Powered by Techcity

Hà Cối có nghĩa là gì?

Hà Cối – tên cũ của huyện Hải Hà – là một cái tên rất đỗi thân thuộc đối với người miền đông và cũng rất ấn tượng đối với những người yêu lịch sử, văn hóa Đông Bắc! Tuy vậy, càng về sau này, càng nhiều người không hiểu tên Hà Cối có nghĩa là gì hoặc là hiểu rất thiên kiến, sai lệch so với ý nghĩa thực ban đầu. Các vùng văn minh lớn luôn gắn liền với các con sông, theo đó những tên cổ gắn với chữ Hà đều là những địa danh rất đặc biệt đáng để chúng ta tìm hiểu, giải mã và cảm nhận.

Tên làng Hà Cối trong bản đồ châu Vạn Ninh, sách Đồng Khánh Dư Địa Chí.
Tên làng Hà Cối trong bản đồ châu Vạn Ninh, sách Đồng Khánh dư địa chí.

Trong sử cổ, tên Hà Cối được viết bằng chữ Hán là 河檜 . Hà (河)có nghĩa là sông nước, Cối (檜) có nghĩa là loài cây rừng xanh tốt quanh năm. Cối không chỉ có nghĩa là cây cối nói chung như nghĩa danh từ chung chúng ta đang hiểu, cũng không có nghĩa là “cỏ cây rậm rạp” như nhiều trang sử địa phương đã biên soạn gần đây. Khi xưa các cụ dùng chữ Thảo (草) chỉ các loài cây thân cỏ, dùng chữ Thái (菜) chỉ các loài rau ăn, dùng chữ Mộc (木) chỉ các loài cây thân gỗ nói chung… và dùng chữ Cối (檜) để chỉ riêng các loài cây rừng già xanh tốt quanh năm, không rụng lá theo mùa, mỗi lá trên cây có thể tồn tại 3 năm đến 40 năm mới rụng, thuật ngữ khoa học giờ chúng ta gọi là “cây thường xanh”. Đặc trưng của Cối là vẻ đẹp tươi xanh, sức sống mãnh liệt, khí chất kiên cường, chống chọi tốt với sự khó khăn, khắc nghiệt của địa hình và thời tiết, tiêu biểu như các loài cây thông, tùng, bách… Như vậy, Hà Cối có thể hiểu chung chung là “rừng già bên sông”, theo nghĩa hẹp là “rừng thông bên sông”, theo nghĩa văn chương là “vùng đất trù phú, xanh tốt, thâm sâu, lâu bền, kiên cường”… Nếu biết rằng tên cổ hơn nữa của vùng đất này là Hà Môn thì ta sẽ thấy được ý nghĩa lớn lao của tên Hà Cối khi người xưa muốn nhấn mạnh đây không chỉ còn là một cái tên chung chung cho vị trí cửa sông, cửa biển trên họa đồ mà còn là cả một vùng lãnh thổ rừng già bên sông bên biển.

Hà Cối – một cái tên rất mộc mạc, thân thương và đầy ý nghĩa thâm sâu như vậy nhưng cũng rất trắc trở khi hết lớp người này tới lớp người khác hiểu sai ngữ nghĩa từng con chữ, thậm chí tất cả các huyện miền đông đều giữ được tên cũ, duy chỉ có Hà Cối là đổi tên tới mấy lần liền. Chữ Hà thì đơn giản, dễ hiểu rồi nhưng chữ Cối rất hay bị hiểu sai. Đã có nhiều cách giải nghĩa tên Hà Cối khác nhau, khéo mà thành giai thoại mất. Thực ra cũng không nên nói găng lên về chuyện giải nghĩa đúng hay sai, bởi vì với mỗi hoàn cảnh lịch sử thì một lớp người mới lại nghĩ về cái tên theo hiểu biết và dụng ý của chính họ. Cái đó thuộc về tri thức và tình cảm, nhiều khi cứ nên để tự nhiên thôi, ngôn ngữ cũng là một sinh ngữ, cần có đời sống ngữ nghĩa theo lịch sử. Nhưng phải thừa nhận là đa phần mọi người đã hiểu không trúng nghĩa gốc ban đầu. Một số kiến giải khá hài hước và thiên kiến mà ta hay gặp như sau:

Hà Cối từng bị hiểu nhầm là tên khác của Hạ Cư, tức là ở hạ lưu con sông hoặc phía dưới chân đồi núi. Đây là cách lý giải của người biết chút phương ngữ tiếng Hoa. Khi xưa Hà Cối có rất nhiều người Hoa Nam di cư đường rừng núi sang sinh sống (chủ yếu người Hakka – Ngái), họ dùng nhiều phương ngữ khác nhau và thường gọi chệch Hà Cối thành Hà Cái, Hà Cư… hiểu theo nghĩa vùng chợ bên sông hay vùng cư trú bên sông. Bởi vì, họ sống trên vùng cao nên mới dễ có cách hiểu về Hà Cối ở vùng thấp như vậy.

Tên Hà Cối Nam trong cuốn Hương ước của làng do cụ Lý trưởng viết tay chữ Hán và chữ quốc ngữ năm 1942.
Tên Hà Cối Nam trong cuốn Hương ước của làng do cụ Lý trưởng viết tay chữ Hán và chữ quốc ngữ năm 1942.

Hà Cối từng bị lý giải rất đơn giản là nơi có rất nhiều cối đá bên sông. Đây hẳn là góc nhìn của những người đến Hà Cối sau năm 1979 (cách nói dân dã là “dân Kinh tế mới”). Họ quá ấn tượng với cảnh bên sông Hà Cối có rất nhiều ngư dân giã vỏ hà (đã nung nóng thành như đá vôi đã nung) trong những cối đá lâu đời để làm vôi sảm thuyền. Ngoài ra, thi thoảng dọc bên sông còn sót lại những cối đá khổng lồ của người Hoa để lại – tiếng Hoa gọi là “mảy ngán”- dùng để xay xát gạo bằng sức nước, hẳn là những chiếc cối đặc biệt này (vùng đồng bằng không hề có) đã hằn vào các cảm nhận của lớp người mới trong khi họ lý giải tên Hà Cối.

Hà Cối cũng từng được giải thích có vẻ khá khoa học rằng con sông lớn ở đây có thác Hà và thác Cối. Thực tế thì đúng là gần ngã ba sông Hà Cối có thác Hà và thác Cối thật, nhưng chữ Hà (蚵) trong tên thác Hà có bộ Trùng để chỉ thác đó có nhiều con hà bám vào cồn đá, và chữ Cối ( 𥖩 ) trong tên Thác Cối có bộ Thạch để chỉ cái xoáy nước to lõm giữa sông vây quanh toàn là đá cuội trông như một cối đá tự nhiên. Trong khi đó tên Hà Cối lại có chữ Hà (河) dùng bộ Thủy và chỉ sông nước và chữ Cối (檜) dùng bộ Mộc chỉ loài cây. Đây chỉ là đồng âm thôi chữ chữ Hán viết khác nhau, ngữ nghĩa cũng khác nhau.

Tuy mỗi nghĩa bị hiểu sai này cũng nói ra được chút đặc điểm khác biệt của Hà Cối so với nơi khác nhưng chưa nói lên được đặc trưng bao quát nhất về địa hình, sinh thái của Hà Cối là rừng già bên sông như nghĩa gốc ban đầu, cũng không mang được hàm ý thâm sâu của ý nghĩa văn chương mà tên cổ Hà Cối gợi ra, thậm chí càng không có liên quan gì đến nghĩa chữ Nôm mà các cụ thầy đồ xưa dạy học trò Hà Cối đã luôn nhấn mạnh ngữ nghĩa của tên cổ vùng đất này.

Hai chữ Cối - My được viết bằng chữ Nôm đắp nổi trên tường nhà cụ Nguyễn Thế Kỷ.
Hai chữ Cối – My bằng chữ Nôm đắp nổi trên tường nhà cụ Nguyễn Thế Kỷ.

Chị Nguyễn Bích Trâm, nguyên là Phó hiệu trưởng Trường Trung học Phố thông Quảng Hà kể về ấn tượng tên Hà Cối mà bố chị – cụ Nguyễn Thế Kỷ đã gieo vào tâm trí các con từ nhỏ: “Cha tôi thuộc lớp trí thức trưởng thành từ nền giáo dục Tây học thời Pháp thuộc, ông rất giỏi tiếng Pháp, mang tư tưởng hiện đại cấp tiến nhưng cũng đặc biệt yêu những nét đẹp văn hóa truyên thống. Ông uyên thâm Nho học do ngày nhỏ được thầy đồ dạy cả chữ Hán và chữ Nôm ở đình làng My Sơn. Sợ chúng tôi không nhớ được ngữ nghĩa chữ Nôm của tên Hà Cối nên ông viết riêng hai chữ My – Cối trong tên My Sơn – Hà Cối thật lớn treo lên để chỉ dạy thường xuyên. Sau này, khi chúng tôi trưởng thành, cùng nhau xây nhà mới cho cha thì ông cũng đắp nổi hai chữ đó lên bức tường lớn đầu hồi nhà ngay chính diện cổng đi vào nhìn thấy ngay. My Sơn là tên làng, Hà Cối là tên quê hương. Chữ Sơn và chữ Hà viết bằng chữ Nôm cũng giống như viết chữ Hán và khá dễ nhớ nghĩa, đó chính là núi và sông. Nhưng chữ My và chữ Cối thì hàm nghĩa thâm sâu quá, chúng tôi còn nhỏ nên hay hiểu lẫn chữ tượng hình nhiều nét vẽ đó. Cha tôi nhấn mạnh nhiều lần rằng khi viết bằng chữ Hán thì Cối có bộ Viết và My có bộ Mục nhưng khi viết bằng chữ Nôm thì Cối có bộ Nhật và My có bộ Nguyệt. Các bộ này có nét viết khá giống nhau nhưng khi viết bằng chữ Nôm thì các cụ đồ Nho muốn chơi chữ và gửi gắm tâm nguyện tên Hà Cối – My Sơn mãi trường tồn như nhật – nguyệt. Đối với đất vùng biên từng có nhiều biến động lịch sử như Hà Cối thì lời nhắn nhủ này có ý nghĩa rất lớn lao”.

Hiện tại, trên các văn bản quốc tế, nếu dùng tiếng Trung thì tên Hà Cối thường viết bằng chữ Hán giản thể  河桧 chứ không dùng chữ Hán phồn thể 河檜 như xưa, vì thế lớp trẻ học tiếng Trung hiện đại rất dễ hiểu sai nghĩa chữ Cối sang chữ Hội do đồng âm khi phát âm tiếng Trung, từ đó luận nghĩa tên Hà Cối bị chệch đi. Một số di tích lịch sử hay sách cúng có ghi tên Hà Cối bằng chữ Hán nhưng là di tích trùng tu và sách chép lại bằng chữ Hán hiện đại nên lớp người sau không hiểu rõ thâm ý của lớp người trước, vì thế cũng dẫn đến hiểu sai tên Hà Cối. Lần lại trong sử cổ thấy tên xã Hà Cối  thuộc tổng Hà Môn đã xuất hiện từ thời Gia Long (khoảng những năm 1810 đến 1819) trong sách “Các trấn tổng xã danh bị lãm – Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” và cũng viết bằng chữ Hán là 河檜 chứ không phải tới năm 1888 mới có tên Hà Cối như nhiều tài liệu địa phương đang tuyên truyền. Theo lịch sử phát triển, tên Hà Cối từ tên sông, tên làng mà thành tên tổng, tên châu, tên huyện. Sau hơn 150 năm tồn tại tên Hà Cối, ngày 4/6/1969, huyện Hà Cối sáp nhập với huyện Đầm Hà thành huyện Quảng Hà. Ngày 16/01/1979, thị trấn Hà Cối đổi tên thành thị trấn Quảng Hà. Việc đổi tên này có thể là do nhiệm vụ lịch sử của tùy từng giai đoạn nhưng nếu nói từ góc độ tình cảm của người dân Hà Cối thì đầy nuối tiếc. Nay chỉ còn duy nhất con sông Hà Cối là giữ nguyên tên xưa. Sau này có thêm tên cầu Hà Cối, gần đây thêm tên cầu Hà Cối 1 và cầu Hà Cối 2.

Hoạt động cộng đồng trồng thông mã vỹ bên sông gợi nhớ ý nghĩa tên Hà Cối: Rừng thông bên sông.
Hoạt động cộng đồng trồng thông mã vỹ bên sông gợi nhớ ý nghĩa tên Hà Cối: Rừng thông bên sông.

Suốt 5 năm gần đây, một nhóm mạng xã hội mang tên “Hà Cối nét xưa” trong khi nhắc nhớ ý nghĩa tên cổ của quê hương thì đồng thời tổ chức hoạt động cộng đồng trồng hàng thông mã vỹ trong khuôn viên công cộng hay bên lề đường các thôn, bản Nông thôn mới, trồng cả vạt đồi thông Đồn Cao bên bờ sông Hà Cối. Anh Bùi Bằng Dũng, một trong 3 quản trị viên của nhóm “Hà Cối nét xưa” chia sẻ: “Hà Cối không chỉ là một tên địa danh cổ mà còn là một cái tên gắn với nhiều biến động lịch sử, nhiều thuật ngữ khoa học địa chất, nhiều câu chuyện văn hóa bản sắc và nhiều giống loài sinh thái bản địa. Bởi vậy, đội ngũ admin của nhóm chúng tôi rất muốn lan tỏa ý nghĩa của tên Hà Cối để mọi người thêm hiểu, thêm yêu quê hương. Chúng tôi gắng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như trồng lại thật nhiều cây thông bên bờ sông Hà Cối, trồng cả vạt thông lớn trên quả đồi lịch sử Đồn Cao, qua đó nhắc nhớ Hà Cối là rừng thông bên sông, là sinh thái xanh tươi và khí chất kiên cường”.

Thiết nghĩ, nếu có một ngày nào đó thành phố Móng Cái mở rộng sang cả huyện lân cận thì Hà Cối có thể được đặt lại tên cho một quần thể lớn của thành phố hay cho tên một trục đường chính, hoặc tên một công trình văn hóa ý nghĩa nào đó! Địa danh không chỉ là tên gọi của một vùng đất mà còn là rất nhiều cảm xúc cộng đồng hướng về truyền thống, bản sắc của quê hương.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đón đọc báo Hạ Long số 712 phát hành ngày 20/11/2024

Trung tâm Truyền thông tỉnh phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh biên tập, xuất bản báo Hạ Long số 712, phát hành ngày 20/11/2024. Báo Hạ Long 16 trang, gồm nhiều tin, bài về các hoạt động và đời sống văn học nghệ thuật diễn ra trên địa bàn tỉnh; những sáng tác mới của các văn nghệ sĩ cùng nhiều nội dung hấp dẫn khác. - Trang 1, mục “Diễn đàn văn nghệ” báo có bài “Văn...

Đón đọc báo Hạ Long số 711 phát hành ngày 5/11/2024

Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh biên tập, xuất bản báo Hạ Long số 711, phát hành ngày 5/11/2024. Báo Hạ Long 16 trang, gồm nhiều tin, bài về các hoạt động và đời sống văn học nghệ thuật diễn ra trên địa bàn tỉnh; những sáng tác mới của các văn nghệ sĩ cùng nhiều nội dung hấp dẫn khác. - Trang 1, mục “Diễn đàn văn nghệ” báo có bài...

Đón đọc báo Hạ Long số 710 phát hành ngày 20/10/2024

Trung tâm Truyền thông tỉnh phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh biên tập, xuất bản báo Hạ Long số 710, phát hành ngày 20/10/2024. Báo Hạ Long 16 trang, gồm nhiều tin, bài về các hoạt động và đời sống văn học nghệ thuật diễn ra trên địa bàn tỉnh; những sáng tác mới của các văn nghệ sĩ cùng nhiều nội dung hấp dẫn khác. - Trang 1, mục “Diễn đàn văn nghệ” báo có bài “Thơ...

Đón đọc báo Hạ Long số 708 phát hành ngày 20/9/2024

Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh biên tập, xuất bản báo Hạ Long số 708, phát hành ngày 20/9/2024. Báo Hạ Long 16 trang, gồm nhiều tin, bài về các hoạt động và đời sống văn học nghệ thuật diễn ra trên địa bàn tỉnh; những sáng tác mới của các văn nghệ sĩ cùng nhiều nội dung hấp dẫn khác. - Trang 1, mục “Diễn đàn văn nghệ” báo có...

Du lịch Hạ Long và quyết tâm vượt khó

Hơn 10 ngày sau khi siêu bão Yagi đổ bộ vào Quảng Ninh, cuộc sống của người dân nơi cơn bão quét qua dần đã trở lại bình thường... Phát huy tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm”, một Quảng Ninh tự lực, tự cường, bản lĩnh đã và đang hết sức mình, đoàn kết, cùng nhau khắc phục hậu quả do bão gây ra, nhanh chóng ổn định cuộc sống, tiếp tục sản xuất, kinh doanh, phấn đấu...

Cùng tác giả

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết

Ngày 25/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự cuộc họp có các đồng chí: Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng đại...

Nhà băng không được gửi tin nhắn chứa đường link tới khách hàng

Nếu không có yêu cầu của chủ tài khoản, ngân hàng sẽ không được gửi tin nhắn, email có chứa đường link truy cập website tới khách hàng. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 50 quy định về an toàn, bảo mật trong dịch vụ trực tuyến ngân hàng, có hiệu lực từ đầu 2025. Một trong những quy định mới được đề cập tại Thông tư là ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử cho...

Thanh Lam gây tranh cãi

Thanh Lam quay lại với hình ảnh quen thuộc, khoe chất giọng trong đêm chung kết “Bài hát của chúng ta”. Tuy vậy, sân khấu “Áo mới Cà Mau” cách đây một tuần của cô đang tạo tranh luận trên mạng xã hội. Thanh Lam gây tranh cãi vì sân khấu "Áo mới Cà Mau" Sân khấu Áo mới Cà Mau của Thanh Lam và Orange trong tập 12 Bài hát của chúng ta (Our song Việt Nam) tạo tranh cãi...

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định khai trừ Đảng các đồng chí Phạm Văn Vọng, Ngô Đức Vượng, Nguyễn Doãn Khánh; để các đồng chí: Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên TW. Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau: 1. Về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của...

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung Quốc bán trên kênh online. Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân hạn chế mua sắm, nhiều đơn vị cho rằng hàng Trung Quốc giá rẻ là nguyên nhân lớn. Tuy nhiên, để học theo cách làm của phía Trung Quốc là điều không dễ. Lụi dần Chia...

Cùng chuyên mục

Thanh Lam gây tranh cãi

Thanh Lam quay lại với hình ảnh quen thuộc, khoe chất giọng trong đêm chung kết “Bài hát của chúng ta”. Tuy vậy, sân khấu “Áo mới Cà Mau” cách đây một tuần của cô đang tạo tranh luận trên mạng xã hội. Thanh Lam gây tranh cãi vì sân khấu "Áo mới Cà Mau" Sân khấu Áo mới Cà Mau của Thanh Lam và Orange trong tập 12 Bài hát của chúng ta (Our song Việt Nam) tạo tranh cãi...

Lynk Lee thi người đẹp chuyển giới

Ca sĩ chuyển giới Lynk Lee, 36 tuổi, tham gia show Miss International Queen Vietnam, tuyển chọn thí sinh thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế. Ngày 24/11, Lynk Lee xuất hiện tại vòng tuyển chọn cùng hàng chục người đẹp chuyển giới. Ca sĩ nói: "Tôi từng nói sẽ không tham gia sân chơi về nhan sắc. Tuy nhiên, hiện tôi tự tin về ngoại hình sau 5 năm phẫu thuật chuyển giới. Tôi cũng muốn thử sức với...

Phim “Không thời gian”: Khắc họa chân thực nhất chân dung người lính

Không chỉ ấn tượng về bối cảnh, khí tài xuất hiện trong phim, “Không thời gian” còn quy tụ dàn diễn viên hùng hậu, uy tín của màn ảnh nhỏ để hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Chân dung người lính trên phim giờ vàng Với mong muốn chuyển tải, khắc họa sinh động, chân thực về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm...

Thấy gì từ “anh trai” bị chê thảm họa sau Anh trai say hi?

Sau khi bước ra từ 2 show Anh trai say hi, Anh trai vượt ngàn chông gai, nhiều ca sĩ vụt sáng nhưng cũng có những “nhân vật” bị chỉ trích. MV Pickleball của “anh trai” Đỗ Phú Quí sau 8 ngày ra mắt “thu” được lượng truy cập khiêm tốn và vô số bình luận chỉ trích. Phía dưới MV phát hành, hơn 4 nghìn bình luận với rất nhiều phản ứng tiêu cực từ khán giả, khi “Pickleball” sở...

Bước nhảy hoàn vũ vừa trở lại đã gây tranh cãi

Sau 8 năm vắng bóng trên truyền hình, "Bước nhảy hoàn vũ" trở lại với nhiều điểm mới. Chương trình cũng quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Hoa hậu Lê Hoàng Phương, Á hậu Lê Nguyễn Ngọc Hằng, chị đẹp Quỳnh Nga, Phạm Lịch... mỹ nhân Minyoung, Lee Hooyeon đến từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, tập đầu tiên của Bước nhảy hoàn vũ phiên bản mới lên sóng ngày 23/11 đã gây nhiều tranh cãi. Trong tập đầu...

Phim kinh dị 18+ có Hồng Đào, Thùy Tiên thu hơn 42 tỷ đồng

Đúng như dự đoán, phim Việt "Linh miêu: Quỷ nhập tràng" - có Hồng Đào, hoa hậu Thùy Tiên - nhanh chóng gây sốt tại phòng vé. Tác phẩm thu hơn 42 tỷ đồng trong tuần mở màn, vượt mặt nhiều bom tấn Hollywood lẫn phim Hàn Quốc. Sau nhiều tuần bị lép vế, phim Việt đã lấy lại vị thế trên bảng xếp hạng doanh thu. Ngay khi ra mắt, tác phẩm kinh dị Linh miêu: Quỷ nhập tràng...

Rap Việt đánh bại Chị đẹp

Theo bảng xếp hạng 5 chương trình thực tế dẫn đầu tương tác mạng xã hội, "Rap Việt" mùa 4 đã đánh bại "Chị đẹp đạp gió" và giành vị trí số 1. Bước vào vòng Đối đầu, các phần trình diễn dần trở nên kịch tính hơn, thu hút lượng lớn lượt tương tác lớn trên mạng xã hội. Theo Kompa - đơn vị đo lường, phân tích về mạng xã hội, Rap Việt mùa 4 vượt qua nhiều...

Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật các CLB nhiếp ảnh nghệ thuật Quảng Ninh

Sáng 24/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Quảng Ninh lần thứ 2 năm 2024. Triển lãm giới thiệu 57 tác phẩm ảnh nghệ thuật, được tuyển chọn từ Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Quảng Ninh lần thứ 2 năm 2024. Sau 6 tháng phát động, Liên hoan đã nhận được 508 tác phẩm của 43 tác giả đến...

Tập huấn nghiệp vụ lý luận văn học và nhiếp ảnh

Ngày 24/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ lý luận phê bình văn học và nhiếp ảnh nghệ thuật năm 2024. Tham dự chương trình tập huấn có 150 học viên là hội viên Hội VHNT Quảng Ninh, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Hạ Long, những người yêu thích các bộ môn văn học và nhiếp ảnh nghệ thuật. Trong khuôn khổ chương trình, các học...

Phim có em gái Trấn Thành rời rạp

Phim Việt "Cô dâu hào môn" không thể đạt doanh thu 100 tỷ đồng như kỳ vọng. Tác phẩm có Thu Trang, Kiều Minh Tuấn rời rạp sau một tháng công chiếu. Dữ liệu từ Box Office Vietnam - đơn vị thống kê phòng vé độc lập - cho thấy bộ phim Cô dâu hào môn đã rời rạp vào sáng 23/11, sau một tháng công chiếu. Phim đạt mức doanh thu hơn 73 tỷ đồng. Tác phẩm của đạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất