Powered by Techcity

Duy trì, giữ vững Chỉ số xanh

Ở năm thứ hai được triển khai và công bố, Quảng Ninh đã xuất sắc đứng đầu cả nước trong bảng xếp hạng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI). Thành quả này không phải sự ngẫu nhiên, may mắn, mà đến từ nỗ lực bền bỉ không ngừng của tỉnh trên chặng đường chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường (BVMT), hướng tới nền kinh tế xanh bền vững trên quan điểm “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng nóng”.

Quảng Ninh nhận danh hiệu dẫn đầu Chỉ số PGI năm 2023.

Dấu ấn chỉ số xanh

Chỉ số PGI được thiết kế nhằm cung cấp thông tin đầu vào từ thực tiễn kinh doanh để hỗ trợ chính quyền các địa phương trong công tác quản trị môi trường, cân bằng giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường; đo lường chất lượng quản trị môi trường trên cơ sở các văn bản chính sách và quy định pháp luật về môi trường… Gồm 4 chỉ số thành phần được tạo thành từ 46 chỉ tiêu đo lường chất lượng quản trị môi trường, PGI đánh giá lần lượt các hoạt động truyền thống của công tác điều hành cấp tỉnh đến các hoạt động mới nhất và được kỳ vọng nhất trong vấn đề quản trị môi trường.

Toàn bộ điểm số PGI được thu thập từ thông tin phản hồi khách quan của hơn 10.600 doanh nghiệp (hơn 9.100 doanh nghiệp tư nhân trong nước, gần 1.600 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam). Kết quả của báo cáo khách quan xếp Quảng Ninh ở vị trí quán quân với 26/40 điểm. Các điểm thành phần lần lượt là: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (7,41 điểm); đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu (6,18 điểm); vai trò lãnh đạo của chính quyền tỉnh trong thúc đẩy thực hành xanh (6,68 điểm); chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong BVMT (5,73 điểm). Đáng chú ý, cả 4 chỉ số thành phần đều tăng điểm so với năm 2022.

Hệ thống phun sương dập bụi tại bãi thải Bàng Nâu (TP Cẩm Phả) giúp giảm phát thải bụi ra môi trường.

Kết quả đó có được trước hết là do quyết tâm chính trị cao trong suốt 1 thập niên qua, khi Quảng Ninh luôn kiên định và quyết tâm, quyết liệt chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; phát triển bền vững cả về kinh tế – xã hội, môi trường và an ninh; chuyển đổi xanh dựa vào 3 trụ cột: Thiên nhiên, con người, văn hóa, kết hợp với tận dụng xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập, cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4… Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển hài hòa, bền vững, bao trùm; lấy người dân là trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực và là mục tiêu của sự phát triển; tham gia sâu rộng, có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu trên quan điểm không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Cách làm này của tỉnh đã nhanh chóng tác động đến nhận thức, ý thức trách nhiệm công tác BVMT của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư; góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững; đưa Quảng Ninh trở thành địa phương thành công trong chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, đi đầu trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Đây cũng là thông điệp rõ ràng của tỉnh trong việc đồng hành cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; cam kết đẩy mạnh chuyển đổi nền kinh tế, góp phần giải quyết những thách thức lớn toàn cầu về biến đổi khí hậu và vấn đề môi trường hiện nay.

Trạm xử lý nước thải Tràng Khê của Công ty TNHH MTV Môi trường – TKV. 

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, đánh giá: Ở cả 4 thành tố của PGI, Quảng Ninh đều cho thấy sự quyết tâm, quyết liệt và mạnh mẽ trong việc ứng xử với môi trường và cân bằng giữa phát triển kinh tế và BVMT. Điều này tạo nền tảng quan trọng để tỉnh tiến bước, hấp dẫn các nhà đầu tư. Bởi hiện nay, môi trường đầu tư kinh doanh tốt không chỉ là sự thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng về thủ tục, mà còn phải thân thiện với môi trường, theo định hướng bền vững, nhằm giải quyết những thách thức lớn toàn cầu về biến đổi khí hậu. Với những cách làm, giải pháp của tỉnh trong gắn kết phát triển kinh tế với BVMT, chuyển đổi mô hình tăng trưởng…, Quảng Ninh xứng đáng với vị trí dẫn đầu PGI.

Không chỉ dừng lại ở điểm số

Trong năm 2024 và giai đoạn tiếp theo, công tác BVMT tiếp tục là nội dung được cấp ủy, chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện rõ trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với các chủ trương, định hướng về công tác BVMT có tính chất chuyên sâu theo giai đoạn. Trong tất cả các nội dung công việc, vấn đề BVMT luôn được tỉnh nhấn mạnh, nhằm góp phần vào nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân, thu hút đầu tư, du lịch, phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội của tỉnh.

KCN Bắc Tiền Phong (TX Quảng Yên) đang trong quá trình đầu tư hoàn thiện các hạng mục thu gom, xử lý nước thải.

Năm 2024 tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục duy trì vị trí trong nhóm dẫn đầu cả nước, trong đó phấn đấu cải thiện điểm số từ 26 lên 30; giữ vững 2 chỉ số thành phần là Thúc đẩy thực hành xanh, Chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong BVMT trong top 5; ưu tiên tập trung và cải thiện vượt bậc điểm số và thứ hạng của 2 chỉ số thành phần còn lại là Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu.

Để đạt được mục tiêu, tỉnh đặt ra một loạt các nhiệm vụ mang tính chiến lược, xuyên suốt giai đoạn, như: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, BVMT theo phương án BVMT tại Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng, hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách và huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ưu tiên cho công tác BVMT; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; chuyển giao, ứng dụng, phát triển KHCN; nâng cao chất lượng truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý, BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu…

TP Hạ Long với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hiện đại, ngày càng xanh, sạch.

Với mỗi nhiệm vụ, tỉnh đề ra các giải pháp cụ thể, rõ ràng và quy rõ trách nhiệm thực hiện cho từng sở, ngành, đơn vị chức năng để thực hiện. Tỉnh xác định, phấn đấu trong công tác BVMT không chỉ là cải thiện điểm số, giữ vững thứ hạng chỉ số PGI, mà phải là yếu tố đặc biệt quan trọng để tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Cùng với đó là hiện thực hóa mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; chủ động và tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu, hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ít phát thải, các-bon thấp; góp phần xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đông Triều: Bảo vệ môi trường trong sản xuất, khai thác than

Với quan điểm xác định công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục và lâu dài, TP Đông Triều cùng các doanh nghiệp đã nỗ lực bảo vệ môi trường trong sản xuất, khai thác than. Hiện nay, trên địa bàn TP Đông Triều có 7 đơn vị được cấp phép hoạt động khai thác, kinh doanh, tiêu thụ than, sản xuất điện, thuộc địa bàn 7 xã, phường: Mạo Khê, Yên Thọ,...

Hạ Long: Nhiều chuyển biến trong công tác bảo vệ môi trường

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước (viết tắt là Nghị quyết số 10-NQ/TU), lĩnh vực tài nguyên và môi trường của TP Hạ Long đạt nhiều kết quả quan trọng. Những thành tựu...

TKV nỗ lực bảo vệ môi trường

Xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt, nhằm phát triển bền vững, trong suốt thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đầu tư các công trình, dự án bảo vệ môi trường, cùng với chính quyền địa phương các cấp tỉnh Quảng Ninh nỗ lực giảm thiểu thấp nhất những ảnh hưởng của...

Lấy lại vẻ đẹp vốn có cho di sản

Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến thu hút nhiều nhất khách du lịch đến với Quảng Ninh. Đặc biệt di sản này được du khách quốc tế yêu thích khám phá, trải nghiệm mỗi khi đến Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng. Xác định tầm quan trọng của di sản – kỳ quan đối với sự tăng trưởng của ngành Du lịch, nên ngay sau...

Bảo vệ môi trường song hành cùng phát triển kinh tế – xã hội

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường. Có được kết quả đó, bên cạnh tập trung nguồn lực phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Vướng mắc nào sẽ được tháo gỡ?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát...

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách liên quan xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính cho biết trong quá trình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán, có ý kiến cho rằng việc thu theo...

Eximbank được NHNN chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng

Ngân hàng Eximbank (Mã chứng khoán: EIB) vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm 1.218 tỷ đồng (mức vốn điều lệ trước đây là hơn 17.469 tỷ đồng) thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023 sau khi trích...

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể vượt 16 tỷ USD

Tính chung 10 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm ngoái. Ngành gỗ đang hướng tới triển vọng vượt 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả năm nay, vượt xa mục tiêu trên 14,2 tỷ USD mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt ra từ đầu năm. Tại Công ty Cổ phần Woodsland, kho hàng chờ xuất khẩu luôn sẵn sàng...

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành ‘đại gia’

Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi "chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'. Với giá thành sản xuất khoảng trên dưới 25.000 đồng/kg, nhiều nông dân trồng cà phê đang có thu nhập khủng. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê giao dịch ngày 26-11 ở mức phổ biến 26.000-27.500 đồng/kg tươi và 118.000-120.000 đồng/kg nhân tùy...

Sàn thương mại điện tử có thể xuất hoá đơn thay người bán

Thủ tướng giao Bộ Tài chính sửa Nghị định để người bán có thể ủy nhiệm cho các sàn bán lẻ online lập hóa đơn điện tử giao tới người mua. Tại công điện ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng giới thiệu, giao sản phẩm đến người tiêu dùng. Song sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này khiến cơ quan quản lý gặp thách...

Không lo thiếu thịt lợn dịp Tết

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho biết, đến cuối năm nay tổng sản lượng thịt lợn dự báo vẫn đạt trên 5 triệu tấn. Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Vào dịp cuối năm này, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân lại tăng lên. Dịch bệnh kéo dài rồi đến thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi ở nhiều địa phương. Vậy...

Quy mô kinh tế Đông Nam Á dự báo vượt Nhật Bản vào 2029

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%, quy mô 6 nền kinh tế Đông Nam Á sẽ vượt Nhật Bản vào 2029, theo tính toán của HSBC. Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, quy mô nền kinh tế Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) khoảng 4.000 tỷ USD vào 2023. Mức này đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự...

Lộ diện ngân hàng lãi ‘khủng’ từ bán bảo hiểm

Nhiều ngân hàng ghi nhận doanh thu tăng từ phí dịch vụ bảo hiểm. Đơn cử như KienlongBank trong quý III vừa qua thu từ bảo hiểm gần 40 tỷ đồng, tăng gần 73% cùng kỳ. Báo cáo tài chính quý III của Techcombank cho thấy, thu từ phí dịch vụ bảo hiểm mang về 594 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Techcombank và Manulife Việt Nam có 8 năm hợp...

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (26/11), giá vàng trong nước quay đầu giảm 400.000 - 800.000 đồng/lượng. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 86 triệu đồng, vàng nhẫn mức 85 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,6 - 86,6 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 400.00 đồng/lượng so với sáng qua. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất