Powered by Techcity

Quyết tâm cao vì một nền hành chính phục vụ

Những năm qua, Quảng Ninh luôn đặt mục tiêu “Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả công việc”. Bám sát vào mục tiêu này, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó đặc biệt ưu tiên những vấn đề cấp bách, cần tháo gỡ, nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, thủ tục về đầu tư, đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính trong các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

Cán bộ Trung tâm Hành chính công TP Hạ Long hướng dẫn người dân giải quyết TTHC. Ảnh: Hoàng Nga

Quảng Ninh luôn xác định nhiệm vụ cải cách hành chính là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, xuyên suốt và là trách nhiệm chính của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương. Các cơ quan công quyền của tỉnh đều xác định chủ thể những lợi ích của cải cách hành chính trên hết, trước hết chính là nhân dân, doanh nghiệp. Vì vậy, tư tưởng chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt là phải luôn luôn lấy sự hài lòng của nhân dân, tổ chức làm thước đo cho hiệu quả công tác cải cách hành chính, với phương châm cải cách hành chính là thường xuyên, kiên trì, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm.

Từ quan điểm đó, hơn một thập niên qua, Quảng Ninh kiên trì đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh với nhiều quyết sách mạnh mẽ. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên đưa mục tiêu: “Hằng năm giữ vững vị trí nhóm đầu các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI” vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, cụ thể hoá bằng nghị quyết chuyên đề số 05 năm 2021; HĐND tỉnh ban hành 3 nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy cải cách hành chính; UBND tỉnh ban hành trên 30 quyết định, kế hoạch, chương trình hành động và trên 570 thông báo, văn bản chỉ đạo điều hành.

Đồng thời với đó, tỉnh cũng mạnh dạn thí điểm những mô hình quản trị mới phù hợp thực tiễn địa phương phục vụ nhân dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số toàn diện; mở rộng sự kết nối, trao đổi thông tin, tăng cường tương tác thường xuyên giữa chính quyền các cấp với người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá về cách làm của tỉnh, Phó Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) Ngô Quang Phát khẳng định: Tỉnh Quảng Ninh thường xuyên đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; có những đột phá trong nghiên cứu, áp dụng thí điểm các mô hình cải cách hành chính, được nhiều địa phương ghi nhận, nhân rộng trên phạm vi cả nước. Công tác cải cách hành chính của Quảng Ninh là lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng làm thước đo hiệu quả của cơ quan nhà nước, gắn kết chặt chẽ với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực. Qua đó, tác động tích cực đến phát triển KT-XH địa phương.

Cải cách hành chính được xác định làm thường xuyên, liên tục, toàn diện, hiệu quả, sáng tạo, vì vậy tỉnh tiếp tục làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành; mạnh dạn thí điểm những mô hình mới, cách làm mới, tạo đột phá hơn nữa; rà soát tháo gỡ cơ bản những “điểm nghẽn” về thể chế, cơ chế, chính sách, gắn với chuyển đổi số; nghiên cứu, hoàn thiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị và đề xuất giải pháp đổi mới trung tâm hành chính công các cấp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu quả; tăng cường số hóa hồ sơ giải quyết TTHC, đảm bảo điều kiện sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến. 

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Thanh tra tỉnh giám sát quy trình giải quyết TTHC của đội ngũ CBCCVC làm việc tại các bộ phận một cửa trong toàn tỉnh. Ảnh: Minh Hà

Điều này cũng lý giải vì sao Quảng Ninh liên tiếp đạt được những kết quả đáng ghi nhận đối với các chỉ số PAR Index, SIPAS, PCI, PGI. Đặc biệt năm 2023 tỉnh tiếp tục dẫn đầu toàn quốc, là năm thứ 7 liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI, năm thứ 6 dẫn đầu Chỉ số PAR Index, năm thứ 5 liên tiếp dẫn đầu Chỉ số SIPAS, 11 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Các chỉ số là những thang đo rất khoa học, phản ánh tiếng nói khách quan của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đối với chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của hệ thống chính trị trong tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước, của đội ngũ CBCCVC toàn tỉnh, đặc biệt là những cán bộ đang thực thi tại trung tâm hành chính công các cấp và bộ phận một cửa hiện đại cấp xã.

Điều này cũng được minh chứng bằng kết quả phát triển KT-XH của tỉnh với tốc độ tăng trưởng GRDP đạt trên 2 con số trong 9 năm liên tiếp; GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt trên 9.500 USD, cao nhất ở khu vực phía Bắc, đứng thứ 2 cả nước; tổng thu NSNN, nhất là thu nội địa luôn đứng trong tốp đầu cả nước; thu hút đầu tư năm 2023 đạt 5,1 tỷ USD, trong đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 3,1 tỷ USD; quy mô nền kinh tế tăng nhanh, hết năm 2023 đạt 315.839 tỷ đồng. 

Theo ông Lê Văn Sáng, Chủ tịch CLB Đầu tư và khởi nghiệp TP Hạ Long, những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp được hưởng lợi rất lớn từ sự cải cách của tỉnh, từ đó tạo động lực để doanh nghiệp phát triển. Cộng đồng doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ, đồng hành từ việc giải quyết các TTHC, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; tiếp cận các dịch vụ tư vấn pháp luật… Mới đây, việc thành lập Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hỗ trợ chuyển đổi số có ý nghĩa rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Đây là một trong những địa điểm để khối doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp có điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất đầy đủ để tham gia sáng tạo, phát triển ý tưởng của mình. Từ đó, góp phần vào thực hiện các mục tiêu của tỉnh trong việc triển khai các định hướng của Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân.  

Với những chuyển biến mạnh mẽ, đột phá trong cải cách hành chính, nhiều năm qua, Quảng Ninh đã mang lại cho mình hình ảnh của một địa phương năng động với môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hiệu quả, cùng chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền tốt nhất cả nước. Điều này cũng lý giải vì sao Quảng Ninh luôn được Trung ương quan tâm đặt niềm tin vào vị trí, vai trò của địa phương trong sự phát triển của vùng và cả nước, tạo điều kiện cho tỉnh triển khai thực hiện thí điểm nhiều mô hình mới; các nhà đầu tư, du khách và nhân dân trên địa bàn luôn tin tưởng, kỳ vọng về một địa phương năng động, sáng tạo với môi trường sống đẹp.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cải cách hành chính thực chất, hiệu quả

Những năm gần đây, Quảng Ninh tiếp tục vượt qua các tỉnh, thành phố trong cả nước để duy trì vị trí đứng đầu Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) và nhiều chỉ số khác. Đây là một trong những kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiếp tục khẳng định niềm tin, sự hài lòng ngày càng cao của nhân dân, cộng đồng...

Hải Hà: Tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển KT-XH

Huyện Hải Hà đã và đang tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, gắn với chuyển đổi số toàn diện. Nhiệm vụ này được xác định là đột phá chiến lược, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, động lực của cải cách hành chính và chuyển đổi số, thời gian qua huyện Hải Hà...

Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ

Ngày 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo CCHC chủ trì phiên họp Thứ tám của Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ với các địa phương để đánh giá những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan...

Để phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn

Cách hành chính được tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, phục vụ người dân một cách tốt nhất, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đầu năm 2024, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã cụ thể hóa Chương trình hành động thực...

Tăng cường trách nhiệm trong cải cách hành chính

Với quan điểm “cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc”, Quảng Ninh là địa phương duy nhất trong cả nước đưa mục tiêu CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Từ đó, tập trung xây dựng nền hành chính tỉnh...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất