Powered by Techcity

Chùa tháp trên dãy Yên Tử sơn

Nằm trong Quần thể di tích – danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc đang đề cử UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới, có hệ thống hàng chục ngôi chùa lớn, nhỏ thuộc dòng Phật giáo Trúc Lâm. Các ngôi chùa có vị trí, vai trò khác biệt mà qua nghiên cứu cho thấy nhiều nét thú vị.

Chùa Hoa Yên nằm trong cụm chùa tháp Long Động Hoa Yên được xây dựng trên núi ở độ cao khoảng 500m so với mực nước biển

Hệ thống chùa tháp thuộc dòng Phật giáo Trúc Lâm kéo dài trên dãy Yên Tử thuộc địa phận của 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, được xây dựng chủ yếu dưới thời Trần và thời Lê Trung hưng. Các chùa được xây dựng dưới thời Trần gắn liền với Tam tổ Trúc Lâm (Trần Nhân Tông – Pháp Loa – Huyền Quang), còn chùa tháp Lê Trung hưng gắn với thời kỳ phục hưng của Phật giáo Trúc Lâm thế kỷ XVII, XVIII.

Các nghiên cứu gần đây, đặc biệt là kết quả khảo cổ học đã phát hiện, xác định hàng chục điểm chùa tháp, phân bố chủ yếu ở sườn phía Nam của dãy Yên Tử, từ Côn Sơn (Hải Dương) đến Uông Bí (Quảng Ninh) và tập trung thành 6 cụm: Long Động – Hoa Yên, Ngọa Vân – Hồ Thiên, Quỳnh Lâm, Bác Mã, Thanh Mai và Côn Sơn. Còn ở sườn phía Tây Bắc của dãy Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) có một số điểm chùa tháp, quy mô không lớn, mật độ thấp, không thành chuỗi như ở sườn Nam.

Thực tế cho thấy, các chùa thường được đặt trên các triền núi nhưng có độ cao khác nhau. Điều này cũng thể hiện vai trò, chức năng khác nhau của hệ thống chùa Yên Tử. Cụ thể, nhóm chùa nằm ở khu vực đồi thấp hoặc chân núi, thường có độ cao trung bình không vượt quá 100m so với mực nước biển, có thể kể tới như Quỳnh Lâm, Bác Mã (Quảng Ninh), Côn Sơn (Hải Dương). Đây cũng là những khu vực khá gần khu dân cư, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai trù phú. Quy mô các chùa này thường lớn, mặt bằng công trình cá biệt lên đến hàng ngàn m2.

Chùa Quỳnh Lâm thuộc nhóm chùa nằm ở khu vực đồi thấp có diện tích rộng lớn từng đi vào câu ca Sân chùa Muống ruộng chùa Quỳnh

Nhóm chùa thứ 2 được xây dựng trên những núi trung bình, có độ cao khoảng 200-250m so với mực nước biển, phía trước thường là những thung lũng rộng, có nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ. Điển hình có thể kể tới các chùa như: Ba Vàng, Am Hoa, Trại Cắp, Ba Bậc, Giảng Kinh, Thông Tán ở trên địa bàn Quảng Ninh.

Nhóm thứ 3 là hệ thống các chùa tháp được xây dựng trên núi cao với độ cao trung bình khoảng 500m so với mực nước biển. Các chùa tháp thường được đặt ở phần yên ngựa của các sườn núi, điển hình như Hoa Yên, Vân Tiêu, Am Dược, Hồ Thiên, Ngọa Vân, Đá Chồng…

Qua nghiên cứu cho thấy, vào thời Trần là giai đoạn hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm, các chùa ở chân núi thuận lợi cho việc xây dựng nên không kể tới, còn các chùa ở lưng núi và trên cao có địa hình phức tạp hơn, thường được sắp đặt và bố trí nương tựa vào địa hình tự nhiên, quy mô công trình không lớn, thể hiện rõ triết lý hòa đồng với tự nhiên, hạn chế đến mức thấp nhất can thiệp và làm cải tạo địa hình tự nhiên.

Tuy nhiên, đến thời Lê Trung hưng là giai đoạn phục hưng mạnh mẽ của dòng Phật giáo Trúc Lâm, các chùa này đều diễn ra việc san gạt, xây đắp, cải tạo mặt bằng theo kiểu của các công trình ở đồng bằng, trong đó có nhiều công trình cải tạo với quy mô lớn, như chùa Hoa Yên, Am Hoa, Hồ Thiên, Ngọa Vân và Đá Chồng. Như vậy, vào giai đoạn này thì triết lý hài hòa, nương tựa vào tự nhiên ngày càng suy giảm, thay vào đó là cải tạo địa hình tự nhiên, tạo dựng mặt bằng để xây dựng công trình.

Dấu vết khai quật khảo cổ thời Lê Trung hưng tại chùa Đông Bảo Đài TP Uông Bí được nhận định có thể là giới hạn phía Đông của không gian Yên Tử

Xét về công năng các chùa cũng có sự khác biệt. Như trên đã nói, các chùa ở dưới thấp và lưng núi có diện tích lớn hơn, gần gũi giữa đạo với đời, là nơi thuận lợi hơn cho việc hoằng dương phật pháp. Các khu vực này có thung lũng, đất đai màu mỡ hơn, vì vậy các chùa ngoài việc tu học đồng thời còn đảm nhiệm việc sản xuất, huy động nguồn lực, chủ yếu là nguồn lương thực phục vụ cho các chùa ở trên núi cao.

Trong khi đó, các chùa trên núi cao chủ yếu đảm nhiệm việc tu học. Sự hiện diện của khu thiền thất ở các chùa này là đặc trưng rõ nét với các thiền thất thường nằm trên cao, phía sau Tam Bảo. Dưới thời Trần, phần lớn các tịnh thất được khai thác, sử dụng là các mái đá tự nhiên, hoặc xây dựng hết sức đơn sơ kiểu thảo am.

Sang thời Lê Trung hưng, các tịnh thất được xây dựng kiên cố với kết cấu vững chắc, xung quanh có tường bao, tiêu biểu như am Hàm Long ở Hồ Thiên, thiền thất ở Đá Chồng… Thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn, một số mái đá vốn là thiền thất được chuyển đổi thành nơi thờ tự, không gian đòi hỏi mở rộng, các mái đá được nối thêm phần mái nhân tạo mà tiêu biểu nhất là chùa Một Mái ở Yên Tử…

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Gian hàng triển lãm và chương trình nghệ thuật của tỉnh Quảng Ninh tham gia Lễ hội Việt Nam tại Sapporo 2024, Nhật Bản...

Tham gia Lễ hội Việt Nam tại Sapporo 2024 (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản), tỉnh Quảng Ninh tham gia 2 gian hàng triển lãm và biểu diễn các chương trình nghệ thuật. Công tác chuẩn bị được các đơn vị tích cực triển khai, hứa hẹn đem lại nhiều ấn tượng với người dân địa phương. Với slogan “Việt Nam vẻ đẹp bất tận và “Hạ Long, nơi bình minh vẫy gọi”, gian hàng giới thiệu một số hình ảnh Di...

Tăng cường hợp tác về nguồn nhân lực giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Hokkaido (Nhật Bản)

Chiều 9/8, đoàn công tác của tỉnh Quảng Ninh do đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn, đã tham dự Diễn đàn về nguồn nhân lực Hokkaido - Việt Nam. Cùng tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban, ngành địa phương trong tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Việt Nam tại...

Thông qua Tuyên ngôn Hạ Long tại Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43 (WFUCA 43)

Ngày 6/8/2024, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43 (WFUCA 43) đã thống nhất thông qua Tuyên ngôn Hạ Long với chủ đề "Kinh tế sáng tạo - Kết nối Văn hoá vì Hoà bình và Phát triển bền vững" Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới (WFUCA) lần thứ 43 là sự kiện đặc biệt quan trọng được Liên hiệp các Hội...

Để nghệ thuật biểu diễn hấp dẫn du khách

Những show diễn ở Quảng Ninh không chỉ tạo ra sự hấp dẫn với du khách mà còn góp phần phát triển văn hóa, du lịch của địa phương. Quảng Ninh đã sớm xây dựng được kế hoạch tổ chức các sự kiện, hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Một số hoạt động du lịch về đêm cũng đang được triển khai hiệu quả, như: Múa rối nước, Carnaval Hạ Long, chương trình nghệ thuật “Hạ Long thần tiên”, các...

Thúc đẩy du lịch vùng cao Hạ Long

Trên quan điểm phát triển kinh tế dựa vào 3 trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người, TP Hạ Long tăng cường lãnh đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sức mạnh nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy các vốn quý về văn hóa, coi đây là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh, động lực cho du lịch phát triển. Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vùng đồng...

Cùng chuyên mục

Bảo tàng VQG Bái Tử Long: Điểm chạm khám phá công viên di sản ASEAN

Bảo tàng Vườn quốc gia (VQG) Bái Tử Long nằm tại thôn 8, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn là nơi trưng bày hàng nghìn mẫu vật liên quan tới đa dạng sinh học tại VGQ Bái Tử Long. Ngoài ra, đây còn là nơi ươm trồng nhiều loài thực vật bản địa quý hiếm, là địa chỉ có giá trị giáo dục và triển lãm cao về đa dạng sinh học và là điểm chạm thông tin với...

Chung tay gìn giữ, bảo vệ di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên

Tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO diễn ra vào tháng 9/2023 đã thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng) là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây thực sự là niềm vinh dự, tự hào cho Việt Nam nói chung, Quảng Ninh - Hải Phòng nói riêng khi sở hữu...

Kỳ vọng vào khu bảo tồn biển quốc gia Bái Tử Long

Hiện nay, Ban Quản lý Vườn Quốc gia (VQG) Bái Tử Long đang thực hiện các trình tự thủ tục để xét công nhận phần diện tích mặt nước của VQG là khu bảo tồn biển. Khi được công nhận, đây sẽ là khu bảo tồn biển quốc gia đầu tiên của Quảng Ninh, góp phần tháo gỡ nút thắt về công tác quản lý, từ đó phát huy các giá trị đa dạng sinh học gắn với phát...

Quảng Ninh có 4 món ăn, đặc sản vào Top 100 đặc sản Việt Nam

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã ban hành Quyết định số 48/KLVN-TOP/2022 về việc xác lập Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 đặc sản, quà tặng nổi bật của 63 tỉnh, thành Việt Nam (lần V, 2021-2022) trong Hành trình tìm kiếm quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam. Trong đó, Quảng Ninh có 2 món ăn là cà sáy luộc Tiên Yên và xôi chả mực Hạ Long được chọn vào...

Chả tôm Quảng Yên

Từ xưa, chả tôm không chỉ là một đặc sản của biển dành cho con người vùng quê bên cửa sông Bạch Đằng, mà còn là một món quà ẩm thực dành đãi và biếu khách nơi xa. Nó đã đi vào phong tục và tình cảm của cư dân các xã phường vùng Hà Nam. Đến Quảng Ninh, về thị xã Quảng Yên, du khách sẽ có dịp thưởng thức món đặc sản dân dã này của biển. Nhưng...

Khau nhục Sơn Dương

Từ món ăn truyền thống của người Sán Dìu ở xã Sơn Dương (TP Hạ Long), HTX Nông, lâm và ngư nghiệp Việt Hưng đã chuẩn hóa, xây dựng quy trình và tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm khau nhục Sơn Dương. Bà Nguyễn Thúy Hà, Giám đốc Hợp tác xã Nông, lâm và ngư nghiệp Việt Hưng (TP Hạ Long) chia sẻ: Là HTX đóng trên địa bàn xã Sơn Dương, chúng tôi mong muốn đóng góp và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất