Powered by Techcity

Nông dân 4.0 – Báo Quảng Ninh điện tử

Chủ động bắt nhịp và ứng dụng tiến bộ khoa học vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, những nông dân thời công nghệ 4.0 đã thay đổi tư duy, cách làm để tiếp cận gần hơn với nền nông nghiệp thông minh. Cũng từ sự trợ lực của cánh tay công nghệ, nhiều nông sản của Quảng Ninh ngày càng vươn xa, khẳng định thương hiệu trên thị trường và mang lại thu nhập khá cho người nông dân.

Nông dân phường Phương Nam (TP Uông Bí) tập livestream bán vải chín sớm. Ảnh: Hồng Hoàn (CTV)

Thay đổi tư duy – thay đổi phương thức làm giàu

Mùa vải chín sớm năm nay, những hộ dân trồng vải phường Phương Nam (TP Uông Bí) đã bắt tay với một số người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội chuyên review về nông sản để livestream, quảng bá, bán vải chín sớm. Hướng đi này nhận được sự phản hồi tích cực khi trong vòng 20 ngày, 100% sản lượng vải chín sớm Phương Nam của các hộ dân đã được tiêu thụ với giá bán trung bình 38.000 đồng/kg, đạt tổng doanh thu gần 61 tỷ đồng, tăng 10,8 tỷ đồng so với năm 2023.

Ông Bùi Văn Trà, Chủ tịch Hội Nông dân phường Phương Nam, chia sẻ: Đối với người nông dân, kênh bán hàng qua sàn thương mại điện tử thực sự là hướng đi rất mới mẻ, nhưng có thể thấy được tiềm năng và thế mạnh của nó. Năm nay, nhờ việc livestream mà quả vải chín sớm Phương Nam được người dân trong và ngoài nước, nhất là những người trẻ biết đến nhiều hơn. Giá trị kinh tế cũng hiệu quả hơn, mỗi cân vải có thể bán được từ 50.000-60.000 đồng, trong khi bán theo hình thức truyền thống thường là từ 35.000-40.000 đồng/kg.

Livestream bán hàng hay khai thác các nền tảng mạng xã hội để mở rộng đầu ra cho nông sản cũng đang là lựa chọn của nhiều người làm nông nghiệp Quảng Ninh trong thời buổi công nghệ số. Chị Nguyễn Thị Thu Thương, chủ Cơ sở sản xuất ruốc tép Long Thương (TX Quảng Yên) cho biết: Ngoài bán hàng theo phương thức truyền thống như giao hàng vào các chợ, trung tâm thương mại, cơ sở đã quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua facebook, zalo, tiktok và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Nhờ đó kinh doanh thuận lợi hơn, thương hiệu được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng và sử dụng nhiều hơn. Hiện mỗi năm cơ sở đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng.

Chủ cơ sở sản xuất mắm tép – mắm ruốc Long Thương (TX Quảng Yên) quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội.

Còn với cơ sở sản xuất nước mắm sá sùng của anh Phan Mạnh (TP Hạ Long), việc livestream quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng tiktok, facebook được anh thực hiện thường xuyên. “Ngoài việc livestream bán hàng, tôi cũng đăng tải các video về quy trình chế biến, sản xuất các sản phẩm mắm sá sùng. Các bài đăng nhận được rất nhiều lượt tương tác, nhờ đó, bạn hàng cũng ngày càng nhiều hơn” – Anh Phan Mạnh cho biết.

Đặc biệt, nhiều nông dân cũng đã mạnh dạn đổi mới phương thức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào tối ưu hóa quá trình canh tác, nâng cao năng suất, giá trị nông sản.

Anh Phan Mạnh thường xuyên livestream bán hàng và giới thiệu sản phẩm của cơ sở trên các trang mạng xã hội.

Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, ông Đồng Quang Cường (xã Cẩm La, TX Quảng Yên) không cần thiết phải có mặt tại trang trại của mình mà vẫn có thể nắm rõ tình hình chăn nuôi. Việc vận hành trang trại 3,5ha với trên 15.000 con gia cầm đã thuận lợi hơn rất nhiều nhờ áp dụng chuyển đổi số. Thời gian còn lại ông Cường dành cho việc nghiên cứu thị trường, kết nối bạn hàng và hoạch định chiến lược phát triển trong tương lai.

Ông Cường chia sẻ: Trang trại được lắp đặt hệ thống điều khiển, tự động hóa như máy cho ăn tự động, nước uống tự động, hệ thống làm mát, khử mùi… Các thông số về độ ẩm, môi trường, ánh sáng, nhiệt độ sẽ được giám sát và kiểm soát ngay trên điện thoại thông minh. Dù ở không gian, thời gian nào, tôi cũng nắm rõ tình hình sản xuất thực tế, có thể trực tiếp điều chỉnh thông qua các mã lệnh được cài đặt trên ứng dụng, qua đó xử lý những tình huống phát sinh. Làm nông nghiệp bây giờ đỡ vất vả hơn trước rất nhiều.

Ông Đồng Quang Cường (bên trái) đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ số để kiểm soát quy trình chăn nuôi vịt tại trang trại của mình. Ảnh Hội Nông dân tỉnh cung cấp

Còn với gia đình ông Nguyễn Văn Cử (xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà), việc đầu tư hệ thống tưới tiêu tiết kiệm đã hỗ trợ rất nhiều cho gia đình ông trong việc chăm sóc chè. Với 6.000m2 chè Ngọc Thúy, ông mạnh dạn đầu tư lắp đặt 6 trụ tưới tiết kiệm. Các trụ này sẽ tự động quay và tưới phun xung quanh trên cơ sở tận dụng nguồn nước sẵn có của gia đình. Ông Cử cho biết: Từ khi ứng dụng mô hình, mỗi năm gia đình tôi thu hoạch được 7 lứa chè, tăng 1 lứa so với trước đây. Tổng sản lượng chè ước đạt 20 tấn/năm, cho doanh thu hơn 100 triệu đồng. Thời gian tưới nước cũng giảm từ 12 tiếng xuống còn 30 phút mỗi ngày; so với tưới tràn trước kia, mô hình này đã tiết kiệm được tới 60% lượng nước.

Ông Nguyễn Văn Cử (xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà) kiểm tra các trụ tưới tiết kiệm nước. Ảnh: Trần Trinh (CTV)

Tiếp sức cho nông dân làm chủ khoa học

Công nghệ 4.0 đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và nông dân. Tiếp cận và làm chủ công nghệ số sẽ là “chìa khóa” quan trọng để người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào toàn bộ quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…

Từ những lợi ích của chuyển đổi số mang lại, thời gian qua, các ban, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, khích lệ nông dân, chủ cơ sở sản xuất, HTX đổi mới, đầu tư công nghệ, bắt nhịp với kỷ nguyên số. Đơn cử như Hội Nông dân các cấp đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để nâng cao nhận thức, hành động về chuyển đổi số trong nông dân. Cụ thể tổ chức các hội nghị tuyên truyền công nghệ số, công nghệ thông tin về sản xuất nông nghiệp cho nông dân; hướng dẫn hội viên Hội Nông dân trong việc tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; giới thiệu các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt…

Nông dân Cô Tô sử dụng máy gặt lúa để nâng cao năng suất lao động.

Toàn tỉnh cũng đã thành lập 1.473 tổ công nghệ số cộng đồng, bao phủ toàn bộ 177 xã, phường, thị trấn và 1.452 thôn, bản, khu phố với sự tham gia của hơn 11.000 thành viên. Với nhiều nỗ lực và cách làm linh hoạt, các tổ công nghệ số cộng đồng đã tích cực hỗ trợ người dân, giúp lan toả công nghệ số đến mọi ngóc ngách của cuộc sống, đồng thời đóng góp quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi số toàn tỉnh. 

Hay như Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp TX Đông Triều. Nhằm khuyến khích người dân áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đầu tháng 4 năm nay, đơn vị này đã tổ chức trình diễn sử dụng thiết bị bay không người lái vào phun thuốc trừ sâu tại cánh đồng sản xuất lúa tập trung 7,5ha của 56 hộ dân thôn Đồng Ý. Buổi trình diễn đã thu hút được nhiều hộ dân tham quan.

Sử dụng thiết bị bay không người lái trong phun thuốc bảo vệ thực vật tại xã Việt Dân (TX Đông Triều). Ảnh: Cổng TTĐT Đông Triều.

Theo ông Bùi Văn Hanh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp TX Đông Triều: Việc phun thuốc trừ sâu trên lúa bằng thiết bị máy bay không người lái có ưu điểm là độ phân tán hạt thuốc đều, thời gian phun ngắn, chỉ khoảng 10-15 phút/ha cây trồng, có thể phun diện tích lớn, phun tập trung và sẽ tiết kiệm được 30% lượng thuốc và 90% lượng nước so với phương thức thủ công và đảm bảo an toàn cho người nông dân do không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình phun thuốc. Việc sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật cho các cánh đồng đã được Đông Triều triển khai từ năm 2021 đến nay. Hiện Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thị xã đã phổ biến kỹ thuật này đến các hộ dân của 20 xã, phường trên địa bàn. Đây cũng đang là một hướng đi trên hành trình chuyển đổi số của ngành nông nghiệp thị xã. 

Trang trại Trứng gà Tân An (TX Quảng Yên) sử dụng máy cho gà ăn tự động để kiểm soát lượng thức ăn và nâng cao hiệu suất làm việc.

Các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh cũng chủ động hỗ trợ phát triển sản phẩm có lợi thế. Chỉ đạo bố trí nguồn lực tập trung, tăng hỗ trợ lãi suất, máy móc, nhà xưởng, thiết bị sản xuất, hạ tầng vùng sản xuất tập trung… Số lượng máy và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không ngừng tăng. Toàn tỉnh hiện có trên 7.000 máy làm đất các loại, đáp ứng 90% diện tích canh tác, trên 2.500 máy tuốt đập, 3.000 máy xay xát đáp ứng trên 95% nhu cầu sản xuất và trên 700 máy gieo sạ, đáp ứng khoảng 40% diện tích cấy lúa…

Mô hình trồng chè sử dụng thiết bị tưới tự động nông dân xã Quảng Thành (huyện Hải Hà).

Hiện tại, ngành nông nghiệp Quảng Ninh cũng đang đặt mục tiêu phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; quản lý nông nghiệp dựa trên công nghệ số, xây dựng nền tảng dữ liệu số phục vụ quản lý ngành; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý giám sát nguồn gốc nông sản, chuỗi cung ứng sản phẩm; phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

“Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển đổi mô hình sản xuất giúp người nông dân tiếp cận khoa học công nghệ trong sản xuất. Người nông dân cũng cần thay đổi tư duy, chủ động bắt nhịp với xu thế chung của thế giới để thay đổi phương thức sản xuất, canh tác, nhằm nâng cao giá trị nông sản, từng bước đưa ngành nông nghiệp phát triển bền vững” – Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị đối thoại với nông dân 2024

Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024 với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống nhân dân khu vực nông thôn”. Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, trong 8 tháng đầu năm, tình...

Kiên định với nghề nuôi biển

Những ngày này, công việc NTTS của anh Trần Văn Chương (khu đảo Ông Cụ, phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả) gặp nhiều khó khăn do thiệt hại bởi cơn bão số 3. Nhưng bằng kinh nghiệm 20 năm trong nghề, bằng tình yêu và niềm tin với biển, anh Chương vững tin tập trung cao độ để tái sản xuất, quyết tâm đưa quy mô sản xuất của mình phát triển hơn trước. Sinh ra, lớn lên ở vùng...

Phát triển chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp

Để giúp hội viên chuyển đổi phương thức sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị, các cấp HND tỉnh đẩy mạnh thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản. Chi hội Nông dân giúp nhau phát triển kinh tế xã Tiền Phong (TX Quảng Yên) được thành lập tháng 10/2024 với 15 thành viên là các hội viên...

Tiếp sức cho nông dân sản xuất an toàn, hiệu quả

Các cấp HND tỉnh đẩy mạnh việc cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp cho hội viên, nông dân, nhân dân để phục vụ sản xuất, góp phần phát triển nghành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đảm bảo vệ sinh ATTP. Cuối năm 2023 HTX Dịch vụ nông nghiệp Phương Nam (TP Uông Bí) được thành lập dưới sự tư vấn, hỗ trợ của HND phường. Sự ra đời của HTX nhằm mục đích cung ứng dịch vụ...

Nông dân phấn khởi nhờ xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh

Chỉ sau gần 2 tháng được xuất khẩu chính ngạch, lượng dừa Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh với các đơn hàng lên đến hàng nghìn container. Dừa đang trở thành một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân tại nhiều tỉnh, thành. Dừa cũng là một trong 6 loại cây được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào đề án và phê duyệt đề án...

Cùng tác giả

Rap Việt đánh bại Chị đẹp

Theo bảng xếp hạng 5 chương trình thực tế dẫn đầu tương tác mạng xã hội, "Rap Việt" mùa 4 đã đánh bại "Chị đẹp đạp gió" và giành vị trí số 1. Bước vào vòng Đối đầu, các phần trình diễn dần trở nên kịch tính hơn, thu hút lượng lớn lượt tương tác lớn trên mạng xã hội. Theo Kompa - đơn vị đo lường, phân tích về mạng xã hội, Rap Việt mùa 4 vượt qua nhiều...

Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật các CLB nhiếp ảnh nghệ thuật Quảng Ninh

Sáng 24/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Quảng Ninh lần thứ 2 năm 2024. Triển lãm giới thiệu 57 tác phẩm ảnh nghệ thuật, được tuyển chọn từ Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Quảng Ninh lần thứ 2 năm 2024. Sau 6 tháng phát động, Liên hoan đã nhận được 508 tác phẩm của 43 tác giả đến...

Tập huấn nghiệp vụ lý luận văn học và nhiếp ảnh

Ngày 24/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ lý luận phê bình văn học và nhiếp ảnh nghệ thuật năm 2024. Tham dự chương trình tập huấn có 150 học viên là hội viên Hội VHNT Quảng Ninh, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Hạ Long, những người yêu thích các bộ môn văn học và nhiếp ảnh nghệ thuật. Trong khuôn khổ chương trình, các học...

Phim có em gái Trấn Thành rời rạp

Phim Việt "Cô dâu hào môn" không thể đạt doanh thu 100 tỷ đồng như kỳ vọng. Tác phẩm có Thu Trang, Kiều Minh Tuấn rời rạp sau một tháng công chiếu. Dữ liệu từ Box Office Vietnam - đơn vị thống kê phòng vé độc lập - cho thấy bộ phim Cô dâu hào môn đã rời rạp vào sáng 23/11, sau một tháng công chiếu. Phim đạt mức doanh thu hơn 73 tỷ đồng. Tác phẩm của đạo...

Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Tối 23-11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh trọng thể tổ chức chương trình Kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Dự chương trình kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên T.Ư...

Cùng chuyên mục

Thẩm định giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 tại Quảng Ninh

Trong các ngày 20 và 23/11/2024, Đoàn thẩm định số 41, Ban Tổ chức Giải Sao Vàng đất Việt 2024 thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã đi thẩm định 3 doanh nghiệp thuộc Hội Doanh nhân trẻ Quảng Ninh. Đoàn thẩm định giải Sao Vàng đất Việt năm 2024 tiến hành thẩm định hồ sơ tham gia của 3 doanh nghiệp trẻ Quảng Ninh gồm: Công ty Cổ phần Thương mại Trung Thành – thương hiệu Vườn Nhật...

Khai trương Đại lý ô tô Skoda Quảng Ninh

Ngày 22/11/2024, Skoda Việt Nam đã chính thức khai trương Đại lý ủy quyền của Skoda Việt Nam tại Quảng Ninh. Skoda Quảng Ninh tọa lạc tại Lô A14 - Khu Đô Thị Monbay, một vị trí đắc địa tại trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của thành phố Hạ Long. Và đặc biệt đây là Đại lý có vị trí vô cùng thuận lợi, chỉ cách Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng là nơi...

Gạo Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục neo cao và giữ mức đắt đỏ nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngày 23/11, theo khảo sát thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 522 USD/tấn. Mức giá này cao hơn hẳn so các quốc gia khác xuất khẩu cùng chủng loại như Thái Lan giá...

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Cần sớm gỡ khó trong thi công Tuyến đường gom cao tốc Vân Đồn – Móng Cái

Tuyến đường gom cao tốc Vân Đồn - Móng Cái (đoạn từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến nút giao xã Bình Dân, huyện Vân Đồn) thi công từ năm 2022, đã gia hạn lần một, thế nhưng tiến độ thi công vẫn chậm, khó có thể về đích trước ngày 31/12 này theo quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án. Dự án tuyến đường gom cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đoạn...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất