Powered by Techcity

Khác biệt giữa phở Nam Định và phở Hà Nội

Phở Nam Định đậm vị nước mắm, phổ biến là áp chảo, tái lăn còn phở Hà Nội nước dùng trong và thanh, với các món chính là tái, chín và tái chín.

Phở Hà Nội và phở Nam Định được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hôm 9/8. Dù còn nhiều tranh luận, hai địa phương đều được coi là “nơi khai sinh” của phở. Tuy nhiên, phở ở mỗi nơi đều có những điểm khác biệt.

Phở Hà Nội tại một quán ở quận Đống Đa. Ảnh: Quỳnh Mai

Về nguồn gốc, trong cuốn sách “Trăm năm phở Việt” ra mắt năm 2022, nhà khoa học Trịnh Quang Dũng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho hay có hai luồng ý kiến về nguồn gốc của phở: Hà Nội hay Nam Định. Theo đó, đầu thế kỷ XX, “đội quân phở gánh” của dòng phở Nam Định đã rong ruổi lên Hà Nội hành nghề. Cũng trong khoảng thời gian này xuất hiện dòng phở gốc Di Trạch, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội).

Một giả thuyết khác chưa chính thức, được đề cập trong Lý lịch di sản của tỉnh Nam Định cho rằng một đầu bếp ở thành phố Nam Định đã sáng tạo ra phở bởi đây từng là trung tâm dệt vải thuộc địa lớn nhất Việt Nam, nơi có các ông chủ người Pháp và lao động người Việt. Đầu bếp nghĩ ra một món súp để làm hài lòng cả hai nhóm người này. Ông dùng hai nguyên liệu chính là bánh phở (nguồn gốc Việt Nam) và thịt bò (nguồn gốc Pháp) rồi thêm một số gia vị để thành phở như hiện nay.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Dung, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, về phở Nam Định ở Hà Nội năm 2001 được Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đề cập trong tài liệu công nhận “Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia”, cũng cùng ý kiến. Theo đó, dựa trên lời kể của chủ một số cửa hàng phở tại Hà Nội là người Nam Định, có thể những người làng Vân Cù, Tây Lạc (Nam Định) ra Hà Nội đi làm thuê cho cửa hàng người Hoa và học nghề, rồi ở lại Hà Nội mở cửa hàng phở góp phần hình thành thương hiệu “Phở Nam Định” tại Hà Nội. Hà Nội từ đó trở thành cái nôi để phở phát triển bởi thị trường dồi dào hơn.

Về cách chế biến, nước dùng là thành phần quan trọng nhất của mỗi bát phở, cũng là đặc điểm để đánh giá chất lượng món ăn. Nước dùng thể hiện sự tinh tế nhờ sự kết hợp các loại thảo mộc, gia vị để tạo nên hương vị đặc trưng. Sự khác biệt của phở Hà Nội và Nam Định cũng nằm ở đây.

Với phở Nam Định, nước dùng không thể thiếu nước mắm cốt được sản xuất tại vùng biển địa phương. Công thức và quy trình chế biến nước dùng vừa là bí quyết gia truyền lưu giữ trong nhiều thế hệ trong gia đình tại Nam Định như phở Cụ Tặng, phở Cồ, vừa là sự sáng tạo, dấu ấn của lớp kế cận. Nước dùng được ninh từ xương ống, có thể thêm đuôi bò để tạo độ ngậy. Khi ninh xương, nước lần hai mới dùng để tránh mùi hôi của xương bò.

Với phở Hà Nội, những cửa hàng phở lâu năm tại đây chỉ nấu nước dùng từ xương bò kết hợp với gừng, thêm hành củ đã nướng qua lửa, có thêm quế, hồi, thảo quả và nguyên liệu khác. Tỷ lệ và thời điểm bỏ các nguyên liệu vào nước dùng là bí quyết đặc trưng của mỗi hàng. Trong quá trình ninh phải vớt bọt, sau 24 tiếng vớt ra, chắt lấy nước cốt. Nước dùng nêm nếm bằng muối, gia vị, rất ít nơi sử dụng nước mắm như Nam Định.

Bà Hà, chủ quán phở bò cụ Tặng Nam Định chế biến phở bò áp chảo. Ảnh: Thùy Linh

Phở Nam Định có cả tái, chín, nhưng áp chảo phổ biến và được người Nam Định yêu thích. Phần thịt bò được đảo trên chảo mỡ nóng già, có tỏi đập dập, rau cải, cà chua, hành tây, cà rốt, sau đó gia giảm gia vị, hạt tiêu, thêm chút nước dùng phở cho thịt mềm. Sau khi chần bánh phở xong thêm phần thịt bò đã xào lên trên và chan nước dùng rồi thưởng thức.

Phở Hà Nội phổ biến là tái, chín và tái chín. Phần thịt thường là thăn, nạm gầu hoặc lõi bò. Thịt thái miếng mỏng theo chiều dài thớ.

Khác biệt còn nằm ở sự cải biến: người Hà Nội có thêm phở gà. Nước dùng phở gà được ninh từ xương, đầu và chân gà hoặc thêm xương lợn kết hợp với gừng, đun sôi, vớt bọt kỹ rồi đun liu riu cho xương tiết ra nước ngọt. Gà ngon thường là gà ta nuôi tự nhiên nặng không quá hai kg. Da gà vàng, thịt hồng sậm không thớ và không có mỡ dưới da.

Về cách thưởng thức, điểm tương đồng của phở Hà Nội và Nam Định là các quán phở ngon thường có bàn ghế xuềnh xoàng. Bàn ăn phở hơi thấp so với bình thường để nước dùng không văng vào quần áo khi thực khách cúi xuống. Có thời điểm, quán phở máy lạnh từ miền Nam xuất hiện Hà Nội, nhưng không phát triển và được cho là không phù hợp văn hóa và thói quen ăn uống.

Phở cụ Tặng Nam Định. Ảnh: Thùy Linh

Người Hà Nội ăn phở không vắt chanh hay thêm tương ớt, chỉ dùng giấm tỏi và ớt tươi vì vị chua trong quả chanh tạo ra mạnh hơn vị chua trong giấm nên chanh làm dậy hương vị nước dùng phở gà, nhưng lại phá vị phở bò. Dù vậy, nhiều hàng phở hiện phục vụ đầy đủ chanh, ớt, giấm tỏi và quẩy đi kèm. Phở Hà Nội khi ăn thường sử dụng đũa tre và thìa.

Những quán phở tại Hà Nội thường chuyên một loại phở, bò hoặc gà. Sở dĩ không vừa phở bò và gà vì sẽ lẫn vị, nước dùng cũng không thể sử dụng chung. Phở được phục vụ đầy đủ trong một bát, không ăn kèm các món khác, trừ quẩy.

Theo truyền thống, bánh phở Nam Định và Hà Nội đều có sợi bánh to bản, tráng và thái tay, mỏng vừa phải. Sợi bánh ăn mềm mướt nhưng không bở nát, thấm vị thơm ngọt của nước dùng. Tuy nhiên, hiện đa phần bánh phở đều thái bằng máy nên sợi nhỏ hơn.

Theo thống kê năm 2024 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định, tỉnh có gần 500 cửa hàng phở, trong đó thành phố Nam Định và huyện Nam Trực là nơi tập trung nhiều hàng lâu năm, nhiều nơi trên hai thế hệ như phở Cụ Tặng, Hải Phở, phở Trường, phở Bà Thu, phở Tạo, phở Cồ. Còn tại Hà Nội, thống kê đến cuối năm 2023 của Sở Văn hóa Thể thao, có gần 700 cửa hàng phở ở thủ đô, tập trung chủ yếu ở các quận Ba Đình (21 cửa hàng), Hoàn Kiếm (32), Cầu Giấy (29), Đống Đa (9), Hai Bà Trưng (30), Thanh Xuân (56), Long Biên (93). Những thương hiệu phở gia truyền gồm phở Chiêu, phở Tình, phở Tư Lùn, phở Sướng, phở Vui, phở Nhớ, phở Thìn (Bờ Hồ), phở Thìn Lò Đúc.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phở Nam Định, Hà Nội và mì Quảng được công nhận di sản quốc gia

Ba món nổi tiếng ở Hà Nội, Nam Định và Quảng Nam được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vì mang nhiều giá trị từ lịch sử, tri thức đến kết nối cộng đồng. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) hôm 9/8 công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian, đối với phở Hà Nội, phở Nam Định và...

Diệp Bảo Ngọc và vai diễn khác biệt trong “Làm giàu với ma”

Là gương mặt đang được khán giả chú ý sau nhiều vai diễn thành công cả trên phim truyền hình và phim điện ảnh, Diệp Bảo Ngọc tiếp tục khẳng định sự đa dạng trong diễn xuất của mình với vai diễn ma nữ trong “Làm giàu với ma”, phim mới của đạo diễn Nguyễn Nhật Trung. Bắt đầu được biết đến qua các cuộc thi Miss Teen 2010, Hoa hậu Phụ nữ Thời đại 2011, Diệp Bảo Ngọc dấn...

Có gì ở Quảng An – phố Hà Nội ‘thú vị nhất thế giới’?

Nằm trong top "con phố thú vị nhất thế giới" của Time Out, Quảng An là nơi du khách có thể tìm thấy sự yên bình xen lẫn sôi động và trẻ trung. Quảng An dài 1,2 km, bắt đầu từ ngã ba với phố Xuân Diệu và kết thúc ở ngã ba với phố Quảng Khánh, thuộc quận Tây Hồ, cách phố cổ Hà Nội khoảng 5 km về phía bắc. Cuối tháng 3, tạp chí du lịch nổi tiếng...

‘The Beekeeper’ – Một phim hành động khác biệt

Đây là một phim hành động đang được mong chờ rất nhiều của đạo diễn nổi tiếng David Ayer và có sự tham gia của diễn viên hành động hàng đầu Jason Statham. The Beekeeper (tựa Việt: Mật vụ ong) hứa hẹn mang đến cho khán giả một trải nghiệm điện ảnh đầy mạo hiểm và kịch tính. The Beekeeper sẽ công chiếu từ ngày 12/1/2024. Nhân vật chính với yếu tố mới lạ Đây là phim hành động đặc biệt...

Cùng tác giả

Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh trình bày Báo cáo...

Thị trường M&A năm 2025 được dự báo đầy triển vọng

Thị trường M&A Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn sẵn sàng đón nhận những thương vụ đầu tư lớn và kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI vào năm 2025. Nhiều thương vụ trăm triệu đô trong năm 2024 Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho biết theo tổng hợp từ KPMG thị...

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Cùng chuyên mục

Báo Anh ‘mách’ 12 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

Trong bài viết mới nhất được đăng tải, tờ The Times danh tiếng của Anh giới thiệu loạt điểm đến ấn tượng trên khắp Việt Nam. Nữ phóng viên du lịch của The Times Claire Boobbyer vừa kết thúc hành trình khám phá Việt Nam đáng nhớ. Từ trải nghiệm cá nhân, Boobbyer đưa ra gợi ý về những điểm đến mà cô cho rằng đáng để ghé thăm nhất trên mảnh đất hình chữ S. Đầu tiên phải kể tới...

Phú Quốc sánh ngang với Hawaii trong top 25 địa điểm truyền cảm hứng du lịch nhất năm 2025

Phú Quốc, đảo ngọc của Việt Nam, một lần nữa được Travel + Leisure vinh danh trong danh sách những điểm đến đáng trải nghiệm nhất năm 2025, khẳng định sức hút không thể chối từ của một “ngôi sao đang lên” trên bản đồ du lịch thế giới. Tạp chí du lịch uy tín hàng đầu thế giới Travel + Leisure vừa công bố danh sách “25 địa điểm truyền cảm hứng du lịch nhất năm 2025”. Các địa...

Vinpearl Safari Phú Quốc lọt top đầu vườn thú và thủy cung tại châu Á

Vinpearl Safari Phú Quốc vừa được Blooloop – chuyên trang hàng đầu thế giới vinh danh vị trí thứ 2 trong top 15 vườn thú và thủy cung hàng đầu châu Á. Vinpearl Safari Phú Quốc được Blooloop – chuyên trang hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điểm đến, tham quan du lịch – vinh danh thứ 2 trong danh sách top 15 vườn thú và thủy cung hàng đầu châu Á bên cạnh các tên tuổi nổi tiếng...

Khách quốc tế đến sân bay Cam Ranh đạt kỷ lục

Tháng 11, sân bay Cam Ranh phục vụ hơn 121.000 lượt khách quốc tế - cao kỷ lục so với cùng kỳ các năm trước, trong đó tăng mạnh nhất là Hàn Quốc, Trung Quốc. Báo cáo của Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh cho biết sân bay chứng kiến lượng khách quốc tế cao kỷ lục, đạt gần 3,9 triệu lượt đi và đến trong 11 tháng, tăng 86% so với 2023. Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu với...

Việt Nam lọt top 5 điểm leo núi đẹp nhất Đông Nam Á

Theo tạp chí The Straits Times, Việt Nam sở hữu nhiều điểm leo núi đá ấn tượng, nổi bật là vịnh Hạ Long, Hữu Lũng và Cát Bà ở miền Bắc và Suối Đá ở miền Nam. Phong trào leo núi phát triển đáng kể trong thập kỷ qua, đặc biệt là sau khi môn thể thao này được đưa vào Thế vận hội Tokyo năm 2021. Chia sẻ về lần đầu tiên leo núi ở động Batu (Malaysia), Lydia Yang,...

Khôi phục tuyến vận tải hành khách quốc tế khu vực biên giới Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) – Tiên Yên (Việt Nam) 

Sáng nay, 29/11, tại cửa khẩu Cầu Bắc Luân II, tuyến vận tải hành khách quốc tế khu vực biên giới Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) - Tiên Yên (Việt Nam) đoạn tuyến Đông Hưng - Móng Cái được chính thức khôi phục lại hoạt động. Hoạt động tuyến vận tải hành khách quốc tế khu vực biên giới Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) - Tiên Yên (Việt Nam) đoạn tuyến Đông Hưng - Móng Cái được hai bên thống...

9 xu hướng sẽ định hình diện mạo ngành du lịch trong năm 2025

Gạt bỏ những quan niệm cũ, khách du lịch đang tự đề ra các quy chuẩn mới về tuổi tác, giới tính và bản sắc cá nhân, qua đó mở ra những hướng đi mới cho ngành du lịch thế giới. Năm 2025, du khách sẽ ngày càng tìm kiếm những kết nối sâu sắc và ý nghĩa hơn với bản thân, cộng đồng họ ghé thăm và những điểm đến họ khám phá. Chuyến đi giờ đây không chỉ...

Khách Việt đi Thái, Singapore cuối năm săn hàng hiệu giá rẻ

Ngọc Diệu chi 17 triệu đồng mua hàng dịp Black Friday ở Bangkok và cho hay không khí săn sale năm nay ở Thái ảm đạm hơn mọi năm. Ngọc Diệu, sống ở TP HCM, đều đặn gần 10 năm qua Black Friday nào cũng đến Thái Lan săn đồ giảm giá, trừ đợt dịch Covid-19. Năm nay cô dành 5 ngày (24-28/11) ở Bangkok chỉ để mua sắm tại các khu chợ, trung tâm thương mại, kết hợp ăn...

“Mùa vàng” du lịch tàu biển

Tỉnh Quảng Ninh được các hãng tàu biển quốc tế đánh giá là điểm đến có lợi thế cạnh tranh rất lớn trong thị phần du lịch tàu biển ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, nhờ sở hữu Di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, các trải nghiệm độc đáo về văn hóa, ẩm thực đặc trưng địa phương. Đặc biệt, Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy...

60 chuyến tàu biển quốc tế đến Quảng Ninh trong năm 2025

Theo thông tin từ Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tính đến thời điểm hiện tại đã có 60 chuyến tàu biển đăng ký cập bến, dự kiến mang theo khoảng 90.000 khách du lịch đến Quảng Ninh. Các chuyến tàu biển này đến từ nhiều quốc gia như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Trung Quốc... Bên cạnh các tàu biển cao cấp đã đến Hạ Long như: Celebrity Solstice, Mein Schiff 6, Westerdam, sẽ có thêm nhiều tàu biển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất