Powered by Techcity

Kéo gần khoảng cách vùng, miền

Diện mạo khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn Quảng Ninh những năm gần đây có sự thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dân ngày một nâng lên… Để có được kết quả đó, thời gian qua tỉnh đã tập trung giải quyết tốt 3 vấn đề cốt lõi thuộc lợi ích của nhân dân (dân sinh, dân trí, dân chủ). Đồng thời, ưu tiên phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối, tạo động lực cho phát triển KT-XH của địa phương.

Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, xã hội

Với 9 năm tăng trưởng liên tiếp ở mức 2 con số (2015-2023), Quảng Ninh đang là địa phương có quy mô nền kinh tế lớn thứ 3 miền Bắc. Tuy nhiên, dù sở hữu đến 4 thành phố, 2 thị xã, song Quảng Ninh có trên 70% đơn vị hành chính cấp xã là nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo (vùng khó). Quảng Ninh có 42 dân tộc thiểu số, dù chỉ chiếm hơn 12% dân số, nhưng lại cư trú tại hơn 85% diện tích của tỉnh, chủ yếu ở địa bàn vùng khó, nhưng có vị trí chiến lược trọng yếu về quốc phòng – an ninh…

Đây là thách thức không nhỏ đối với địa phương trong thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV là “Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền”; để mọi người dân được thụ hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, trò chuyện, thăm hỏi đời sống của nhân dân xã Đại Dực (huyện Tiên Yên).

Nhận thức đầy đủ khó khăn, mâu thuẫn, thách thức đan xen để lựa chọn chiến lược, phương thức phát triển, trong từng bước đi, tỉnh luôn gắn kết chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh, phúc lợi, tiến bộ, công bằng xã hội.

Trao đổi với phóng viên, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Thực hiện công bằng xã hội là chủ trương, quan điểm nhất quán của tỉnh, thể hiện bản chất nhân văn, tốt đẹp của Đảng, Nhà nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Quảng Ninh xác định rất rõ đó là không chờ kinh tế phát triển rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước đi, suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Trên cơ sở này, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách riêng có về an sinh, phúc lợi xã hội; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ vùng khó, xoá dần khoảng cách giữa miền xuôi và miền ngược… Từ đó, diện mạo khu vực vùng khó ngày một thay đổi, đời sống nhân dân được nâng lên theo tiêu chí của hạnh phúc.

Điểm nhấn trong các chính sách nổi bật của Quảng Ninh thời gian qua là Nghị quyết số 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) về phát triển bền vững kinh tế – xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đây là nghị quyết của “Ý Đảng – Lòng dân”, thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với lợi ích phát triển chung của tỉnh và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Nghị quyết phù hợp với bối cảnh hiện tại, khi Quảng Ninh đang bước vào giai đoạn phát triển mới theo định hướng là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, động lực tăng trưởng kinh tế bền vững của khu vực phía Bắc.

Đường nối xã Sơn Dương – Đồng Sơn đã hoàn thành, rút ngắn 1/2 thời gian di chuyển, tạo động lực kết nối vùng thấp với vùng cao của TP Hạ Long.

Bắt tay thực hiện, cả hệ thống chính trị của Quảng Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa các giải pháp, chương trình hành động gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai trên địa bàn. Từ đó, xuất hiện nhiều cách làm mới, mô hình tiêu biểu phù hợp với từng vùng, địa bàn cụ thể. Đến nay, tinh thần Nghị quyết 06 đã thể hiện sâu sắc tầm nhìn chiến lược, sự phù hợp với đặc thù, yêu cầu, tình hình thực tiễn của tỉnh, đem lại hiệu quả rất rõ nét.

Tỉnh đã hoàn thành và vượt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng, cốt lõi trong nghị quyết; hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, như: Xây dựng NTM ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã; giảm nghèo bền vững theo tiêu chí quốc gia của giai đoạn 2021-2025, về đích trước 2 năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của tỉnh được đầu tư lớn, cơ bản đồng bộ, hiện đại, kết nối liên thông tổng thể, tạo ra động lực và các điều kiện mới, thuận lợi cho phát triển của vùng khó.

Với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư” và quan điểm NSNN là “vốn mồi” tạo ra động lực để thu hút các nguồn lực khác, trong 3 năm (2021 đến 2023), tỉnh đã huy động trên 118.000 tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng. Trong đó, vốn NSNN khoảng 19.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 16%, còn lại là nguồn vốn xã hội hóa. Như vậy, từ 1 đồng NSNN đầu tư, tỉnh đã huy động được hơn 5 đồng ngoài ngân sách để đầu tư phát triển, nâng cao được chất lượng đời sống nhân dân cho khu vực khó khăn của tỉnh.

Người dân xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long) phát triển du lịch thông qua các sản phẩm nghỉ dưỡng ấn tượng, đặc sắc.

Điểm nhấn ấn tượng là vai trò chủ thể của người dân, sự vào cuộc tích cực của cộng đồng, doanh nghiệp đồng hành cùng tỉnh rất mạnh mẽ, từng bước thực hiện công bằng xã hội, đưa đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân nâng lên. Quảng Ninh đã hiện thực hóa mục tiêu thu hẹp chênh lệch giàu nghèo và chênh lệch vùng miền khi thu nhập bình quân đầu người tại các xã, thị trấn vùng khó đạt trên 73 triệu đồng/năm, cao hơn khoảng 1,23 lần so với thu nhập bình quân đầu người trong cả nước. 100% số xã miền núi có đường ô tô đến tận thôn, bản; 100% hộ dân các xã thuộc khu vực vùng khó được dùng điện lưới quốc gia; 100% hộ đã có nhà ở kiên cố; 100% hộ đồng bào được xem truyền hình, được nghe đài phát thanh…

Những kết quả nổi bật trên là minh chứng khách quan, sinh động cho việc cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, khâu đột phá tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhất là phương châm lấy người dân làm trung tâm, mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau. Điều này, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, quan trọng về diện mạo ở vùng khó; tạo nền tảng, cơ sở vững chắc để tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện và hoàn thành thắng lợi toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong cả giai đoạn.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông – động lực phát triển vùng khó

Sau nhiều chính sách riêng có về an sinh, phúc lợi xã hội; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ vùng khó, kéo giảm chênh lệch giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh được triển khai, có thể thấy rõ những thay đổi bước đầu tại các khu vực vùng khó đang tạo ra nền tảng vững chắc, khí thế mới, động lực mới, niềm tin mới cho nhân dân. Các hoạt động kinh tế được nâng lên rõ rệt; an sinh xã hội được được đảm bảo và phát huy hiệu quả; đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được cải thiện. Bước đầu đưa các di sản văn hóa phi vật thể, văn hóa bản địa và tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên thành các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, tạo nét mới, sinh động trong đời sống nhân dân vùng khó.

Ruộng bậc thang ở thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn (huyện Bình Liêu) là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách mỗi dịp mùa vàng.

Đóng góp vào khí thế mới đó, không thể không nhắc đến vai trò của hạ tầng giao thông. Những công trình được ví như “luồng gió” mới thổi bùng lên khát vọng phát triển, đáp ứng yêu cầu kết nối liên thông, tổng thể, hình thành mạng lưới giao thông thông suốt, thuận lợi không chỉ nội huyện và liên huyện mà còn kết nối với hạ tầng giao thông động lực của tỉnh. Từ đó, mở rộng không gian, tạo ra các điều kiện phát triển mới, biến tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương thành nguồn tổng lực chung cho tỉnh; phục vụ phát triển sản xuất, tăng điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thu hút đầu tư, phát triển du lịch, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân và đặc biệt sẽ giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và chênh lệch vùng miền.

Bí thư Đảng ủy xã Đồng Sơn (TP Hạ Long) Bùi Vĩnh Dương cho biết: Hạ tầng giao thông tốt, các chính sách dân tộc, hỗ trợ vùng khó, hỗ trợ giáo dục, y tế, việc làm được đẩy mạnh thực hiện đã giúp người dân vùng khó thụ hưởng đầy đủ, kịp thời những chương trình, dự án, chính sách của tỉnh và Trung ương. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng vùng khó của tỉnh ngày càng được nâng lên rõ rệt; nông sản bà con làm ra được thương lái đến tận nơi thu mua, giải quyết kịp thời đầu ra. Nhận thức, ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân cũng thay đổi. Nhân dân phấn khởi, có nhiều tư duy, cách làm mới trong phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, mở ra cơ hội thoát nghèo.

Nhiều năm trước, để đi từ trung tâm TP Hạ Long đến xã Đồng Sơn, trung bình mất hơn 1 giờ đồng hồ di chuyển trên cung đường dài hơn 20km nhỏ hẹp, nhiều khúc cua nguy hiểm. Thời gian này đã được rút ngắn 1/2 khi dự án cải tạo tỉnh lộ 342 nối Sơn Dương – Đồng Sơn hoàn thành.

Thi công đường tỉnh 342 nối TP Hạ Long – huyện Ba Chẽ – tỉnh Lạng Sơn đoạn qua huyện Ba Chẽ.

Nhất quán quan điểm “giao thông đi trước một bước”, lấy phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo liên thông tổng thể, thúc đẩy kết nối, liên kết vùng đi trước, tạo ra không gian và các điều kiện mới cho thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân, giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và chênh lệch vùng miền, Quảng Ninh tiếp tục tập trung toàn diện, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vùng khó.

Để thực hiện mục tiêu này, ngày 25/6/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1868/QĐ-UBND về việc triển khai Đề án cải tạo, nâng cấp giao thông nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh thực hiện cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông nông thôn đảm bảo đồng bộ với lộ trình nâng cấp đô thị theo quy hoạch của các địa phương. Qua đó hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trong tỉnh đồng bộ, sáng – xanh – sạch đẹp – an toàn – văn minh – ngày càng hiện đại, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc Quảng Ninh và phát triển bền vững; kết nối vùng thấp với vùng cao, đất liền với các đảo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về hạ tầng, mở rộng không gian phát triển để tạo động lực tăng trưởng mới cho các địa phương.

Người dân TP Hạ Long phấn khởi tham quan cầu Bình Minh trong ngày hoàn thành, kết nối khu vực phía Bắc với trung tâm TP Hạ Long.

Dự kiến đến năm 2025, tỉnh đầu tư thêm 73 dự án với tổng vốn hơn 2.000 tỷ đồng, đảm bảo 100% các xã đảo hoàn thành chỉ tiêu về giao thông đáp ứng mục tiêu lâu dài phù hợp với tiêu chí đô thị du lịch; đường giao thông tại các khu dân cư hiện hữu đảm bảo đạt tối thiểu cấp A, tiêu chuẩn quốc gia với mặt đường 2 làn xe tối thiểu, hoàn thiện hệ thống thoát nước, chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh… Cơ bản xoá các tuyến ngầm, tràn, thay thế bằng cầu hoặc cống hộp để đảm bảo giao thông thông suốt khi mưa úng, ngập lụt. Tại các vị trí cầu treo dân sinh cũ hạn chế về tải trọng sẽ được nghiên cứu đồng thời xây dựng cầu bê tông vĩnh cửu và bảo tồn cầu treo chuyển thành sản phẩm du lịch… Từ đó, nâng cao chất lượng giao thông nông thôn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch, dịch vụ khu vực vùng khó, từng bước hình thành hạ tầng đô thị trong xây dựng nông thôn kiểu mẫu.

Đến năm 2030, sẽ đầu tư khoảng 206 dự án. Tỉnh căn cứ cơ chế tài chính – ngân sách và nguồn lực của giai đoạn trung hạn để xem xét lựa chọn các danh mục ưu tiên trên cơ sở định hướng phát triển theo lộ trình, trong đó mục tiêu tiếp tục xây dựng các công trình có tính chất kết nối động lực mới theo định hướng phát triển của các huyện, thị xã, thành phố gắn với phát triển của tỉnh…

Theo lộ trình, đến năm 2030 Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Với những quyết tâm, ưu tiên đầu tư cho khu vực vùng khó, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh chắc chắn sẽ được kéo giảm, người dân được hưởng các thành quả của phát triển, tăng trưởng bao trùm. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Tìm hiểu tiềm năng phát triển ngành công nghiệp Halal tại Quảng Ninh

Ngày 23/10, Đoàn đại biểu tham dự Hội nghị Halal toàn quốc do ông Eng.Moteb Al-Mezani, Chủ tịch Trung tâm Chứng nhận Halal Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), làm trưởng đoàn, đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, đoàn đã tới thăm, khảo sát Vịnh Hạ Long và thăm cơ sở chế tác, trưng bày của Công ty Ngọc trai Hạ Long (phường Tuần Châu) là doanh nghiệp có tiềm năng trong...

Lan tỏa hình ảnh du lịch địa phương

Tuổi trẻ TP Móng Cái tổ chức nhiều hoạt động đồng hành cùng du lịch địa phương, để lại những ấn tượng tốt đẹp, tạo hiệu ứng lan tỏa, góp phần giới thiệu quảng bá hình ảnh con người, mảnh đất địa đầu Tổ quốc đến với du khách. Thành viên CLB Thuyết minh viên tuyến, điểm du lịch trên địa bàn TP Móng Cái giới thiệu về Di tích quốc gia đặc biệt đình Trà Cổ cho du khách. Năm...

Hải Hà: Lễ hội Trà Đường Hoa đã sẵn sàng chào đón du khách

Sau một thời gian chịu ảnh hưởng bão số 3 (YAGI) với sức sống mãnh liệt, các nương chè ở Hải Hà đã nhanh chóng phục hồi trở lại và phát triển mạnh mẽ. Những búp chè xanh non, luống chè uốn lượn ôm ấp đồi chè điệp trùng trải dài xanh mướt mát; những góc view, điểm check-in đã khôi phục đẹp trở lại rất phù hợp cho các chuyến du lịch cuối tuần tại đồi chè. Đến với...

Khai mạc Tuần hàng Việt về huyện Đầm Hà năm 2024

Tối 17/10, tại huyện Đầm Hà, Trung tâm Xúc tiến và phát triển công thương tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đầm Hà tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt về huyện Đầm Hà năm 2024. Tuần hàng Việt về huyện Đầm Hà diễn ra từ ngày 17 đến 20/10/2024 với trên 30 gian hàng của hơn 20 doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh và trên 100 sản phẩm trưng bày, tiêu...

Kiên định với mục tiêu tăng trưởng

Quảng Ninh bước vào năm 2024 với không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9 vừa qua phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra bởi cơn bão số 3 đổ bộ vào tỉnh. Nhưng với sự giữ vững, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức...

Cùng tác giả

Việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietcombank là cần thiết

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) nhằm đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định; giúp VCB có tiềm lực để thực thi các chính sách của Nhà nước và hỗ trợ nền kinh tế... Tiếp theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Phó...

Tìm hiểu tiềm năng phát triển ngành công nghiệp Halal tại Quảng Ninh

Ngày 23/10, Đoàn đại biểu tham dự Hội nghị Halal toàn quốc do ông Eng.Moteb Al-Mezani, Chủ tịch Trung tâm Chứng nhận Halal Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), làm trưởng đoàn, đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, đoàn đã tới thăm, khảo sát Vịnh Hạ Long và thăm cơ sở chế tác, trưng bày của Công ty Ngọc trai Hạ Long (phường Tuần Châu) là doanh nghiệp có tiềm năng trong...

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử phù hợp với xu thế, tuy nhiên, việc xây dựng luật không chặt chẽ sẽ dẫn đến "lợi bất cập hại'. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược 2016. Những vấn đề tiếp tục nhận được sự quan tâm của các Đại biểu Quốc hội liên quan đến bán...

Khai mạc Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 16

Sáng 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 với chủ đề “Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực” do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại TP Hạ Long. Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt;...

Việt Nam thu về 20 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Xuất khẩu nhóm hàng bạch đậu khấu – nhục đậu khấu của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 đạt 2.501 tấn, kim ngạch đạt hơn 20 triệu USD. Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), bạch đậu khấu là một loại gia vị đắt đỏ thứ 3 trên thế giới, đứng sau nhụy hoa nghệ tây và vani. Đáng chú ý loại quả này lại có rất nhiều ở Việt Nam và mang lại giá trị xuất...

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu tiềm năng phát triển ngành công nghiệp Halal tại Quảng Ninh

Ngày 23/10, Đoàn đại biểu tham dự Hội nghị Halal toàn quốc do ông Eng.Moteb Al-Mezani, Chủ tịch Trung tâm Chứng nhận Halal Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), làm trưởng đoàn, đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, đoàn đã tới thăm, khảo sát Vịnh Hạ Long và thăm cơ sở chế tác, trưng bày của Công ty Ngọc trai Hạ Long (phường Tuần Châu) là doanh nghiệp có tiềm năng trong...

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử phù hợp với xu thế, tuy nhiên, việc xây dựng luật không chặt chẽ sẽ dẫn đến "lợi bất cập hại'. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược 2016. Những vấn đề tiếp tục nhận được sự quan tâm của các Đại biểu Quốc hội liên quan đến bán...

Việt Nam thu về 20 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Xuất khẩu nhóm hàng bạch đậu khấu – nhục đậu khấu của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 đạt 2.501 tấn, kim ngạch đạt hơn 20 triệu USD. Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), bạch đậu khấu là một loại gia vị đắt đỏ thứ 3 trên thế giới, đứng sau nhụy hoa nghệ tây và vani. Đáng chú ý loại quả này lại có rất nhiều ở Việt Nam và mang lại giá trị xuất...

Cuộc đổ bộ của Temu, Shein giáng thêm đòn cho bán lẻ nội địa

Bằng giá rẻ, Temu thuyết phục người dùng với khẩu hiệu "mua sắm như tỷ phú", nhưng ngược lại, cách này có thể sẽ nuốt chửng các doanh nghiệp Việt. Temu thuộc PDD Holdings (Trung Quốc) - tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo - chưa công bố chính thức vào Việt Nam. Nhưng người dùng có thể vào các cửa hàng ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền...

IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

Theo báo cáo mới nhất của IMF, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,1%, giữ nguyên so với mức tăng được dự đoán năm 2024. Ngày 22/10 (theo giờ Mỹ), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cho ra mắt báo cáo cập nhật Triển vọng kinh tế thế giới năm 2025. Trong đó, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm sau, không thay đổi so với dự...

Thích ứng với tăng giá điện

Nhiều doanh nghiệp (DN) TPHCM đánh giá, việc tăng giá điện là điều “không sớm thì muộn”. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, để kìm hãm chi phí đầu vào tăng theo giá điện, không ít DN triển khai các giải pháp nhằm thích ứng tình hình thực tế. Tăng chi phí Trao đổi với PV Tiền Phong sáng 22/10, ông Lê Mai Hữu Lâm - Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất Thiết bị điện...

Đánh giá dầu gội trị gàu nấm Jasunny bán chạy nhất tại nhà thuốc hiện nay

Dầu gội Jasunny chứa thành phần chống nấm được đánh giá là có hiệu quả tốt nhất trong điều trị gàu, nấm da đầu. Đây là dầu gội trị gàu nấm bán chạy nhất tại nhà thuốc hiện nay. Công thức trị gàu chuyên biệt, được chuyên gia khuyên dùng Hơn 50% dân số từng gặp phải những tình huống khó xử, mất tự tin do gàu gây ra. Nhiều người trong số đó không biết mình đã nhiễm nấm da...

Vàng nhẫn trơn lên 88 triệu đồng một lượng

Giá nhẫn trơn tại các thương hiệu lớn từ chiều tối qua đến sáng nay tiếp tục tăng, lần đầu chạm ngưỡng 88 triệu đồng. Trong khi giá vàng miếng SJC đứng yên ở vùng 87 - 89 triệu một lượng, do Ngân hàng Nhà nước chưa thay đổi giá bán can thiệp, giá nhẫn trơn vẫn đi lên. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) sáng nay tăng thêm 300.000 đồng một lượng so với cuối ngày hôm qua, niêm...

Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về lượng và tăng 19% kim ngạch so với 9 tháng năm 2023. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng mạnh 31,7% về lượng và tăng 19% kim ngạch so với 9 tháng...

Xuất khẩu cà phê: Kỷ lục nối tiếp kỷ lục

Xuất khẩu cà phê từ đầu năm đến nay liên tục đạt được những kỷ lục đáng ghi nhận về kim ngạch và giá trị. Đồng thời cũng hứa hẹn những kỷ lục mới trong tương lai gần. Xuất khẩu lần đầu tiên vượt 5 tỷ USD trong 1 niên vụ Theo thông tin mới nhất từ Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, niên vụ 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - 9/2024), Việt Nam đã xuất khẩu khoảng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất