Powered by Techcity

Bảo vệ môi trường song hành cùng phát triển kinh tế – xã hội

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường. Có được kết quả đó, bên cạnh tập trung nguồn lực phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt và nguồn lực thỏa đáng cho công tác bảo vệ môi trường với quan điểm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng nóng”…

Các lực lượng chức năng của TP Hạ Long tổ chức thu gom rác thải, phao xốp, làm sạch môi trường biển. Ảnh: Hoàng Nga

Năm 2023, Quảng Ninh có Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) cao nhất cả nước với tổng điểm của cả 4 chỉ số thành phần là 26 điểm, với các điểm thành phần: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (7,41 điểm); Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu (6,18 điểm); Vai trò lãnh đạo của chính quyền tỉnh trong thúc đẩy thực hành Xanh (6,68 điểm); Chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường (5,73 điểm). PGI là bộ chỉ số được khởi xướng từ năm 2022 với ý nghĩa góp phần chung tay từ phía cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền địa phương vào thực hiện chủ trương chính sách quan trọng của Đảng và Chính phủ về giải quyết những thách thức lớn toàn cầu trong đó có các vấn đề về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Việc đứng đầu cả nước về Chỉ số Xanh là sự ghi nhận xứng đáng với Quảng Ninh trong công tác bảo vệ môi trường.

Để có được kết quả này, không phải ngày một ngày hai mà là cả quá trình thực hiện của tỉnh trong thời gian dài. Quảng Ninh đã nhất quán đề ra các giải pháp, lộ trình thực hiện bài bản nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, quyết tâm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên. Điều này, được thể hiện rõ nét trong các quy hoạch quan trọng của tỉnh, điển hình là Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh do tư vấn Hoa Kỳ lập; Quy hoạch môi trường tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tư vấn Nhật Bản lập. Cùng với đó là các Nghị quyết, chương trình riêng về công tác bảo vệ môi trường, như Nghị quyết 236/NQ-HĐND (ngày 12/12/2015) của HĐND tỉnh khóa XII về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường tỉnh giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 10-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030…

Giám sát quá trình xử lý nước thải của Khu công nghiệp Texhong Hải Hà thông qua hệ thống camera.

Song song với đó, tỉnh cũng tổ chức nhiều hội thảo, chương trình làm việc, nhằm mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực để huy động nguồn lực, kinh nghiệm, thực tiễn trong nước và quốc tế cho công tác bảo vệ môi trường. Có thể kể đến như: Hội thảo quốc tế “Công nghệ phù hợp thân thiện môi trường trong tận dụng chất thải và phục hồi môi trường ở vùng sâu, vùng xa” thuộc khuôn khổ Dự án thiết kế phát triển mạng lưới truyền thông tương tác giữa ASEAN – Nga, nhằm trao đổi công nghệ phát triển nông nghiệp bền vững; làm việc với JICA Việt Nam, Đại học Saitama và Đại học Xây dựng về các nội dung đề xuất thúc đẩy tái chế chất thải rắn xây dựng; khởi động dự án xử lý chất thải thành năng lượng…

Hằng năm, tỉnh chi không dưới 3% tổng chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường, cao hơn mức quy định của Trung ương. Điều này đã được Chính phủ và Bộ TN&MT đánh giá rất cao khi hiện nay các địa phương khác trong cả nước chỉ mới chi 1% hoặc dưới 1% tổng ngân sách cho lĩnh vực này. Bên cạnh chi từ nguồn ngân sách, tỉnh còn bố trí nguồn Quỹ phát triển khoa học công nghệ của tỉnh, trung bình hàng năm đạt từ 1,2-3,6 tỷ đồng cho các nhiệm vụ, dự án về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. HĐND tỉnh hàng năm đều ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp để chi cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cũng đã chú trọng đầu tư nguồn lực, xây dựng quy chế, chiến lược phát triển doanh nghiệp gắn với công tác bảo vệ môi trường; chủ động kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải, xử lý nước thải, khí thải bảo đảm theo quy chuẩn… Đơn cử, như ngành Than, năm 2021 đã phê duyệt 5 phương án bảo vệ môi trường tổng thể tại các khu vực sản xuất dễ phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường là: Mỏ than Hà Tu; bãi thải Bàng Nâu; Nhà máy tuyển than và cảng Cửa Ông; cảng Làng Khánh và cảng Km6. Ngoài 5 vị trí này, năm 2022, TKV tiếp tục phê duyệt thêm 2 phương án bảo vệ môi trường tổng thể tại cụm Khe Chàm và mặt bằng 56, mặt bằng +17 Mạo Khê. Đây là 7 khu vực được TKV xác định nằm trong phương án môi trường tổng thể vùng than Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025 và định hướng tới năm 2030. Đến nay, các công trình môi trường trọng điểm tại 7 khu vực trên đưa vào hoạt động đang phát huy hiệu quả trong việc giảm thiểu, ngăn chặn tác động xấu từ chế biến, vận chuyển, tiêu thụ than tới môi trường xung quanh. Riêng năm 2024, TKV tiếp tục quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, thông qua hàng loạt kế hoạch hành động, với nguồn lực chi phí trên 1.100 tỷ đồng. Hiện nay, Tập đoàn đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án bảo vệ môi trường Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2022-2025, định hướng tới 2030. Theo đó, tập trung vào trồng cây cải tạo phục hồi môi trường, sử dụng lại khai trường mỏ làm quỹ đất và hồ chứa nước tự nhiên phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Cùng với đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện các phương án bảo vệ môi trường tổng thể tại 7 vị trí trọng điểm đã được phê duyệt.

Các đơn vị sản xuất xi măng, nhiệt điện cũng đã triển khai lắp đặt công tơ điện tử để đo điện năng tiêu thụ độc lập của hệ thống lọc bụi tĩnh điện ở các vị trí thuận lợi để cơ quan quản lý và người dân dễ dàng giám sát. Một số đơn vị còn đầu tư lắp đặt hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường tự động; đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý khí bụi; tận dụng tro, xỉ thải nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất gạch không nung… Qua đó, đã góp phần giảm thiểu phát thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên.

Các cơ sở sản xuất trong khu dân cư, tỉnh đã hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ đảm bảo thực hiện di dời cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch đô thị phải di dời trên địa bàn. Theo kết quả rà soát và báo cáo của các địa phương, trên địa bàn tỉnh có 2.361 cơ sở phải di dời. Đến nay, công tác di dời đã triển khai thực hiện tại TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, TX Đông Triều và huyện Ba Chẽ…

Nhờ được đầu tư nguồn lực tài chính một cách thỏa đáng, môi trường của tỉnh ngày càng được cải thiện, mức độ ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực được kiểm soát, việc thu gom xử lý rác thải, nước thải tập trung tại các trung tâm đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Ô nhiễm môi trường không khí đã được kiểm soát chặt chẽ hơn thông qua hệ thống quan trắc môi trường tự động. Trên địa bàn tỉnh không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không còn điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật. Tỉnh Quảng Ninh đã giải quyết một số vấn đề môi trường, đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế – xã hội bền vững của tỉnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu cắt giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát thải thông thường trong giai đoạn 2021-2030 và cắt giảm 25% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát thải thông thường đến năm 2050. Nhiều giải pháp căn cơ, lâu dài đang được các sở, ngành, cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt. Tại Hội...

Đông Triều: Bảo vệ môi trường trong sản xuất, khai thác than

Với quan điểm xác định công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục và lâu dài, TP Đông Triều cùng các doanh nghiệp đã nỗ lực bảo vệ môi trường trong sản xuất, khai thác than. Hiện nay, trên địa bàn TP Đông Triều có 7 đơn vị được cấp phép hoạt động khai thác, kinh doanh, tiêu thụ than, sản xuất điện, thuộc địa bàn 7 xã, phường: Mạo Khê, Yên Thọ,...

Hạ Long: Nhiều chuyển biến trong công tác bảo vệ môi trường

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước (viết tắt là Nghị quyết số 10-NQ/TU), lĩnh vực tài nguyên và môi trường của TP Hạ Long đạt nhiều kết quả quan trọng. Những thành tựu...

TKV nỗ lực bảo vệ môi trường

Xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt, nhằm phát triển bền vững, trong suốt thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đầu tư các công trình, dự án bảo vệ môi trường, cùng với chính quyền địa phương các cấp tỉnh Quảng Ninh nỗ lực giảm thiểu thấp nhất những ảnh hưởng của...

Lấy lại vẻ đẹp vốn có cho di sản

Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến thu hút nhiều nhất khách du lịch đến với Quảng Ninh. Đặc biệt di sản này được du khách quốc tế yêu thích khám phá, trải nghiệm mỗi khi đến Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng. Xác định tầm quan trọng của di sản – kỳ quan đối với sự tăng trưởng của ngành Du lịch, nên ngay sau...

Cùng tác giả

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó...

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Ra Bắc đóng hài Tết tử tế, Xuân Nghị nói về hài Bắc, hài Nam

Xuân Nghị ra Bắc đóng phim Tết tử tế cùng dàn nghệ sĩ hài gạo cội miền Bắc. Dịp này, anh nói về hài Bắc và hài Nam. Phim Tết tử tế (đạo diễn: An Thuyên, nhà sản xuất: Nguyễn Duy Nhất) gồm 2 tập, mỗi tập dài 45 phút, dự kiến phát trên 40 kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đúng ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025. Ngoài Xuân Nghị, Tết tử tế quy tụ nhiều...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Thợ mỏ Than Hạ Long lên xe “0 đồng” về quê đón Tết

Sáng 23/1 (tức ngày 24 tháng Chạp), Công ty Than Hạ Long (TKV) tổ chức 13 chuyến xe miễn phí đợt 1 đưa 516 công nhân và người thân về quê ăn Tết trước một ngày. Theo kế hoạch, sáng 25/1, Công ty tiếp tục tổ chức 8 chuyến xe đợt 2 đưa hơn 300 CBCNV và gia đình về các tỉnh, thành: Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú...

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm, dầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 80 đồng, về 21.140 đồng một lít. E5 RON 92 cũng hạ160 đồng, còn 20.590 đồng. Ngược lại, các mặt hàng dầu tăng 410-570 đồng một lít, kg. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 410 đồng, lên 20.190 đồng. Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá...

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh gia súc, gia cầm

Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y đã phối hợp với địa phương xử lý tổng số 229 vụ vi phạm với tổng số 91.500...

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất