Năm 1891, Hà Nội có nhà máy sản xuất nước đá. Từ năm 1897, thành phố được rải đá mặt đường, làm vỉa hè, xây cống ngầm, hoàn thành hệ thống cung cấp điện và nước.

Giai đoạn 1920-1945, Hà Nội được mở rộng về phía Nam (khu vực hồ Bảy Mẫu), xuất hiện nhiều công trình như Bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), Sở Tài chính Đông Dương (Bộ Ngoại giao hiện tại), Nhà thương René Robin (hiện là Bệnh viện Bạch Mai).


Route Mandarine (đường Quan Lộ sau đổi tên thành phố Hàng Lọng, nay là đường Lê Duẩn). Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

Ở cuối sách, tác giả dành một phần phụ lục gồm Bảng tra tên đường, phố, quảng trường, vườn hoa ở Hà Nội trước và sau năm 1954, Lược dẫn tên các nhân vật người Pháp được đặt làm tên phố, quảng trường, vườn hoa và một số công trình ở Hà Nội trước năm 1954. Ví dụ đường Abattoire có từ trước năm 1895, đến trước năm 1930 được gọi là đường 159, đổi thành phố Dương Thị Ái (1945), đường Lương Yên (1951), sau 1954 đến nay là phố cùng tên.

Bên cạnh đó, tác giả đưa ra một số thông tin mới như cầu Long Biên do Daydé và Pillé là người thiết kế và xây dựng, không phải Gustave Eiffel như nhiều người nhầm lẫn. Bà kết luận thông qua các tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, gồm hồ sơ đấu thầu, nghị định của Toàn quyền Đông Dương chọn công ty Daydé và Pillé làm nhà thầu chính thức.

Bà Đào Thị Diến sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, có nhiều kỷ niệm ở vườn hoa Hàng Đậu, tiếng tàu điện dọc phố Quán Thánh. Với bà, các con phố khắp thủ đô trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ. “Tôi xin gửi gắm tình yêu sâu đậm với Hà Nội trong cuốn sách này”, tác giả nói.

Dự buổi ra mắt sách sáng 29/9, giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Vũ Dương Ninh nhận định ngoài việc cung cấp thông tin, tác giả kết hợp phân tích, đánh giá vai trò của chính quyền thuộc địa, phương pháp quản lý hành chính của họ, thể hiện qua những văn bản, công văn. Giáo sư cũng ấn tượng bảng phụ lục thống kê các tên phố trước và sau năm 1954. “Tiến sĩ Đào Thị Diến đã tìm cho mình một lối riêng qua việc đi sâu nhiều sự kiện lịch sử của Hà Nội qua sách”, ông nhận xét.


Tác giả Đào Thị Diến tại sự kiện sáng 29/9. Ảnh: Thúy Hằng

Tác giả Đào Thị Diến 71 tuổi, tốt nghiệp chuyên ngành Sử Thế giới, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1970-1975), cộng tác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (1975-2008).

Bà là tác giả của nhiều chuyên luận Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1873-1954) (chủ biên), Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý Thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954. Tác giả còn tham gia biên soạn các sách Biên niên lịch sử Thăng Long – Hà Nội, Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20 qua tư liệu địa chính, Địa danh hành chính Thăng Long – Hà Nội (từ đầu thế kỷ 19 đến nay).




Nguồn

Cùng chủ đề

Tọa đàm về phát triển văn hóa đọc

Ngày 8/11, tại TP Hạ Long, Thư viện tỉnh Quảng Ninh tổ chức giới thiệu sách và tọa đàm với diễn giả về phát triển văn hóa đọc. Đây là một trong các hoạt động chuyên đề dành cho thiếu nhi năm 2024 của Thư viện tỉnh nhằm khẳng định và lan tỏa giá trị của văn hóa đọc trong cộng đồng. Tại chương trình, gần 200 đại biểu và học sinh của các trường trên địa bàn TP Hạ...

Đến trường cùng sách – Báo Quảng Ninh điện tử

Nhân dịp năm học mới, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới các độc giả nhỏ tuổi những ấn phẩm về phương pháp học tập hiệu quả, sách bổ trợ các môn học... Đồng thời, chương trình Góc đọc cuối tuần sáng thứ bảy 24/8 với chủ đề “12 lý do vì sao trường học rất thú vị” cũng giúp các em nhỏ làm quen, khám phá những điều thú vị về cuộc sống học đường. Vào ngày đầu...

Người thổi hồn Yên Tử vào những trang sách

Yêu và gắn bó với miền "Phúc địa thứ 4 của Giao Châu", ông Nguyễn Trần Trương (phường Phương Đông, TP Uông Bí) đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, lưu giữ những giá trị văn hóa, tinh thần của Yên Tử. Những tác phẩm, bài viết của ông về chốn “non thiêng” này đã và đang góp phần làm cho danh thắng Yên Tử ngày càng được bạn bè, du khách trong nước, quốc tế biết đến...

Văn hóa đọc – Những chuyển động tích cực

Thời gian gần đây, nhiều mô hình phát triển văn hóa đọc đang góp sức phục vụ cộng đồng tại các địa phương trong tỉnh. Điều đó cho thấy, văn hóa đọc đã, đang và có những chuyển động tích cực trong dòng chảy cuộc sống hiện đại; được cộng đồng chung tay góp sức xây dựng và ngày càng phát triển. Không gian cà phê sách Thư viện tỉnh là một trong những dự án độc đáo vừa được...

Chương trình “Văn hoá đọc trên hành trình thắp sáng trí tuệ Việt Nam”

Ngày 19/4, tại TP Hạ Long, Thư viện tỉnh phối hợp với Đoàn Khối các Cơ quan tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình “Văn hoá đọc trên hành trình thắp sáng trí tuệ Việt Nam” hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ Ba, năm 2024. Tham dự chương trình có đại diện các sở, ban, ngành; đông đảo ĐVTN, thầy cô giáo và học sinh các trường THPT Chuyên Hạ Long, THPT Lê Thánh...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Hoài Lâm đổi nghệ danh do Hoài Linh đặt

Ca sĩ Hoài Lâm gây chú ý khi dùng tên thật đi hát thay vì nghệ danh do NSƯT Hoài Linh đặt cho. Hoài Lâm vừa chia sẻ hình ảnh đêm diễn mới với khán giả. Đáng chú ý, anh lấy tên Tuấn Lộc để đi diễn. Đây cũng chính là tên thật của nam ca sĩ. Trước sự thay đổi này, giọng ca Hoa nở không màu chỉ nói ngắn gọn: "Tôi vẫn đi hát bình thường, chỉ là...

Hồ Ngọc Hà hứa hẹn “chữa lành” những trái tim tổn thương vì yêu

Sau nhiều lần "hứa hẹn", "Cây đèn thần" của Hồ Ngọc Hà cũng chính thức ra mắt khán giả. "Cây đèn thần" là một ca khúc có giai điệu catchy, cuốn hút, do Trid Minh sáng tác, còn Wokeup làm sản xuất âm nhạc. MV do đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư thực hiện, với sự hỗ trợ của giám đốc sáng tạo Alex Fox, giám đốc thời trang Lâm Gia Khang. Với MV "Cây đèn thần", hiệu ứng thay đổi...

Phim kinh dị 18+ có Hồng Đào, Thùy Tiên còn hạn chế

"Linh miêu: Quỷ nhập tràng" có nỗ lực khai thác yếu tố kinh dị dân gian Việt Nam, từ đó lồng ghép nhiều thông điệp về nhân quả trong xã hội phong kiến. Song, phim vẫn còn hạn chế về kỹ xảo, kịch bản và diễn xuất. Phim kinh dị Linh miêu: Quỷ nhập tràng gây chú ý khi quy tụ các gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, hoa hậu Thùy Tiên, Samuel An, Thiên An… Đứng sau dự...

Tăng Duy Tân, Da LAB, HIEUTHUHAI… nhưng Trúc Nhân mới đứng đầu cuộc đua top trending YouTube

Những ngày cuối năm là dịp để nghệ sĩ Việt đua nhau tung sản phẩm mới. HIEUTHUHAI mặc dù "đỉnh nóc, kịch trần' vẫn bị Trúc Nhân soán ngôi. Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những cái tên như HIEUTHUHAI, Trúc Nhân, Hoàng Dũng, Da LAB… Một số ca khúc nhanh chóng dẫn đầu các bảng xếp hạng. Vài người khác gặp khó khăn khi leo hạng. HIEUTHUHAI bị Trúc Nhân soán ngôi Cái tên dẫn đầu bảng xếp hạng...

Song Luân kết hợp Kaity Nguyễn và Yuno Bigboi

"Anh trai" Song Luân vừa ra mắt music video mới mang tên "Cậu Ba". Đặc biệt MV còn có sự góp giọng lần đầu tiên của nữ DV Kaity Nguyễn và rapper Yuno Bigboi. Ca khúc là nhạc phim "Công tử Bạc Liêu" sẽ được ra mắt tại rạp trên toàn quốc vào ngày 6-12. Ca khúc có chất nhạc độc đáo kết hợp giữa phong cách big band thập niên 1930 và hip-hop đương đại. Để bảo đảm tính...

Thảm họa mới của nhạc Việt

Giọng ca trẻ Đỗ Phú Quí hứng chỉ trích nặng nề từ khán giả vì sản phẩm "Pickleball". Bản Visualizer của ca khúc trên YouTube nhận đến 24.000 lượt dislikes. Lượt dislike hiện tại của Pickleball chiếm đến 77% trong tổng số like/dislike trên YouTube. Từ lâu, nhạc Việt mới có ca khúc gây phẫn nộ nhiều như vậy. Trong hơn 2.000 lượt bình luận, đa số là lời chỉ trích. Hình ảnh, âm nhạc của sản phẩm này đang...

Hải Hà mở lớp dạy hát đối giao duyên dân tộc Dao Thanh Y

Tối 21/11, Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Hải Hà phối hợp với xã Quảng Đức tổ chức khai mạc lớp truyền dạy hát đối giao duyên dân tộc Dao Thanh Y năm 2024 và ra mắt câu lạc bộ văn nghệ dân gian xã Quảng Đức. Tham gia lớp truyền dạy hát đối giao duyên dân tộc dao Thanh Y có 60 học viên gồm cán bộ công chức, cán bộ thôn, giáo viên, học sinh, người dân...

Bài tẩy của Karik – Báo Quảng Ninh điện tử

Karik nắm trong tay 3 thí sinh kinh nghiệm để bước vào vòng Bứt phá, là Manbo, Mason Nguyễn và Queen B. Trong số đó, Mando đang là quân bài tẩy của Karik. Karik đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vòng Đối đầu, khi giúp 7 trong 8 thí sinh tiến vào vòng trong. Kinh nghiệm của Karik trong lần thứ 3 ngồi "ghế nóng" Rap Việt đã phát huy, khi sự sáng suốt trong khâu ghép cặp và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất