Powered by Techcity

48 giờ khám phá Paris – nơi diễn ra Olympic 2024

Thế vận hội mùa hè năm nay (Olympic 2024) diễn ra tại Paris từ 26/7 – 11/8. Sự kiện thể thao lớn nhất thế giới được tổ chức 4 năm một lần quay trở lại Paris sau đúng 100 năm.

Tôi đến Paris (Pháp) lần đầu vào tháng 5 năm 1997 trong một chuyến công tác và đây cũng là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của tôi. Tôi thực sự choáng ngợp trước vẻ đẹp của thành phố với những căn nhà cổ, những con phố lớn bé rợp bóng cây và các công trình kiến trúc lịch sử.

Sân viện bảo tàng Louvre – viện bảo tàng lớn nhất thế giới

Sau này, khi đã có dịp đi thăm nhiều thành phố khác trên thế giới tôi vẫn yêu thích Paris nhất, có lẽ vì kiến trúc và vẻ đẹp lãng mạn của nó.

Tác giả tại Paris

Để khám phá hết thành phố này chắc phải mất cả tuần. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có 2-3 ngày ghé thăm thành phố thì dưới đây là lịch trình tôi xin gợi ý cho các bạn.

Ngày 1

Viện bảo tàng Louvre là viện bảo tàng lớn nhất thế giới, nơi có hàng triệu tác phẩm nghệ thuật và cổ vật. Hàng năm viện bảo tàng này thu hút khoảng 8,9 triệu lượt khách tham quan. Bạn nên đặt vé từ trước (theo khung giờ) để không phải xếp hàng.

Tôi đã vào viện bảo tàng này 3 lần, lần gần nhất là năm 2016 và không phải xếp hàng dù không mua vé từ trước. Năm ngoái, tôi và những người bạn lần đầu đến Paris đã phải bỏ cuộc khi không mua vé từ trước và nhân viên của viện bảo tàng cho biết sẽ mất khoảng 3 tiếng xếp hàng.

Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất Louvre là bức tranh nàng Mona Lisa của danh hoạ Leonardo da Vinci vẽ năm 1503.

Đây là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất, được xem nhiều nhất, được viết và hát về nhiều nhất và cũng là tác phẩm được chế vui nhộn nhiều nhất trên thế giới. Không như trước đây, bạn có thể thoải mái đến gần ngắm và chụp ảnh với bức tranh này, giờ bạn sẽ phải mất 10-15 phút xếp hàng do quá đông người muốn được tận mắt thấy nó.

Vườn Tuileries. Phía xa là quảng trường Concorde với cột đá Ai Cập hơn 3.000 năm tuổi

Sau khi ra khỏi viện bảo tàng, bạn nên đi dạo ở vườn Tuileries ngay phía trước. Ở vị trí này, hồi thế kỷ 16 là cung điện Tuileries và khu vườn. Cuối thế kỷ 19, cung điện bị đốt cháy trong thời kỳ Công xã Paris năm 1871 và giờ chỉ còn khu vườn.

Ngày nay, đây là khu vườn lớn và quan trọng nhất Paris. Từ sáng tới tối có hàng chục nghìn người dân và du khách dạo chơi và thư giãn trong khu vườn hình chữ nhật với diện tích 280.000m2.

Nhà thờ Đức Bà nằm cạnh bờ sông Seine

Từ vườn Tuileries, bạn có thể đi bộ ra Nhà thờ Đức Bà Paris cách đó khoảng 1km. Sau vụ hỏa hoạn năm 2019 làm sập ngọn tháp và thiêu rụi một phần mái của công trình kiến trúc Gothic 860 năm tuổi, nhà thờ được trùng tu toàn bộ và dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào tháng 12 năm nay.

Điện Pantheon nằm trong khu phố Latinh

Nhà thờ nằm cạnh khu phố Latinh (Quartier Latin), một trong những nơi thu hút khách du lịch tới ở nhất nhờ có các hệ thống khách sạn, nhà hàng và quán cafe cũng như các công trình nổi tiếng. Ăn trưa tại đây là một lựa chọn của tôi mỗi khi tới thăm Paris.

Ở khu phố Latinh có điện Pantheon, nơi chôn cất và tôn vinh những nhân vật lịch sử và những người đã làm rạng danh nước Pháp.

Vườn Luxembourg

Nằm gần điện Pantheon là khu vườn Luxembourg, một khu vườn quan trọng của Paris, lớn thứ 2 sau khu vườn Tuileries. Được xây dựng từ năm 1612, bên trong khu vườn còn có cung điện Luxembourg (nay là trụ sở Thượng viện Pháp) bảo tàng Luxembourg cùng nhiều tượng đài và các công trình khác. Đây là nơi đi dạo và gặp gỡ yêu thích của sinh viên ở khu phố Latinh, người dân Paris và khách du lịch.

Cuối giờ chiều là thời điểm thích hợp nhất để lên khu đồi Montmartre ngắm hoàng hôn. Khu đồi nằm ở độ cao 130m, nơi có nhà thờ Sacré-Cœur mà từ đó bạn có thể ngắm được toàn cảnh của Paris. Khu đồi được coi là khu vực lãng mạn nhất Paris là nơi sinh sống của rất nhiều nghệ sỹ từ danh tiếng đến ít tên tuổi.

Du khách ngắm hoàng hôn ở đồi Montmartre

Theo thống kê, có tới 4.285 nghệ sĩ trong đó có các tên tuổi lớn như Vincent van Gogh, Pierre-Auguste Renoir, Pablo Picasso, từng sống tại khu vực đồi Montmartre trong hai thế kỷ 19 và 20.

Những con phố xinh xắn nằm dưới các hàng cây cùng với những cầu thang nhỏ là nơi lý tưởng để bạn dạo bộ sau đó thưởng thức bữa tối tại một trong nhiều nhà hàng từ bình dân tới cao cấp ở khu vực này.

Toàn cảnh Paris nhìn từ đồi Montmartre

Ngày 2

Tháp Eiffel, biểu tượng của Paris và cũng là điểm nhấn check-in của bất kỳ ai đến thành phố này. Từ nhiều nơi trong thành phố bạn có thể dễ dàng nhìn thấy tháp. Nếu muốn lên ngắm thành phố, bạn nên mua vé trực tuyến từ trước và nên mua vé không phải xếp hàng (skip the line) để tiết kiệm thời gian.

Công trình tháp Eiffel được hoàn thành từ năm 1889 nhân kỷ niệm 100 năm cách mạng Pháp, nằm trong công viên Champ de Mars.

Từ năm 1889 đến năm 1930, tháp Eiffel là công trình cao nhất trên thế giới. Hàng năm có khoảng 7 triệu du khách lên tháp Eiffel và đã có khoảng 300 triệu lượt khách lên tháp từ khi được mở, khiến nó trở thành điểm du lịch có thu phí hút khách nhất trên thế giới.

Các con phố bên hông của tháp Eiffel cũng thường được các du khách tìm đến chụp ảnh

Chụp ảnh với tháp Eiffel đẹp nhất là từ cây cầu Bir-Hakeim hoặc từ điện Chaillot nằm ở ngọn đồi trước mặt ngọn tháp. Ngoài ra, hai khu phố bên hông của tháp cũng được các cặp đôi lựa chọn là nơi chụp ảnh cưới. Tất cả các điểm này chỉ mất vài phút đi bộ từ chân tháp.

Sau khi thăm và chụp ảnh tháp Eiffel, bạn có thể mua vé tàu đi dọc sông Seine. Bạn không cần mua vé trước vì có nhiều tàu và nhiều chuyến đi trong ngày. Bến tàu nằm ở gần tháp Eiffel. Một tour đi tàu mất khoảng 1 tiếng 30 phút giúp bạn ngắm được toàn bộ các công trình kiến trúc nổi tiếng của Paris nằm dọc bờ sông Seine lãng mạn.

Sau chuyến đi tàu dọc sông Seine, bạn có thể đi bộ ra Khải hoàn môn, một trong những công trình nổi tiếng nhất của Paris, hàng năm đón tiếp khoảng 1 triệu khách du lịch. Cùng với đại lộ Champs-Elysées, đây là địa điểm tổ chức các lễ hội, sự kiện hay ăn mừng các chiến thắng thể thao, chào đón năm mới…của thành phố Paris.

Đại lộ Champs-Élysées luôn tấp nập từ sáng đến tối

Champs-Élysées được xem như một trong những đại lộ danh tiếng nhất thế giới. Dọc hai bên đại lộ là các khách sạn, nhà hàng, quán cafe, rạp chiếu phim và các cửa hàng bán đồ hàng hiệu. Ăn trưa tại một trong những nhà hàng trên đại lộ này cũng là một trong những sự lựa chọn của tôi.

Nói đến Paris không thể không nhắc tới những cây cầu bắc qua sông Seine. Có tổng 37 cây cầu bắc qua sông Seine nhưng nổi tiếng nhất là cây cầu Pont Neuf. Dù trong tiếng Pháp có nghĩa là cầu mới nhưng đây là cây cầu cổ nhất Paris.

Được hoàn thành năm 1607, đây là cây cầu bằng đá đầu tiên của thành phố. Trước đó tất cả các cây cầu ở Paris đều được làm bằng gỗ.

Cầu Pont Alexandre III, phía xa là điện Invalides

Cầu Alexandre III nằm ở đầu đại lộ Champs-Elysees là một trong những cây cầu đẹp nhất Paris. Hoàn thành năm 1900 cùng với các công trình như cung Petit Palais và Grand Palais, cầu Alexandre-III vốn là quà tặng của hoàng đế Nga Alexandre III cho nước Pháp nhân dịp triển lãm quốc tế tại Paris năm đó.

Cây cầu nối cung Grand Palais và điện Invalides, một khu phức hợp ấn tượng gồm công viên, các bảo tàng và điện thờ nơi có thi hài mộ phần của những vị anh hùng, các vị hoàng đế trong đó có Napoléon Bonaparte, nhà lãnh đạo quân sự đồng thời là vị hoàng đế đầy tranh cãi của nước Pháp.

Quảng trường Vendôme

Nếu là tín đồ của mua sắm hàng hiệu, quảng trường Vendôme, là địa điểm không thể bỏ qua. Nằm giữa nhà hát lớn thành phố Opéra Garnier và vườn Tuileries, nhưng đây là một khu vực yên tĩnh và là một trong những khu phố sang trọng bậc nhất Paris. Các tòa nhà quanh quảng trường đều là các khách sạn cao cấp hay những cửa hàng bán đồ xa xỉ.

Nhà hát Opéra Garnier

Địa điểm mua sắm phổ biến nhất với bất kỳ người Việt nào tới Paris là trung tâm mua sắm Galeries Lafayette nằm ở gần Nhà hát lớn. Đây là nơi mua sắm tập trung lớn và đặc biệt mở vào tất cả các ngày trong tuần trong khi các cửa hàng khác đóng cửa ngày Chủ nhật.

Ngày nay, cửa hàng này đón hơn 36 triệu lượt khách mỗi năm, tức khoảng 100.000 lượt mỗi ngày. Tính tổng cộng, đây là cửa hàng rộng nhất và cũng là quan trọng nhất châu Âu theo doanh số bán ra.

Hàng năm Paris đón khoảng 47,6 triệu lượt khách trong đó có 25,9 triệu lượt khách quốc tế và mùa hè là mùa cao điểm nhất trong năm. Hè năm nay chi phí khách sạn tăng do lượng khách đến Paris dự kiến tăng do sự kiện Olympics. Tuy nhiên, theo trang đặt phòng Hotels.com, còn khoảng 30% phòng trống.

Bên bờ sông Seine

Các khách sạn ở trung tâm Paris thường rất nhỏ vì nằm trong các tòa nhà xây hàng trăm năm trước và bị khống chế độ cao. Bù lại, bạn dễ dàng đi lại và tiếp cận các điểm du lịch chính trong thành phố.

Đi lại ở Paris: Các phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện ngầm rất thuận tiện và tiếp cận tất cả các điểm du lịch. Bạn không cần mua vé mà chỉ cần quẹt thẻ tín dụng của mình ở bến vào và bến ra (với tàu điện ngầm) là hệ thống sẽ tự động tính tiền vé cho bạn.

Vé xe bus thì chỉ cần quẹt thẻ tín dụng lúc lên xe vì chỉ tính tiền 1 lần cho cả tuyến. Với các điểm và lịch trình tôi gợi ý ở trên đều có thể đi bộ được nên tôi cũng khuyến khích mọi người đi bộ để có nhiều cơ hội trải nghiệm và ngắm thành phố này.

Nạn trộm cắp, móc túi ở Paris có lẽ đứng hàng đầu thế giới nên bạn thật cẩn thận mỗi khi ra đường. Không nên mang hộ chiếu và nhiều tiền mặt theo người và luôn đeo balo ở trước ngực ở những chỗ đông người. Không bắt chuyện với người lạ để tránh bị lừa.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ban tổ chức Olympic Paris xin lỗi vì lễ khai mạc

Người phát ngôn Thế vận hội Paris 2024 xin lỗi khán giả trước làn sóng chỉ trích lễ khai mạc có tiết mục "xúc phạm tôn giáo". Theo AP, tại buổi họp báo ngày 28/7, bà Anne Descamps - phát ngôn viên của Thế vận hội - cho biết ban tổ chức không có ý thiếu tôn trọng bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào. Dù vậy, họ xin lỗi những người cảm thấy bị tổn thương bởi tiết mục gợi liên...

2 món ăn đặc biệt của Việt Nam được phục vụ tại Olympic Paris 2024

Nước chủ nhà Pháp lựa chọn 2 món ăn của Việt Nam để phục vụ các vận động viên tại Olympic Paris 2024. Trang chủ của Olympic Paris 2024 thông báo sẽ phục vụ 2 món ăn của Việt Nam cho các vận động viên gồm phở và nem cuốn. Món phở xuất hiện trong cả 3 bữa ăn chính dành cho các vận động viên mỗi ngày. Chủ nhà Pháp dành cho món nem phần mô tả đặc biệt. Thay...

Cùng tác giả

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo thêm động lực phát triển kinh tế, xã hội

Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc: bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện các...

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18

Đối với cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức TW: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%); giảm 3 đầu mối cấp phòng, tương đương 18,7%. Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện...

Thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với Saudi Arabia, UAE, Qatar

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược quốc gia. Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia , Các Tiểu Vương quốc...

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Truyện thiếu nhi kinh điển Chile được dịch sang tiếng Việt

Tập một "Papelucho" - sách văn học thiếu nhi kinh điển của Chile - ra mắt độc giả trong nước ngày 20/12. Papelucho xuất bản lần đầu vào năm 1947 và hoàn thành 12 cuốn vào năm 1974. Bộ truyện kể lại những chuyến phiêu lưu của chú bé Papelucho tràn đầy năng lượng, giàu suy tư, hài hước và trí tưởng tượng. Cậu không ngần ngại dấn thân vào rắc rối, từ đó nảy ra những giải pháp lạ...

Cùng chuyên mục

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Đà Nẵng vào 8 điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025

Đà Nẵng là đại diện duy nhất của Việt Nam được xếp vào danh sách 8 điểm đáng du lịch ở châu Á năm 2025 của tạp chí Time Out. Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ ba trong 8 điểm lý tưởng để ghé thăm tại châu Á năm 2025. Chuyên trang du lịch nổi tiếng có trụ sở tại London, Anh, nhận xét thành phố biển của Việt Nam không đông đúc, có nhiều điểm vui chơi, trải...

UNESCO cử đoàn đánh giá tác động môi trường ở vịnh Hạ Long

UNESCO sẽ cử chuyên gia đến vịnh Hạ Long để đánh giá rủi ro trong việc bảo tồn, trước lo ngại các dự án phát triển có thể đe dọa khu vực di sản, theo Reuters. Trung tâm Di sản Thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho biết có những lo ngại rằng "nhiều dự án phát triển các khu du lịch mới và khu đô thị dọc theo bờ...

Tour ẩm thực – sao sáng của du lịch Việt

Các chuyên gia đánh giá ẩm thực là lý do níu chân khách nước ngoài quay lại Việt Nam và là lợi thế cạnh tranh nổi bật của du lịch Việt trên trường quốc tế. "Ẩm thực là con đường ngắn nhất để tìm hiểu văn hóa một điểm đến", Harvey Koi, du khách Dubai nói. Harvey lần đầu đến Việt Nam năm 2017, ghé thăm TP HCM và bị chinh phục bởi sự đa dạng ẩm thực của thành phố....

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Vân Đồn: Tạo hấp dẫn thu hút khách du lịch 4 mùa

Vân Đồn nổi tiếng là điểm đến du lịch biển đảo, đặc biệt thu hút hàng nghìn du khách dịp hè. Chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội độc đáo dịp thu đông để đưa Vân Đồn sôi động 4 mùa trong năm. Vừa qua, huyện Vân Đồn tổ chức lễ khai trương Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân....

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Tin nổi bật

Tin mới nhất