Powered by Techcity

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu: Khởi đầu bản hùng ca oanh liệt

Chiến thắng trận đầu là chiến thắng của sức mạnh chính trị tinh thần toàn dân tộc, của ý chí quyết tâm chiến đấu dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Các tàu chiến của Quân chủng Hải quân tham dự Lễ tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ và nhân dân đã hy sinh trong chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 tại vùng biển Cửa Lục (Quảng Ninh, 3/8/2014). (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Nhiều thập niên qua, “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” và chiến công đánh thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 của quân và dân ta đã đi vào lịch sử cuộc chống Mỹ cứu nước của dân tộc như một sự kiện tiêu biểu cho ý chí quyết chiến, quyết thắng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

Quyết tâm chiến lược của Đảng

Theo tài liệu của Cục Chính trị, Quân chủng Hải quân, những tháng cuối năm 1963, vấn đề Việt Nam ngày càng trở nên nóng bỏng đối với giới cầm quyền Mỹ.

Bị thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ buộc phải “thay ngựa giữa dòng,” hậu thuẫn cho cuộc đảo chính phế bỏ anh em Tổng thống tay sai Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu (ngày 1/11/1963).

Sau đảo chính, tình hình chính trị ở Sài Gòn không những không được cải thiện mà càng trở nên tồi tệ, rối ren hơn.

Tay sai mới tiếp tục đấu đá, lật đổ lẫn nhau và không thể chống đỡ nổi những cuộc tiến công nổi dậy mạnh mẽ của quân và dân ta.

Trong khi đó, lực lượng cách mạng ngày càng được củng cố, phát triển và giành nhiều thắng lợi trên các chiến trường.

Tàu Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu đánh máy bay Mỹ tại Hòn Gai-Quảng Ninh ngày 5/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)

Nhằm cứu vãn sự thất bại không thể tránh khỏi của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt,” đế quốc Mỹ quyết định đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam bằng một chiến lược mới và mở cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc – nơi chúng cho là “gốc rễ,” hậu thuẫn của cách mạng miền Nam, để triệt tiêu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam và sự giúp đỡ của các nước cho cách mạng Việt Nam.

Tháng 2/1964, Tổng thống Mỹ Johnson đã thông qua “Chương trình thử nghiệm 4 tháng.”

Thực chất đây là chương trình hoạt động phô trương sức mạnh và tìm cớ để gây chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.

Trước tình hình đó, với quyết tâm chiến lược của Đảng ta, tháng 12/1963, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III họp bàn về một số vấn đề quốc tế và tình hình nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam.

Hội nghị đã phân tích tình hình so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam và vạch phương hướng, nhiệm vụ tiến lên làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Thực hiện chủ trương của Đảng, để chủ động bảo vệ miền Bắc, ngày 9/1/1964, Bộ Tổng tham mưu tổ chức Hội nghị phòng không nhân dân toàn miền Bắc lần thứ nhất để bàn các biện pháp đánh bại các cuộc tập kích của máy bay địch.

Ngày 27-28/3/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt. Hội nghị này được coi như “Hội nghị Diên Hồng” của dân tộc trong thời đại mới.

Tàu chiến đấu Hải quân nhân dân Việt Nam đánh trả máy bay Mỹ tại Lạch Trường – Thanh Hóa ngày 5/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)

Tại Hội nghị, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ âm mưu và hành động chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, khẳng định thất bại của cuộc “Chiến tranh đặc biệt” là không thể tránh khỏi…

Người đã kêu gọi “mỗi người phải làm việc bằng hai để đền đáp lại đồng bào miền Nam ruột thịt;” đồng thời yêu cầu “Quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân phải luôn sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự trị an, kiên quyết đập tan mọi hành động của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng.”

Vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự

Quán triệt Nghị quyết Trung ương và Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, đầu tháng 4/1964, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân đã quyết định triển khai đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm làm chuyển biến nhận thức tư tưởng trong toàn Quân chủng trước tình hình, yêu cầu nhiệm vụ mới.

Tháng 6/1964, Bộ Chính trị ra chỉ thị về tăng cường sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu khiêu khích, đánh phá miền Bắc của không quân Mỹ.

Ngày 1/6/1964, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ra lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu trong toàn thể các lực lượng vũ trang miền Bắc…

Theo tài liệu của Cục Chính trị, trận đánh ngày 2 và 5/8/1964 (đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc Mỹ trong ngày 2/8 và đánh máy bay Mỹ trong ngày 5/8) là trận đầu tiên Hải quân nhân dân Việt Nam ra quân chiến đấu trực tiếp với tàu chiến lớn và nhiều máy bay hiện đại của đế quốc Mỹ.

Với số lượng tàu ít và nhỏ bé, chỉ có 3 tàu phóng lôi, số hiệu 333, 336, 339 còn nhiều hạn chế về tính năng kỹ thuật lại trong tình huống chiến đấu hoàn toàn độc lập, không có lực lượng hỗ trợ, nhưng cán bộ, chiến sỹ ta đã anh dũng kiên cường tiến công tàu khu trục, đánh trả máy bay của địch. Qua đó, khẳng định ý chí dám đánh, quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân dân miền Bắc và Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bước ra từ cuộc chiến, ông Nguyễn Xuân Bột (nguyên Phân đội trưởng Phân đội 3 Tiểu đoàn 135) nhớ về trận đầu đánh thắng của Hải quân Việt Nam, sau năm 1963, phong trào cách mạng miền Nam ngày càng chuyển biến tích cực, chính quyền Sài Gòn dao động mạnh.

Để khắc phục tình trạng này, Mỹ chỉ đạo quân đội Sài Gòn “Bắc tiến” – đưa tàu biệt kích ra hoạt động trên vùng biển từ Quảng Bình đến Nghệ An, Thanh Hóa, quấy phá việc làm ăn trên biển của ngư dân, ngăn chặn chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

Tiếp đến đầu tháng 6/1964, Mỹ đưa tàu khu trục Maddox (tàu chiến đấu hiện đại của đế quốc Mỹ) vào tăng cường cho Hạm đội 7 hoạt động trinh sát dọc bờ biển miền Bắc nước ta.

Đặc biệt, đêm 31/7, tàu Maddox vào gần, bắn pháo lên các đảo từ Đèo Ngang đến Thanh Hóa, cùng tàu biệt kích của quân đội Sài Gòn bắt ngư dân để khai thác thế trận bố phòng dọc ven biển của ta.

Trước hành động ngang nhiên xâm phạm hải phận miền Bắc nước ta, Bộ Tổng Tham mưu lệnh cho Hải quân chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu…

Đội chỉ huy theo dõi đánh tàu Madox của Mỹ ngày 2/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)

Thực tế trận chiến với tàu Maddox ngày 2/8/1964 đã minh chứng rằng dù sự chênh lệch về tàu, vũ khí giữa ta và địch là quá lớn nhưng với quyết tâm bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ Phân đội 3 không sợ hy sinh gian khổ, dũng cảm chiến đấu.

Một trong những nguyên nhân của chiến công đánh thắng trận đầu là quân tan đã biết vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam vào thực tiễn chiến đấu – vừa tổ chức đánh địch, vừa kết hợp với vòng tránh khi có điều kiện thuận lợi là tổ chức tiêu diệt địch được ngay.

Chiến thắng của sức mạnh tinh thần toàn dân tộc

Sự kiện đánh đuổi tàu khu trục Maddox và chiến công đánh thắng trận đầu của quân và dân miền Bắc có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt; đặc biệt tiếp tục khẳng định sự đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Ngày 7/8/1964, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ tuyên dương công trạng của Bộ đội Hải quân và Phòng không-Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và khen ngợi: “Các chú đã chiến đấu rất dũng cảm, đã bắn rơi 8 chiếc máy bay của Mỹ và bắn hỏng 3 chiếc… Các chú đã bắt sống phi công Mỹ, đánh đuổi tàu chiến Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta. Như vậy là rất tốt”…

Lễ đón nhận cờ “Chiến công oanh liệt – Truyền thống vẻ vang” của bộ đội Hải quân sau chiến thắng ngày 5/8/1964. (Ảnh: Tư liệu Quân chủng Hải quân cung cấp/TTXVN phát)

Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 là chiến thắng của sức mạnh chính trị tinh thần toàn dân tộc, của ý chí quyết tâm chiến đấu dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc nước ta.

Sự kiện còn là biểu tượng của bản lĩnh Việt Nam kiên cường, bất khuất, của dân tộc yêu tự do, độc lập, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược; của trí tuệ, lòng yêu nước, căm thù giặc và nghệ thuật quân sự Việt Nam được kế thừa, phát triển trong thời đại Hồ Chí Minh.

Chiến thắng này còn là khởi đầu cho những chiến công oanh liệt của quân và dân miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa; đồng thời cũng là khởi đầu trang sử hào hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam với những chiến công vang dội sau này đã đi vào lịch sử dân tộc. Đó là những chiến thắng vang dội của lực lượng đặc công Hải quân trên chiến trường sông biển; chiến công của những con tàu không số đã làm nên huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã phối hợp cùng các lực lượng khác thần tốc, táo bạo, bất ngờ tiến công giải phóng Trường Sa và các đảo trên vùng biển miền Trung, Tây Nam của Tổ quốc; đồng thời, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế với các nước anh em.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bản lĩnh thép, dũng cảm, kiên cường, bất khuất của những chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đối mặt với hiểm nguy, kiên quyết đấu tranh với những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của nước ta trên các vùng biển, đảo đã khắc sâu trong tâm trí, là niềm tự hào và làm xúc động hàng triệu con tim Việt Nam cũng như bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng tiếp và làm việc với Chính ủy Quân chủng Hải quân

Ngày 15/11, tại TP Hạ Long, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đã tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân, về một số nhiệm vụ QP-AN trên địa bàn tỉnh. Trao đổi với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí...

Biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam

Trong những ngày Tháng Tám lịch sử, bên cạnh những mốc son đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam, có một chiến thắng mang tầm vóc thời đại, đó là ngày 5/8/1964 quân và dân ta đã đánh thắng lực lượng không quân, hải quân hiện đại bậc nhất của Mỹ. 60 năm đã trôi qua nhưng âm vang của Chiến thắng trận đầu vẫn còn nguyên vẹn. Cách đây 60 năm, nhằm cứu vãn sự thất bại...

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu: Biểu tượng của ý chí kiên cường bất khuất

Chiến thắng mãi mãi là biểu tượng của ý chí kiên cường bất khuất Việt Nam, là sự khẳng định ý chí dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Hải quân và toàn quân, toàn dân ta. Sáng 2/8 tại Hải Phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc (2 và...

Phát huy truyền thống chiến thắng trận đầu

Cách đây hơn 60 năm, ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân Việt Nam đã hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng Phòng không, công an vũ trang, quân dân các địa phương ven biển chiến đấu anh dũng, đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc của đế quốc Mỹ ra khỏi vùng biển của ta, bắn rơi 8 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống giặc lái Mỹ đầu tiên trên vùng biển, vùng trời...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170 Hải quân

Nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8 (1964-2024), Đoàn đại biểu của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và lực lượng vũ trang tỉnh do đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170 Hải quân. Đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170, Vùng 1...

Cùng tác giả

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh góp ý đối với một số dự thảo luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 23/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Công nghiệp công nghệ số. Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh...

Thẩm định giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 tại Quảng Ninh

Trong các ngày 20 và 23/11/2024, Đoàn thẩm định số 41, Ban Tổ chức Giải Sao Vàng đất Việt 2024 thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã đi thẩm định 3 doanh nghiệp thuộc Hội Doanh nhân trẻ Quảng Ninh. Đoàn thẩm định giải Sao Vàng đất Việt năm 2024 tiến hành thẩm định hồ sơ tham gia của 3 doanh nghiệp trẻ Quảng Ninh gồm: Công ty Cổ phần Thương mại Trung Thành – thương hiệu Vườn Nhật...

Tour du lịch kết hợp từ thiện về Kỳ Thượng (Hạ Long)

Ngày 23/11, công ty Du lịch Vietravel chi nhánh Quảng Ninh tổ chức tour du lịch kết hợp từ thiện “Áo ấm cho em” về xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long. Đoàn du lịch kết hợp từ thiện năm nay của Vietravel có trên 50 khách tham gia. Họ đến từ các địa phương trong tỉnh và một số thành phố tỉnh ngoài như Hải Dương, Hà Nội. Năm nay điểm đến của đoàn du lịch từ thiện là...

Khai trương Đại lý ô tô Skoda Quảng Ninh

Ngày 22/11/2024, Skoda Việt Nam đã chính thức khai trương Đại lý ủy quyền của Skoda Việt Nam tại Quảng Ninh. Skoda Quảng Ninh tọa lạc tại Lô A14 - Khu Đô Thị Monbay, một vị trí đắc địa tại trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của thành phố Hạ Long. Và đặc biệt đây là Đại lý có vị trí vô cùng thuận lợi, chỉ cách Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng là nơi...

Gạo Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục neo cao và giữ mức đắt đỏ nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngày 23/11, theo khảo sát thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 522 USD/tấn. Mức giá này cao hơn hẳn so các quốc gia khác xuất khẩu cùng chủng loại như Thái Lan giá...

Cùng chuyên mục

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh góp ý đối với một số dự thảo luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 23/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Công nghiệp công nghệ số. Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh...

“Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”

Đây là chủ đề công tác năm 2025 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất thông qua tại hội nghị lần thứ 59 được tổ chức vào ngày 23/11. Tại hội nghị này, Ban Chấp hành Đảng bộ đã nghe và cho ý kiến về tình hình, kết quả công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Ngày 22/11, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Dự Lễ trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

Tin nổi bật

Tin mới nhất