Powered by Techcity

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Còn đó những nỗi lo…

Mới đây, Trung Quốc và Mỹ đã mở cửa thị trường, đồng ý nhập khẩu chính ngạch trái dừa Việt Nam. Đây là tin vui cho các địa phương đang là “thủ phủ” trái dừa Việt Nam nói riêng và ngành rau quả xuất khẩu Việt Nam nói chung.

Nguyên nhân là bởi, khi được xuất khẩu chính ngạch, tức là sản phẩm đã trải qua quá trình xem xét kỹ lưỡng, và việc sản xuất đã đạt được các tiêu chuẩn của nước sở tại. Đồng thời, vùng trồng cũng được cấp mã số, chứng minh đạt đủ tiêu chuẩn. Đây là bước đầu tiên đảm bảo sản phẩm thành phẩm sau khi sản xuất được “chính danh” bước vào thị trường sở tại.

Xuất khẩu trái dừa có thể đạt tỷ USD trong năm nay (Ảnh: VGP)

Hiện nay, Việt Nam là một nước xuất khẩu nông sản lớn, Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Song con số sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Việc trái dừa được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và Mỹ là cơ hội để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cũng là cơ hội để xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa và liên quan dừa như bánh kẹo, mỹ phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ… của nước ta đạt hơn 900 triệu USD (đứng thứ 4 thế giới). Với việc trái dừa được cấp phép nhập khẩu chính ngạch vào hai “cường quốc” là Mỹ và Trung Quốc, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa tươi có thể tăng thêm 200 – 300 triệu USD trong năm 2024 và còn tăng trưởng mạnh trong các năm tiếp theo. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, dừa sẽ gia nhập mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam.

Câu chuyện của trái dừa là tin vui cho xuất khẩu nông sản. Song con đường chinh phục mục tiêu tỷ USD của trái dừa cũng gặp không ít lo ngại.

Nhìn lại câu chuyện trái sầu riêng, có thể thấy, ngay sau khi được Trung Quốc đồng ý nhập khẩu chính ngạch vào cuối năm 2022, xuất khẩu sầu riêng đã tăng rất mạnh. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng ước đạt 1,82 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sầu riêng Việt Nam và Việt Nam đang là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Hiện, khoảng 90% lượng sầu riêng xuất khẩu là sang thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc cũng liên tục bị cảnh báo vì vi phạm mã số vùng trồng. Bên cạnh đó, tháng 6 vừa qua, phía bạn cũng phát đi cảnh báo vì có đến 77 lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia này bị phát hiện có chứa cadmium (một kim loại nặng) vượt mức cho phép.

Nguyên nhân của tình trạng này là tại nhiều thời điểm, nhu cầu sầu riêng từ thị trường tỷ dân tăng nhanh đã khiến các cơ sở đóng gói và vùng trồng sầu riêng không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, khiến nhiều hộ dân, doanh nghiệp “mượn” mã số vùng trồng, gian lận để xuất khẩu. Suốt trong thời gian qua, cùng với việc kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng cao, các cơ quan chức năng liên tục ra các thông báo về việc mạo danh mã số vùng trồng sầu riêng nhằm trục lợi từ các cơ sở chưa đủ điều kiện xuất khẩu.

Sự việc “mượn” mã số vùng trồng ngành sầu riêng đã từng có giai đoạn “nóng” đến mức, các doanh nghiệp đề xuất “tách sầu riêng thành ngành hàng độc lập để có cơ chế quản lý riêng” nhằm bảo vệ, giúp phát triển bền vững. Việc cần thiết phải có cơ chế pháp lý của ngành sầu riêng một cách bài bản là do khi so sánh với Thái Lan – một đối thủ cạnh tranh của Việt Nam, có thể thấy, sự thành công, tạo được uy tín trên thị trường của quốc gia này cũng nhờ sự nghiêm minh trong chế tài, tức các thành phần tham gia vào chuỗi liên kết rất sợ sai phạm.

Cần xây dựng những chế tài đủ mạnh để ngành dừa phát triển bền vững

Câu chuyện tăng trưởng “nóng” của trái sầu riêng ngay sau khi được cấp phép xuất khẩu chính ngạch là bài học nhãn tiền. Chính vì vậy, bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam đã đề nghị, để ngành dừa phát triển bền vững, sớm đạt mục tiêu đề ra là xuất khẩu tỷ USD, cần có sự quy hoạch vùng nguyên liệu một cách đồng bộ, đạt chuẩn organic, chuẩn xuất khẩu theo yêu cầu các thị trường đề ra.

Lý do là bởi hiện nay, diện tích dừa organic còn khá ít, mới chỉ tập trung vào một số địa phương thuộc các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bình Định… nhưng chủ yếu còn nhỏ lẻ chỉ vài chục đến tối đa 100 cây/hộ. Trong khi đó, để “đi đường dài” trong xuất khẩu, việc đáp ứng được yêu cầu của thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng.

Nhìn sang nước bạn Thái Lan, có thể thấy, phía bạn xây dựng thương hiệu cho trái dừa rất bài bản, từ việc quy hoạch vùng trồng, nâng cao chất lượng đến xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, cái khó nhất của sản phẩm và doanh nghiệp dừa hiện nay là so với nhiều nước cùng xuất khẩu mặt hàng này thì Việt Nam vẫn bị thua về cách định vị thương hiệu, mã quy hoạch vùng trồng, vùng nguyên liệu chưa bài bản. Tư duy người dân còn theo tính thời vụ, không mang tính lâu dài kéo theo doanh nghiệp gặp khó.

“Đường cao tốc” cho trái dừa đã mở, song “barie” trên con đường đó cũng rất nhiều. Đó là các tiêu chuẩn về thực vật, an toàn thực phẩm cũng như xuất xứ. Chưa kể, bao bì, mẫu mã cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành dừa. Năng lực chế biến sản phẩm cũng là thách thức lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt qua trên chặng đường chinh phục mục tiêu tỷ USD đang ở ngay trước mắt.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phí đi cao tốc do nhà nước đầu tư cao nhất 5.200 đồng/km

Tài xế ôtô chạy trên cao tốc do nhà nước đầu tư sẽ phải trả phí, thấp nhất 900 đồng, cao nhất 5.200 đồng mỗi km, theo Nghị định 130/2024. Nhằm hướng dẫn thực hiện Luật Đường bộ, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024 quy định thu phí phương tiện lưu thông trên cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác. 5 nhóm xe phải...

Nông dân giúp nhau tiến bộ, cùng nhau làm giàu

Hoạt động của các CLB, chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp ở Quảng Ninh đã đóng góp tích cực vào kết quả công tác hội và phong trào nông dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tạo tiền đề quan trọng để các hội viên, nông dân phát huy năng lực, sở trường, mạnh dạn thi đua sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước xây dựng hình ảnh người nông dân Quảng Ninh giàu có, năng động,...

Đường gom cao tốc tại Vân Đồn vẫn gặp khó do vướng mặt bằng

Là một trong những công trình quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng giao thông Khu kinh tế Vân Đồn, tuy nhiên công tác tổ chức dự án Xây dựng đường gom hai bên đường cao tốc, đoạn từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến nút giao Bình Dân (huyện Vân Đồn) vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do vướng mắc về mặt bằng. Dự án có chiều dài toàn tuyến hơn 8km, chiều rộng nền...

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến đường tỉnh 338

Sau những khó khăn, vướng mắc và nhiều lần phải gia hạn tiến độ, hiện dự án Đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1) đang tái khởi động, quyết tâm hoàn thành trong năm nay. Với mục tiêu từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch được duyệt, tạo động lực phát triển khu vực phía Tây của tỉnh, khai thác và phát huy tiềm năng...

Hội nghị Ban chấp hành CLB Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh nhiệm kỳ III – lần thứ tư

Chiều 20/1, tại thị xã Quảng Yên, Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành CLB nhiệm kỳ III (2023 -2026) - lần thứ tư tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024. CLB Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh hiện có hơn 400 thành viên. Trong năm 2023, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần trách nhiệm,...

Cùng tác giả

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh góp ý đối với một số dự thảo luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 23/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Công nghiệp công nghệ số. Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh...

Thẩm định giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 tại Quảng Ninh

Trong các ngày 20 và 23/11/2024, Đoàn thẩm định số 41, Ban Tổ chức Giải Sao Vàng đất Việt 2024 thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã đi thẩm định 3 doanh nghiệp thuộc Hội Doanh nhân trẻ Quảng Ninh. Đoàn thẩm định giải Sao Vàng đất Việt năm 2024 tiến hành thẩm định hồ sơ tham gia của 3 doanh nghiệp trẻ Quảng Ninh gồm: Công ty Cổ phần Thương mại Trung Thành – thương hiệu Vườn Nhật...

Tour du lịch kết hợp từ thiện về Kỳ Thượng (Hạ Long)

Ngày 23/11, công ty Du lịch Vietravel chi nhánh Quảng Ninh tổ chức tour du lịch kết hợp từ thiện “Áo ấm cho em” về xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long. Đoàn du lịch kết hợp từ thiện năm nay của Vietravel có trên 50 khách tham gia. Họ đến từ các địa phương trong tỉnh và một số thành phố tỉnh ngoài như Hải Dương, Hà Nội. Năm nay điểm đến của đoàn du lịch từ thiện là...

Khai trương Đại lý ô tô Skoda Quảng Ninh

Ngày 22/11/2024, Skoda Việt Nam đã chính thức khai trương Đại lý ủy quyền của Skoda Việt Nam tại Quảng Ninh. Skoda Quảng Ninh tọa lạc tại Lô A14 - Khu Đô Thị Monbay, một vị trí đắc địa tại trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của thành phố Hạ Long. Và đặc biệt đây là Đại lý có vị trí vô cùng thuận lợi, chỉ cách Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng là nơi...

Gạo Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục neo cao và giữ mức đắt đỏ nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngày 23/11, theo khảo sát thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 522 USD/tấn. Mức giá này cao hơn hẳn so các quốc gia khác xuất khẩu cùng chủng loại như Thái Lan giá...

Cùng chuyên mục

Thẩm định giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 tại Quảng Ninh

Trong các ngày 20 và 23/11/2024, Đoàn thẩm định số 41, Ban Tổ chức Giải Sao Vàng đất Việt 2024 thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã đi thẩm định 3 doanh nghiệp thuộc Hội Doanh nhân trẻ Quảng Ninh. Đoàn thẩm định giải Sao Vàng đất Việt năm 2024 tiến hành thẩm định hồ sơ tham gia của 3 doanh nghiệp trẻ Quảng Ninh gồm: Công ty Cổ phần Thương mại Trung Thành – thương hiệu Vườn Nhật...

Khai trương Đại lý ô tô Skoda Quảng Ninh

Ngày 22/11/2024, Skoda Việt Nam đã chính thức khai trương Đại lý ủy quyền của Skoda Việt Nam tại Quảng Ninh. Skoda Quảng Ninh tọa lạc tại Lô A14 - Khu Đô Thị Monbay, một vị trí đắc địa tại trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của thành phố Hạ Long. Và đặc biệt đây là Đại lý có vị trí vô cùng thuận lợi, chỉ cách Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng là nơi...

Gạo Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục neo cao và giữ mức đắt đỏ nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngày 23/11, theo khảo sát thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 522 USD/tấn. Mức giá này cao hơn hẳn so các quốc gia khác xuất khẩu cùng chủng loại như Thái Lan giá...

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Cần sớm gỡ khó trong thi công Tuyến đường gom cao tốc Vân Đồn – Móng Cái

Tuyến đường gom cao tốc Vân Đồn - Móng Cái (đoạn từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến nút giao xã Bình Dân, huyện Vân Đồn) thi công từ năm 2022, đã gia hạn lần một, thế nhưng tiến độ thi công vẫn chậm, khó có thể về đích trước ngày 31/12 này theo quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án. Dự án tuyến đường gom cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đoạn...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất