Sáng 27/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật nhằm xem xét, cho ý kiến về 3 dự án Luật gồm: dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Nhà giáo; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cần rà soát lại các chỉ tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, những chỉ tiêu nào đã làm tốt thì cần làm tốt hơn, những chỉ tiêu nào chưa làm tốt thì cần nỗ lực làm tốt, những chỉ tiêu khó đạt thì phải có giải pháp đột phá.
Thủ tướng nêu rõ, chúng ta phải chuẩn bị các tài liệu, văn kiện theo sự phân công của Trung ương. Chính phủ phải hoàn thiện Báo cáo chuyên đề về kinh tế-xã hội, Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế-xã hội.
Vừa qua Chính phủ đã họp để chuẩn bị chuẩn bị đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra định hướng giải pháp năm 2025; do đó mong các thành viên Chính phủ dành thời gian góp ý các cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển kinh tế-xã hội, trong đó đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 – năm kết thúc nhiệm kỳ 2021-2026 của Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Thủ tướng lưu ý đánh giá bối cảnh năm 2024; nhận diện rõ các tác động từ bên ngoài, tác động bên trong đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Thủ tướng đề nghị chú ý bối cảnh, phản ứng chính sách của các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được Trung ương xác định, Quốc hội giao.
Thủ tướng nêu rõ, chúng ta thấy nỗ lực của Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng là rất quan trọng. Các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2024 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát nợ công, bội chi ngân sách, nợ Chính phủ… cơ bản là đạt được.
Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, bất cập; có những cái chưa đạt được do nguyên nhân bên trong, có cái do bên ngoài, có cái do nguyên nhân nội tại của nền kinh tế.
Do đó cần phân tích năm 2025 có gì khác, có gì mới với năm 2024, từ đó có phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để thúc đẩy mục tiêu mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Thủ tướng khẳng định, phiên họp này cho thấy Chính phủ quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo đối với 1 trong 3 đột phá chiến lược là thể chế vì thể chế là nguồn lực, động lực, huy động mọi nguồn lực của xã hội để phát triển. Vừa qua chúng ta tích cực tháo gỡ về thể chế, có cái làm mới, có cái điều chỉnh, bổ sung, nhiều cái tháo gỡ vướng mắc.
Thủ tướng chia sẻ rằng, công tác dự báo, xây dựng pháp luật của chúng ta còn hạn chế, do đó khi chúng ta ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật thì có cái chưa đi vào thực tiễn, thậm chí còn gây khó khăn cho thực tiễn, do đó phải bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, trên cơ sở tháo gỡ, bổ sung, hoàn thiện thể chế để cho trở lại đúng với đột phá chiến lược; chúng ta phải thay đổi tư duy xây dựng pháp luật; luật pháp hiện quá chi tiết, có vấn đề cá biệt mà chúng ta quy định bằng luật thì không phải mang tính phổ biến.
Theo Thủ tướng, chúng ta cần tư duy lại công tác xây dựng pháp luật, cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hoá; những gì chưa rõ, chưa chín, thực tiễn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau thì mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, tinh thần không cầu toàn, không nóng vội; không lấy một sự việc cá biệt để xây dựng một hành lang pháp lý.
Thủ tướng yêu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật không cần dài mà cần ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề. Tư duy xây dựng luật pháp phải thay đổi theo hướng bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; những cái gì chưa rõ thì không quy định vào luật; những gì cá biệt thì để cấp dưới ban hành. Công việc này phải làm có lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả.
Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ khi tham gia nghiên cứu, xây dựng pháp luật phải thay đổi, không dài dòng, không đưa quá nhiều điều cụ thể vào Luật, mà cần khái quát hơn.
Theo Thủ tướng, chúng ta cần tư duy lại công tác xây dựng pháp luật, cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hóa; những gì chưa rõ, chưa chín, thực tiễn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau thì mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, tinh thần không cầu toàn, không nóng vội; không lấy một sự việc cá biệt để xây dựng một hành lang pháp lý.
Thủ tướng yêu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật không cần dài mà cần ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề. Tư duy xây dựng luật pháp phải thay đổi theo hướng bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; những cái gì chưa rõ thì không quy định vào luật; những gì cá biệt thì để cấp dưới ban hành. Công việc này phải làm có lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả.
Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ khi tham gia nghiên cứu, xây dựng pháp luật phải thay đổi, không dài dòng, không đưa quá nhiều điều cụ thể vào Luật, mà cần khái quát hơn.
Thủ tướng nêu rõ, Phiên họp này xem xét dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi). Theo đó, Thủ tướng đặt vấn đề quản lý, sử dụng vốn như thế nào, sử dụng vốn như thế nào? Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải quản lý như thế nào để thực sự có quyền để thực hiện trọng trách này? Dự án Luật này cần tháo gỡ để huy động nguồn lực vì tổng tài sản, tài chính của Nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước là rất lớn, để thật sự các doanh nghiệp nhà nước là quả đấm thép, thể hiện đường lối của Đảng về kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thật sự là chủ đạo. Đây là vấn đề lớn và khó cần phải suy nghĩ. Các thế hệ lãnh đạo đi trước đã suy nghĩ nhiều.
Chúng ta đang kế thừa di sản của các thế hệ đi trước, nhưng tình hình có nhiều thay đổi thì phải suy nghĩ luật hoá việc quản lý vốn nhà nước để doanh nghiệp thực sự hiệu quả, cách quản lý như thế nào để doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn, phát triển vốn, đóng góp vào đầu tư cho phát triển đất nước, trong khi chúng ta đang còn loay hoay, lúng túng. Do đó, Thủ tướng cho rằng quá trình này không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, phải gỡ nút thắt để doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm theo quy luật của thị trường về cung cầu, giá trị, cạnh tranh chứ không phải can thiệp bằng biện pháp hành chính. Thủ tướng mong các thành viên Chính phủ dành thời gian, kinh nghiệm điều hành thì đóng góp cho vấn đề này.
Vấn đề liên quan dự thảo Luật Nhà giáo, Thủ tướng cho rằng, chúng ta càng ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan lĩnh vực này nhưng vấn đề trăn trở nhất là nâng cao chất lượng nhà giáo để đội ngũ nhà giáo cảm nhận sứ mệnh của mình trong điều kiện phát triển mới.
Ngoài ra, còn các chế độ, chính sách, vinh danh nhà giáo… cần từng bước nghiên cứu nhưng quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng sự nghiệp trồng người, con người là yếu tố quyết định nhất để phát huy sức mạnh của con người là trung tâm, chủ thể, động lực mà điều này xuất phát từ hệ thống giáo dục, cơ sở giáo dục. Thầy cô giáo phải là động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên.
Đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đang bước sang kỷ nguyên số, không thể không phát triển việc này, do đó hành lang như thế nào để vừa phát triển được, vừa phải quản lý, thí dụ công nghệ số, internet… vì đi đôi với tích cực là phát sinh những tích cực đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp tăng cường quản lý…