Powered by Techcity

Dệt may có cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh những thách thức trong việc tuân thủ các quy định về sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng đang có những cơ hội rất lớn trong việc tiến sâu hơn vào các thị trường tỷ USD nếu có xuất xứ hàng hóa, bảo vệ môi trường.

Nhiều thách thức với doanh nghiệp khi chuyển sang sản xuất xanh. Ảnh: Nguyễn Bằng

Doanh nghiệp đối mặt nhiều thách thức

Chia sẻ tại Hội nghị quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 được Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 19/9 vừa qua tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Đức Trị, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, các nước đang ngày càng yêu cầu khắt khe hơn đối với các sản phẩm dệt may. Theo đó, sản phẩm dệt may phải đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến phát thải carbon, sử dụng hóa chất an toàn và nguồn gốc nguyên liệu tái chế. Những quy định mới này buộc các doanh nghiệp trong nước phải chuyển dịch sang các quy trình sản xuất sạch hơn như sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nguyên liệu tái chế và giảm thiểu chất thải trong sản xuất.

Để thích ứng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã đầu tư đi vào thị trường ngách thông qua sản xuất các loại vải tái chế từ nhựa PET, vải cotton tái chế, hay sợi bền vững như sợi tre, sợi từ vỏ cây. Việc chuyển hướng sang sản xuất tiêu dùng bền vững thúc đẩy kinh tế tuần hoàn khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn do phải thay đổi từ công nghệ, quy trình sản xuất. Chi phí để chuyển đổi sản xuất đang là gánh nặng cho không ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo ông Trị, để chuyển đổi sang sản xuất tiêu dùng bền vững thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp cần đầu tư rất lớn vào công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguyên liệu tái chế… Cùng với chuyển đổi, chi phí sản xuất cũng tăng rất mạnh do các loại vải tái chế, bông hữu cơ và các chất liệu không gây ô nhiễm thường có giá thành cao hơn so với các nguyên liệu truyền thống và nguồn cung còn khan hiếm. Các chi phí, xử lý các vấn đề quản lý chất thải và chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may cũng là những thách thức không hề nhỏ với doanh nghiệp trong quá trình “xanh hóa” sản xuất.

“Một số doanh nghiệp chỉ xem sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn là một hình thức đối phó với các yêu cầu quốc tế thay vì coi đó là chiến lược dài hạn. Việc thiếu các kỹ năng quản lý chuỗi cung ứng bền vững cũng là một trở ngại lớn với doanh nghiệp”, ông Trị cho hay.

Bên cạnh các tiêu chuẩn về “xanh hoá”, theo các doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất lúc này chính là chiến lược phát triển và chi phí để chuyển đổi quy trình sản xuất, vận hành chuỗi cung ứng. Thực tế cho thấy, hiện chưa có một tiêu chuẩn toàn cầu đồng nhất về sản xuất bền vững áp dụng chung cho ngành dệt may, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá và đảm bảo tính bền vững của các chuỗi cung ứng và sản phẩm.

Bên cạnh việc chuyển đổi sản xuất, theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển và mở rộng nguồn nguyên liệu dệt may nội địa như sợi tái chế và các loại vải thân thiện với môi trường. Việc phát triển các nguồn nguyên liệu này sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu khắt khe về sản phẩm bền vững của thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp dệt may cũng có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận thị trường lớn và bền vững hơn như EU, Mỹ, Nhật Bản.

Theo Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Chính phủ sẽ có các chương trình hỗ trợ về vốn vay ưu đãi, chính sách ưu đãi thuế cho các dự án sản xuất xanh và các chương trình đào tạo giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với công nghệ và giải pháp bền vững.

Phải biết nắm bắt cơ hội

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bên cạnh các khó khăn, những quy định về phát triển xanh, yêu cầu sản xuất sạch, kinh tế tuần hoàn cũng là cơ hội để giúp các doanh nghiệp dệt may nâng cao giá trị thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường.

“Với các doanh nghiệp chủ động và nghiêm túc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn thì sản xuất và tiêu dùng bền vững đã tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp mình trên thị trường, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận”, ông Trị nói.

Theo tổng giám đốc một doanh nghiệp dệt may lớn, việc chuyển đổi sản xuất xanh, thực hiện kinh tế tuần hoàn còn là cơ hội thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội để sáng tạo ra các sản phẩm mới thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực từ chính các lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ngành và địa phương trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo lao động, hỗ trợ tư vấn về khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn, có mức vay ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cơ hội cho nhạc Việt khi hợp tác toàn cầu

Xuất khẩu nghệ sĩ, nhập khẩu fan - đó là sứ mệnh của những cuộc hợp tác toàn cầu của ca sĩ Việt với tham vọng "đưa nhạc Việt ra thế giới". Thời gian gần đây, sự hợp tác giữa ca sĩ trong nước và quốc tế trở thành xu hướng, thậm chí bùng nổ ở thị trường nhạc Việt. Đó là hành trình thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nền nhạc Việt với vai trò đại sứ kết...

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025. Kim ngạch nhập khẩu tăng cao – dấu hiệu tốt cho sản xuất và xuất khẩu Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng...

Kỳ Duyên có cơ hội ở Miss Universe 2024?

Ngày 17/11, người chiến thắng vương miện hoa hậu Miss Universe 2024 sẽ được công bố và liệu Kỳ Duyên có cơ hội? Hoa hậu Kỳ Duyên đã viết nên lịch sử cho chính mình khi 2 lần chiến thắng vương miện hoa hậu (Hoa hậu Việt Nam và Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam). Người đẹp sinh năm 1996 lần đầu đi thi quốc tế nhưng cũng không giấu tham vọng chiến thắng. "Lần đầu tiên đến một đất...

Tận dụng cơ hội xuất khẩu nông sản sang UAE

Cuối tháng 10 vừa qua, Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA) đã được ký kết, trở thành hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Arab, là tiền đề quan trọng để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh sang Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE); trong đó có các mặt hàng nông sản chủ lực như: thủy sản, gạo, rau quả,...

Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình

Sáng 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho biết, theo báo cáo kiểm toán, hiện nay bố trí chi thường xuyên còn thấp, còn nhiều khoản chưa được phân bổ, làm kìm hãm...

Cùng tác giả

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Việt Nam-Bulgaria ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước, hòa bình, phát triển bền vững. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày...

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Bulgaria chia sẻ thông tin tại buổi gặp gỡ báo chí

Theo Chủ tịch nước Lương Cường, hai bên đã trao đổi toàn diện các định hướng lớn, xác định biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác và nâng tầm quan hệ thời gian tới. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11/2024. Sáng 25/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ...

Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc lần thứ XI

Ngày 25/11, tại thành phố Mông Tự, Vân Nam (Trung Quốc) diễn ra Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ XI. Dự chương trình hội nghị về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành. Hợp tác hành lang kinh tế giữa...

Sửa Luật Quảng cáo: Quy định rõ hơn về cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến trẻ em

Theo đại biểu Quốc hội, cần nghiên cứu để quy định rõ hơn nội dung về cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát triển bình thường của trẻ em; phải có tổ chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đánh giá và giám sát việc quảng cáo. Chiều 25/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội...

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

Biểu thuế hiện hành chưa hợp lý, quá nhiều bậc, giãn cách giữa các bậc quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc, làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết. Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm từ 7 bậc xuống mức phù hợp. Trong Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh...

Cùng chuyên mục

Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc lần thứ XI

Ngày 25/11, tại thành phố Mông Tự, Vân Nam (Trung Quốc) diễn ra Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ XI. Dự chương trình hội nghị về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành. Hợp tác hành lang kinh tế giữa...

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

Biểu thuế hiện hành chưa hợp lý, quá nhiều bậc, giãn cách giữa các bậc quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc, làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết. Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm từ 7 bậc xuống mức phù hợp. Trong Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh...

Nhà băng không được gửi tin nhắn chứa đường link tới khách hàng

Nếu không có yêu cầu của chủ tài khoản, ngân hàng sẽ không được gửi tin nhắn, email có chứa đường link truy cập website tới khách hàng. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 50 quy định về an toàn, bảo mật trong dịch vụ trực tuyến ngân hàng, có hiệu lực từ đầu 2025. Một trong những quy định mới được đề cập tại Thông tư là ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử cho...

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung Quốc bán trên kênh online. Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân hạn chế mua sắm, nhiều đơn vị cho rằng hàng Trung Quốc giá rẻ là nguyên nhân lớn. Tuy nhiên, để học theo cách làm của phía Trung Quốc là điều không dễ. Lụi dần Chia...

Hàng không đua bổ sung máy bay trước cao điểm Tết

Các hãng bay trong nước liên tục thuê thêm tàu bay để tăng nguồn lực khai thác, chuẩn bị cho dịp cao điểm Tết sắp tới. Cách đây hai ngày, Vietravel Airlines nhận tàu bay thân hẹp thuộc Avion Express - nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay trụ sở tại Litva. Đây là tàu bay hãng này thuê ướt (gồm máy bay và phi hành đoàn) để phục vụ dịp cao điểm cuối năm nay và Tết...

Tăng cường việc quản lý, sử dụng đất công

Công tác quản lý, sử dụng đất đai những năm qua từng bước được triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng lãng phí và vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công vẫn gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Ðảng, Chính phủ đề ra. Luật...

Sắp ‘bơm’ gần 670.000 tỷ đồng ra nền kinh tế

Trong 2 tháng cuối năm sẽ có thêm gần 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay. Hiện các ngân hàng ra sức chạy đua tăng trưởng tín dụng. "Thúc" tăng trưởng tín dụng cuối năm Ông Nguyễn Khắc Duy - Phó giám đốc Công ty Chơn Chính, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo - cho biết, lượng đơn hàng năm nay của doanh nghiệp tăng...

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc để cán mốc 10 tỷ USD

Theo các doanh nghiệp thủy sản, các mùa lễ hội cuối năm đang được kỳ vọng tạo cú hích trong xuất khẩu những tháng còn lại của năm 2024. Tháng 10 vừa qua, kim ngạch theo tháng của ngành thủy sản đạt mức 1 tỷ USD. Sau hơn 2 năm chúng ta mới lại có con số này. Theo các doanh nghiệp, thị trường ấm dần lên, đơn hàng tăng trở lại, đặc biệt là mùa lễ hội cuối năm......

Người buôn bán nhỏ muốn ngưỡng chịu thuế lên trên 300 triệu

Nhiều hộ và cá nhân buôn bán nhỏ lẻ cho biết hằng năm chi phí mặt bằng, nhân công, điện nước và nguyên vật liệu đã quá 200 triệu đồng. Kinh tế khó khăn, nhiều người doanh thu không đủ chi hoặc chỉ lời chút đỉnh để cố gắng sống dè sẻn, duy trì buôn bán, nuôi cha mẹ già và con cái ăn học... Theo dự thảo Luật Thuế VAT sửa đổi, ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT của hộ...

Chuyên gia: Chung tay với xe điện Việt là cách để mỗi người thể hiện lòng yêu nước

Theo các chuyên gia, số 1 của VinFast không chỉ là kỷ lục của riêng một doanh nghiệp, mà còn là niềm tự hào chung của nhiều người dân Việt Nam. Với rất nhiều người, việc chung tay với xe điện Việt là cách để ủng hộ, nâng tầm sản phẩm Việt cũng như thể hiện tinh thần yêu nước một cách thiết thực nhất. Vượt qua hoài nghi, chứng minh đẳng cấp xe điện “make in Vietnam” “Quá nhiều sự...

Tin nổi bật

Tin mới nhất