Powered by Techcity

“Những con thuyền nan ngày càng dần vắng bóng…”

Hơn 60 năm gắn bó với nghề đan thuyền nan truyền thống của làng Hưng Học, phường Nam Hoà, thị xã Quảng Yên, ông Nguyễn Văn Giót được công nhận là Nghệ nhân Ưu tú với những cống hiến và tâm huyết gìn giữ, trao truyền nghề truyền thống. Chứng kiến những thời điểm phát triển nhất của nghề và nay lại ngậm ngùi nhìn nghề đan thuyền nan dần mai một, nghệ nhân tâm huyết với nghề như ông Giót mang nặng những tâm tư.




Để hiểu thêm chuyện làm nghề, tìm hiểu câu chuyện đang diễn ra với nghề đan thuyền nan truyền thống ở Hưng Học, phóng viên Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh đã có cuộc trò chuyện với Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Giót.

– Là một nghệ nhân của làng nghề, nắm trong lòng bàn tay kỹ thuật và các công đoạn làm thuyền nan, ông có thể chia sẻ khái quát về cách làm một chiếc thuyền nan được không ạ? 

+ Đầu tiên để làm được một chiếc thuyền nan, ta phải chọn nguyên liệu. Ta chọn tre chụt hoặc tre khổng. Chúng tôi phải chọn những cây tre già. Đặc biệt làm nan công chạy dọc thuyền phải chọn cây tre già, tre thẳng. Nan ngang thì không cần tre thẳng vì khi đan vào thuyền có lóng thì queo nó cũng ép thành thẳng hết.

Sau khi đã chọn đủ tre để làm một cái thuyền hoặc nhiều cái thuyền, người ta sẽ tiến hành chẻ nan. Ví dụ như ta đan thuyền dài 5m thì chặt nan công dài bằng 5m. Đan thuyền chở thì ta đan hai dài – một rộng. Đan xong, ta cạp tre. Mỗi thuyền cần 2 tre cạp: Một cây bên trong, một cây bên ngoài. Với những cây tre cạp xong, đầu đuôi của nó ta lại vót những cây dượp.

Sau khi cạp xong thì ta cho phân hôi vào xát, rồi mang ra bãi phơi nắng. Phơi khô làn ngoài, làn trong rồi mang ra sơn. Sơn lớp nhựa áo bên ngoài. Lần một xong rồi phơi, khi nào được nắng thì tiến hành sơn bên trong. Sơn trong, sơn ngoài, bao bọc kín hết nhựa rồi để cho nó thật kỹ. Nếu như làn ngoài đã ngấm đen vào thì khi sơn làn trong. Sơn xong, hai lớp sơn sẽ bắt vào nhau.

Để hoàn thành một chiếc thuyền nan, từ khi chọn nguyên liệu đến khi vào thang, thường là mất khoảng 5 công lao động của người thợ.

Thuyền nan từng là phương tiện đánh bắt chính của người dân vùng sông nước Quảng Yên.

– Nghề làm thuyền nan truyền thống tại thị xã Quảng Yên có từ bao giờ và vào thời gian nào nghề phát triển rực rỡ nhất thưa ông?

+ Nghề làm thuyền nan đã có từ thời ông cha chúng tôi. Cụ thể năm bao nhiêu thì tôi không biết. Chỉ biết rằng khi tôi lên 7, lên 8 thì quê hương chúng tôi đã có nghề này rồi. Và nay khi tôi đã 77 tuổi thì nghề vẫn còn được duy trì. Trong trí nhớ của tôi, đời ông nội tôi đã làm thuyền nan, tiếp tục đến những năm về sau đến bố mẹ rồi anh em chúng tôi. Tất cả anh em trong gia đình tôi ai cũng biết làm thuyền.

Những năm tháng làng nghề đan thuyền nan phát triển nhất là giai đoạn những năm 1971, 1972 kéo dài đến năm 2000. Thời đó, cứ đi qua làng Hưng Học là râm ran chỗ này có tiếng gõ vào thang thuyền, chỗ kia có tiếng đập nan, chẻ nan, cạp thuyền… Một làng quê tuy rất nghèo nhưng những năm tháng ấy từ đầu làng đến cuối làng, khoảng độ năm, sáu chục hộ gia đình làm thuyền. Nhà nào cũng một sân đầy thuyền, thuyền úp từ đầu làng đến cuối làng. Tất cả các cỡ từ to đến nhỏ, không thiếu!

– Vậy đến bây giờ, ông có biết là còn bao nhiêu hộ gắn bó với nghề đan thuyền nan này?

+ Bây giờ nói ra chỉ còn 5 hộ duy trì nghề và sự duy trì cũng chỉ là lác đác. Lâu lâu mới làm một cái, hai cái. Chứ không thường xuyên như ngày xưa.

– Tại sao ngày càng ít hộ làm thuyền nan vậy thưa ông?

+ Ngày xưa cái thuyền nan chỉ dùng để bơi chải ở trong đồng, phục vụ cho nông nghiệp. Sau này thuyền nan phục vụ cho sông nước có thể đi lưới, đi chài ở khu vực ven sông. Những năm trước đây, tôm cá nhiều, cứ ra ngoài bờ đê, thả treo lưới là tôm, cá đầy. Bây giờ vì nhiều lý do, tôm cá ít đi; những đầm áng ven bờ mình không được phép đánh bắt nữa.

Vươn khơi xa thì con thuyền nan bé không vươn được, làm trong tùng vụng thì cơ quan chức năng cấm. Cho nên những con thuyền nan dần dà ngày càng vắng bóng đi.

Thêm nữa, trước đây đi sông, đi nước chỉ cần dùng chiếc thuyền nan nhưng bây giờ lại có thuyền nhựa composite. Trước đây, 100% người dân dùng thuyền nan thì bây giờ chỉ còn 30% đến 40%. Bởi vì làm ra không có người mua, người sản xuất thuyền nan cũng dần vắng bóng. Mấy tháng mới bán được một cái thuyền. Vậy thì lấy gì mà chi tiêu.

Như gia đình tôi cả năm mới bán được hai, ba chiếc thuyền. Bây giờ chỉ dựa vào nghề là không đủ ăn, vẫn phải tìm nghề khác để làm, tìm cách khác để kiếm sống. 

Nghề đan thuyền nan tại Hưng Học phát triển nhất vào giai đoạn 1971-2000.
Ảnh: Hà Phong

– Trước thực trạng này, ông có lo lắng về nguy cơ thất truyền của nghề hay không?

+ Có đấy! Cái suy nghĩ đấy là mình phải lo xa. Ông cha tôi đã có năm đời làm rồi, đến nay đã bước sang đời thứ sáu mà đến bây giờ nghề lại phôi pha như thế này. Cho nên tôi cố đào tạo hướng dẫn cho anh em, con cháu, giữ lấy cái nghề, gọi là biết cái nghề. Nếu như một vài năm, mình không làm nữa lại có vị khách ở đâu đến, người ta chỉ yêu cầu mua cái thuyền nan này, thuyền khác người ta không mua thì mình lại phải đi tìm tre, tìm pheo về đan cho khách.

– Hơn 60 năm gắn bó với nghề, chứng kiến nghề đan thuyền nan lúc thịnh, lúc suy, ông có suy nghĩ gì?

+ Kể từ khi lên 7, lên 8 bắt đầu học làm thuyền rồi đến khi đi bộ đội, đóng quân ngoài đảo vẫn thường giúp bà con đan thuyền, cạp thuyền, sửa thuyền. Về quê tôi cũng mưu sinh bằng nghề đan thuyền nan. Đến nay, tôi đã có hơn 60 năm gắn bó với nghề ông cha để lại. Tôi đã tự tay truyền nghề cho con, cho cháu, cho những người trong làng. Ai muốn học nghề tôi đều sẵn lòng truyền, chỉ mong sao cái nghề của ông cha không bị mai một và mong sao nghề sẽ giúp được nhiều người làm ăn kinh tế.

Tôi chỉ muốn làm sao đời con, đời cháu giữ lấy cái nghề nghiệp mà ông cha, nghề truyền thống của cả làng Hưng Học này. Năm, bảy chục năm nữa khi thế hệ sau các cháu, các chắt có hỏi “Tại sao các cụ nhà mình đi cái thuyền nan be bé mà cũng qua được sông?” rồi thì “Ai là người đan ra chiếc thuyền nan ấy?” thì lúc đó vẫn có người trả lời được câu hỏi của các cháu, các chắt và vẫn có người để kể cho con cháu biết về những năm tháng kinh tế khó khăn, các cụ, các ông đã có một nghề kiếm kế sinh nhai như vậy ở vùng đồng chua nước mặn này.

– Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!



Nguồn

Cùng chủ đề

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung Quốc bán trên kênh online. Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân hạn chế mua sắm, nhiều đơn vị cho rằng hàng Trung Quốc giá rẻ là nguyên nhân lớn. Tuy nhiên, để học theo cách làm của phía Trung Quốc là điều không dễ. Lụi dần Chia...

Quảng Yên khơi dậy nguồn sức mạnh nội sinh

Là địa phương có lịch sử phát triển lâu đời, giàu truyền thống văn hóa, với trên 200 năm hình thành và phát triển (1802-2024), Quảng Yên có nhiều nét đặc sắc, thế mạnh về văn hóa, con người làm nền tảng để trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh, bền vững.  Sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước Phường Yên Hải có nhiều phong tục, tập quán được lưu truyền qua...

TX Quảng Yên: Nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao

Những năm gần đây TX Quảng Yên luôn quan tâm huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.  Nhà văn hóa khu phố 5 phường Quảng Yên (TX Quảng Yên) được xây dựng khang trang, sạch đẹp và chuẩn bị đưa vào hoạt động. Đứng trước cơ ngơi khang trang của nhà văn hóa khu phố, ông Nguyễn Văn Đông, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố 5,...

Giữ lửa nghệ thuật hát đúm

Hát đúm ở vùng ven biển Quảng Ninh, đặc biệt tại TX Quảng Yên là loại hình dân ca độc đáo xuất hiện từ lâu đời và đang rất cần được bảo tồn. Việc lan toả nghệ thuật hát đúm ngày một rộng rãi trong đời sống nhân dân, góp phần bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hoá truyền thống này là hết sức cần thiết. Ở Quảng Yên, hát đúm được du nhập từ thời các vị...

Quảng Yên: Tăng cường quản lý đất đai

Xác định công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống nhân dân, cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, trong thời gian qua, TX Quảng Yên tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất trên địa bàn. Là phường có diện tích rộng và triển khai nhiều dự án quan trọng của tỉnh,...

Cùng tác giả

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Vướng mắc nào sẽ được tháo gỡ?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát...

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách liên quan xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính cho biết trong quá trình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán, có ý kiến cho rằng việc thu theo...

Cùng chuyên mục

Phim hài Hàn Quốc liên tục gây sốt, cơ hội nào cho Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành?

Dù ít được quảng bá và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn ngoài rạp, song dòng phim hài Hàn Quốc vẫn giữ vững sức hút ổn định theo thời gian ở Việt Nam. Những năm gần đây, làn sóng phim hài Hàn Quốc trỗi dậy, không chỉ gây sốt ở quê nhà mà còn liên tục gặt hái doanh thu ở phòng vé Việt Nam. Giải trí, dễ tiếp cận và hợp thị hiếu đại chúng Các phim hài Hàn...

Rosé (BlackPink) bị chế giễu

Ca khúc ballad mới của Rosé không thể đạt thành tích vang dội như "APT.". Nữ ca sĩ nhóm nhạc BlackPink bị mỉa mai "dựa hơi" Bruno Mars. Ca khúc mới thứ hai - Number one girl - được Rosé (BlackPink) phát hành hôm 22/11 tuy nhiên có thành tích thụt giảm đáng kể so với bản hit APT. kết hợp cùng Bruno Mars trước đó. Cụ thể, lượt nghe trên ứng dụng Spotify ngày ra mắt của Number one girl...

Đằng sau cú sốc của Karik

Karik đã có 4 trận đấu hấp dẫn ở vòng Đối đầu. Do đó, việc đội HLV có điểm số thấp là kết quả gây sốc với không chỉ anh mà cả khán giả. Vòng Bứt phá vừa lên sóng của Rap Việt gồm 6 bảng được phân chia dựa trên số điểm của mỗi team ở vòng Đối đầu trước đó. Đội có điểm số thấp nhất phải đưa ra 3 cái tên đầu tiên lần lượt cho bảng...

Bóc trần sự thật về Hoa hậu Hoàn vũ

Ngay sau chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2024, đài ABC News cho công chiếu bộ phim tài liệu bóc trần những sự thật đằng sau tổ chức Miss Universe, gây xôn xao dư luận. Hoa hậu Hoàn vũ 2024 tổ chức ở Mexico đã tìm ra chủ nhân mới của vương miện là người đẹp Đan Mạch - Victoria Kjær Theilvig. Chiến thắng này được nhận xét xứng đáng, làm hài lòng người hâm mộ. Tuy nhiên, cuộc thi vẫn...

NSND Minh Châu: ‘Xót xa vì tự bỏ tiền mua vé xem phim mình đóng’

NSND Minh Châu nói bà thấy buồn khi bộ phim khi "Cu li không bao giờ khóc" kén khán giả. Bà tự bỏ tiền mua vé mời bạn bè đến ủng hộ bộ phim đạt giải quốc tế. Tính đến tối 25/11, Cu li không bao giờ khóc bán được 314 vé/53 suất chiếu, thu 18,9 triệu đồng. Sau gần hai tuần ra rạp, doanh thu phim do Phạm Ngọc Lân làm đạo diễn chỉ thu được 574,4 triệu đồng,...

Anh Tú Atus mở fan meeting, có tên Galaxy Day

Anh Tú Atus mở fan meeting sau Anh trai say hi: "2024 có quá nhiều điều đáng nhớ để tâm tình với fan". Đáp lại tình cảm của khán giả trong hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là hành trình "Anh trai say hi" vừa qua, Anh Tú Atus chính thức tổ chức fan meeting có tên Galaxy Day (tên FC của nam nghệ sĩ). Điều này cho thấy sự trân quý tình cảm cũng như...

Quảng Ninh đoạt 3 giải thưởng tại triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống...

Tối 25/11, tại Nghệ An, triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, đã bế mạc. Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” diễn ra từ ngày 22 đến 26/11. Đây...

NSND Thanh Lam nói gì về HIEUTHUHAI?

HIEUTHUHAI được giới thiệu sẽ xuất hiện tại đêm trao giải của chương trình Our Song - Bài hát của chúng ta. HIEUTHUHAI đắt show sau khi trở thành quán quân Anh trai say hi. Nam rapper liên tục xuất hiện trong nhiều sự kiện âm nhạc lớn của các nhãn hàng, giá cát-xê tăng vọt. Một đại diện công ty tổ chức biểu diễn nói, “không phải cứ có tiền là có thể mời được HIETHUHAI ở thời điểm...

Đối thoại trực tiếp về hồ sơ khoa học Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn,...

Thực hiện thư mời tại tham chiếu số GB/AS 1732, WHP. Inv ngày 18/10/2024 của Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế ICOMOS về việc đối thoại trực tiếp về Hồ sơ khoa học Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới, Đoàn công tác đối thoại cấp chuyên gia của Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch...

Ca sĩ nhí tìm chỗ đứng mới trong showbiz khi trưởng thành

Các cuộc thi âm nhạc, chương trình truyền hình tạo "bệ phóng" cho những tài năng nhí, nhưng nó không quyết định hoàn toàn sự thành công của các em khi trưởng thành. Những năm qua, nhiều sân chơi âm nhạc thiếu nhi đã tạo nên những gương mặt nghệ sĩ nhí ấn tượng. Qua thời gian, các em dần trưởng thành hơn, nhưng cũng không tránh khỏi những áp lực khi phải vượt qua "cái bóng" quá lớn của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất