Powered by Techcity

NSND Thu Hiền: Tôi từng cứu chữa thương binh, đỡ đẻ

NSND Thu Hiền chia sẻ với chúng tôi về những năm tháng chiến đấu, cũng như cuộc sống an yên hiện tại ở tuổi 72.

NSND Thu Hiền sinh năm 1952 tại Thái Bình, trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật. Bà là một trong những giọng ca hàng đầu của dòng nhạc cách mạng.

Mới đây, NSND Thu Hiền chia sẻ với VTC News về những năm tháng chiến đấu, cũng như cuộc sống an yên hiện tại ở tuổi 72.

NSND Thu Hiền thời trẻ.

– Năm 15 tuổi, NSND Thu Hiền đã vào chiến trường, tham gia đoàn văn công phục vụ bộ đội?

Đúng vậy! 15 tuổi, sau khi được đào tạo, trang bị chuyên môn, ý thức chính trị, tôi may mắn được cùng những đoàn xung kích vào chiến trường Khu 4, từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…, là những tuyến lửa, bom đạn ác liệt. Dọc đường hành quân, chúng tôi vừa đi vừa cất tiếng hát.

Không ít lần, các thương binh phải chịu cảnh mổ mà không có thuốc tê. Chúng tôi đứng bên cạnh, vừa hát, vừa gọi tên các anh. Các anh rất kiên cường, nhiều anh bước qua cửa tử, nhưng cũng có những người ra đi mãi mãi.

Ngày đó, chúng tôi diễn không có đèn, không có sân khấu. Lúc dưới địa đạo, chúng tôi hát với ánh đèn dầu. Lúc trong rừng sâu, chúng tôi hát dưới ánh sáng của đèn ô tô. Chúng tôi hát với những ống bơ địch bỏ đi, cắm tre vào giữa cho tiếng vang hơn. Đa số đều là hát vo. Một người cũng hát mà 5 người cũng hát.

Nhiều người nghĩ văn công chỉ có biểu diễn, nhưng không phải. Chúng tôi tham gia nấu ăn, cứu chữa cho thương binh, đỡ đẻ. Chúng tôi cũng đối mặt với bom rơi lửa đạn, nhiều lần ở giữa lằn ranh sinh tử. Nhiệm vụ của người nghệ sĩ – chiến sĩ là như thế đó.

– Ký ức về một thời hào hùng, gian khổ chắc hẳn là những kỷ niệm bà không bao giờ quên?

Tôi nhớ nhất kỷ niệm năm 1972, tôi đến Đông Hà (Quảng Trị) và nhận được lệnh tới sông Thạch Hãn để hát qua bên kia Thành Cổ. Tôi phải hát qua chiếc loa bóp nhưng cứ bóp thì quên hát, mà hát lại quên bóp. Đồng chí chính trị viên ở sau phải cầm cây gậy khều vào lưng để nhắc. May mà chúng tôi vẫn hoàn thành nhiệm vụ “truyền lửa tinh thần” từ bờ bên này sang bên kia bờ sông Thạch Hãn cho các đồng đội. Hôm ấy, tôi hát hai bài là Trông cây lại nhớ đến Người (nhạc sĩ Đỗ Nhuận) và dân ca Người ơi người ở đừng về.

Gian khổ không thể kể hết, nhưng tất cả chúng tôi rất thương nhau, cùng chung một ý chí, lạc quan vượt qua. Chúng tôi đi theo lý tưởng của mình, xung phong vào chiến trường. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng của thế hệ chúng tôi.

15 tuổi NSND Thu Hiền đã vào chiến trường.

– Để có thể hoàn thành nhiệm vụ của một người nghệ sĩ – chiến sĩ, bà phải xa con, xa gia đình. Bà vượt qua giai đoạn này thế nào?

Năm 1971, tôi sinh con, rồi gửi lại con ở miền Bắc cho mẹ nuôi. Năm 1972, tôi vào chiến trường Quảng Trị lần thứ hai. Sau đó, tôi được chọn là một trong 12 dũng sĩ sang Pháp để phát huy tinh thần của Hội nghị Paris năm 1973, 1974. Về rồi lại tiếp tục tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam.

Những lúc được về thăm con, tôi tranh thủ cho con bú rồi giục con bú nhanh để mẹ còn đi. Cũng thương con lắm nhưng vì lúc đó, tất cả ý chí của mọi người đều như nhau, đi vào chiến trường với niềm vinh dự, hân hoan nên không nghĩ gì đến bản thân.

– Trong những tháng ngày đi hát ở chiến trường, NSND Thu Hiền vẫn được nhắc nhớ cùng NSND Trung Đức. Đó có phải là người hát song ca ăn ý nhất với bà?

Tôi và Trung Đức đi hát nhiều nơi, ở những vùng biên giới. Mỗi lần đi hát đều có nhiều kỷ niệm. Tôi nhớ lần đi diễn ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, địa điểm diễn là trong những kho để gạo, kín như bưng, lỗ thở chỉ bằng bàn tay, trong khi các anh bộ đội tới nghe lại rất đông. Mỗi lần hát xong một bài, tôi lại phải chạy ra ngoài để thở.

Hay có lần khác đi diễn ở các chốt biên giới, chúng tôi hát: Gửi em ở cuối sông Hồng, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Tình trong lá thiếp… Chúng tôi hát tới đâu, nước mắt cứ lã chã rơi tới đó. Gần như lúc nào tôi và Đức cũng bên nhau, đói chia nhau miếng lương khô nhưng vẫn hát bằng trái tim của mình.

Năm 2000, tôi và Trung Đức làm Bài ca Trường Sơn, gồm một loạt những bài hát cách mạng, quê hương. Không ngờ đĩa đó nhận được sự đón nhận của đông đảo khán giả. Chúng tôi như một hình mẫu cho các em thế hệ sau này. Khán giả gọi chúng tôi là cặp song ca huyền thoại.

NSND Thu Hiền và NSND Trung Đức là cặp đôi song ca nhạc đỏ huyền thoại.

– Tiếng hát ngọt ngào, da diết của NSND Thu Hiền chinh phục được nhiều khán giả. Ca sĩ Mỹ Linh từng chia sẻ rằng, khi bà cất tiếng hát, có đến một nửa khán giả đàn ông mê mẩn, hâm mộ, trong đó có rất nhiều người miền Trung. Điều này có đúng?

Mỹ Linh hay đùa nên nói thế. Tôi thật sự mang ơn miền Trung, người miền Trung nuôi tôi bằng khoai lúa, chắp cánh cho tiếng hát của tôi đến với công chúng. Giọng hát của tôi gắn liền với những ca khúc về miền Trung như: Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Quảng Trị yêu thương…

Có thể lúc đó, thế hệ tôi ít có ca sĩ thể hiện những ca khúc miền Trung. Tôi lại là người hát dân ca, nên dễ dàng thấu hiểu được ngôn ngữ, cách phát âm, sự dồn nén trong từng câu hát, tâm tư tình cảm sâu nặng của người miền Trung. Vì thế đi đến đâu, tôi cũng hát các bài hát về miền Trung. Nhiều người vẫn gọi tôi là người con của quê hương miền Trung. Ít ai nghĩ rằng tôi là người con của mảnh đất Thái Bình.

– Cuộc sống hiện tại của NSND Thu Hiền ở tuổi 72 thế nào?

Tôi có cuộc sống bình thường. Vợ chồng tôi sống tại một chung cư ở TP.HCM. Sáng tôi đi bộ, rèn luyện thể thao, rồi về nhà chuẩn bị đồ ăn cho chồng, dọn dẹp nhà cửa. Buổi chiều, tôi thường nghe nhạc của các bạn trẻ. Là người đi trước, tôi vẫn học hỏi ngược lại các em bằng cách nghe những sản phẩm mới mỗi ngày. Tôi học từ cách hòa âm phối khí đến lối thể hiện, sao cho mới mẻ, bớt nhàm chán.

Tôi vẫn làm việc, đi hát, nhưng tần suất không nhiều bởi sức khỏe không cho phép, chủ yếu để bớt nhớ nghề thôi. Tôi chỉ tham gia một số sự kiện, chương trình của Nhà nước, các cơ quan đoàn thể, không đi hát hay chạy show ở các tụ điểm.

NSND Thu Hiền và ông xã là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Vũ Ngọc Đỉnh

– Nhiều năm nay bà rất tích cực với các hoạt động từ thiện?

Tôi thích làm từ thiện, theo khả năng của mình thôi. Mỗi lần đi hát đều bớt ra một chút để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Tôi và hai con gái cùng góp tiền, xây nhà tình nghĩa ở miền Tây. Số tiền không lớn so với nhiều người nhưng là nỗ lực của ba mẹ con.

Ngoài ra, chúng tôi nhận nuôi năm em nhỏ, hỗ trợ mỗi em vài triệu đồng mỗi năm. Tôi quan niệm từ thiện, hay tu tập xuất phát từ cái tâm của mình. Mình không làm gì điều xấu sẽ thấy thanh thản.

– Bà là nghệ sĩ nổi tiếng, có chất giọng hiếm có, nhưng hai con gái lại không theo nghề. Điều này có khiến bà chạnh lòng?

Tôi có hai con gái từng học nhạc viện nhưng đều rẽ ngang. Con út là tiếp viên hàng không, con cả giờ đi theo con đường tu tập. Tôi không buồn vì con cái không theo nghề của mẹ. Tôi có nhiều học trò, coi các em như con, vậy là mãn nguyện rồi.

Xin cảm ơn NSND Thu Hiền.




NSND Thu Hiền sinh ra trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật. Cha bà là NSƯT Nguyễn Hoài Ân, nổi tiếng với biệt danh Tám Kèn của Đoàn Dân ca Liên khu V (tiền thân của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định), mẹ bà là diễn viên chèo tuồng Thanh Hảo, quê gốc Thái Bình, con gái một ông bầu hát nổi tiếng.

Mê hát từ nhỏ, Thu Hiền có duyên với sân khấu. Đi qua chiến tranh khốc liệt, nghệ sĩ Thu Hiền thấu hiểu nhiều điều trong cuộc sống.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ thăm, tặng quà người có công nhân ngày 27/7 tại TP Cẩm Phả

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, chiều 24/7, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã đến thăm và tặng quà vợ liệt sĩ và thương binh, bệnh binh trên địa bàn TP Cẩm Phả. Đến thăm, động viên và tặng quà bà Trương Thị Diềm, khu Minh Khai, phường Cẩm Tây, TP Cẩm Phả, vợ của liệt sĩ Nguyễn Văn Nam, đồng chí Phó Bí thư Thường trực...

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy thăm, tặng quà mẹ liệt sĩ và thương binh tại TP Móng Cái

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 (1947-2024), ngày 23/7, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã đến thăm, tặng quà, tri ân mẹ liệt sĩ, thương binh và thân nhân liệt sĩ trên địa bàn TP Móng Cái. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh và TP Móng Cái. Đến thăm hỏi mẹ Vi Thị Nguyệt (95 tuổi, trú tại thôn 9, xã...

NSND Thu Hiền: Tiếng hát dân ca độc đáo, bất ngờ khi đi chợ có người bán hàng nhận ra

Quả thực, tiếng hát Thu Hiền đã làm lay động khán giả cả ba miền đất nước, ai cũng yêu mến. Sự nghiệp gắn bó với chiến trường, dùng tiếng hát át tiếng bom NSND Thu Hiền tên thật là Nguyễn Thị Thanh Hiền, sinh năm 1952 tại Thái Bình, trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật. Cha bà là NSƯT Nguyễn Hoài Ân, nổi tiếng với biệt danh Tám Kèn của Đoàn Dân ca liên khu V (tiền...

NSND trẻ nhất nhì VN: Hạnh phúc bên chồng là anh hùng phi công hạ 6 máy bay địch

Ở tuổi 71, NSND Thu Hiền có cuộc sống bình yên, viên mãn bên gia đình. Ông xã của bà là Anh hùng Lực lượng vũ trang Vũ Ngọc Đỉnh. Giọng ca gắn liền với người lính và tình yêu quê hương, đất nước Nhắc đến NSND Thu Hiền, người ta sẽ nhớ đến những bài ca "đi cùng năm tháng", gắn liền với hình ảnh người lính và tình yêu dành cho quê hương, đất nước như Câu hò bên...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Hoài Lâm đổi nghệ danh do Hoài Linh đặt

Ca sĩ Hoài Lâm gây chú ý khi dùng tên thật đi hát thay vì nghệ danh do NSƯT Hoài Linh đặt cho. Hoài Lâm vừa chia sẻ hình ảnh đêm diễn mới với khán giả. Đáng chú ý, anh lấy tên Tuấn Lộc để đi diễn. Đây cũng chính là tên thật của nam ca sĩ. Trước sự thay đổi này, giọng ca Hoa nở không màu chỉ nói ngắn gọn: "Tôi vẫn đi hát bình thường, chỉ là...

Hồ Ngọc Hà hứa hẹn “chữa lành” những trái tim tổn thương vì yêu

Sau nhiều lần "hứa hẹn", "Cây đèn thần" của Hồ Ngọc Hà cũng chính thức ra mắt khán giả. "Cây đèn thần" là một ca khúc có giai điệu catchy, cuốn hút, do Trid Minh sáng tác, còn Wokeup làm sản xuất âm nhạc. MV do đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư thực hiện, với sự hỗ trợ của giám đốc sáng tạo Alex Fox, giám đốc thời trang Lâm Gia Khang. Với MV "Cây đèn thần", hiệu ứng thay đổi...

Phim kinh dị 18+ có Hồng Đào, Thùy Tiên còn hạn chế

"Linh miêu: Quỷ nhập tràng" có nỗ lực khai thác yếu tố kinh dị dân gian Việt Nam, từ đó lồng ghép nhiều thông điệp về nhân quả trong xã hội phong kiến. Song, phim vẫn còn hạn chế về kỹ xảo, kịch bản và diễn xuất. Phim kinh dị Linh miêu: Quỷ nhập tràng gây chú ý khi quy tụ các gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, hoa hậu Thùy Tiên, Samuel An, Thiên An… Đứng sau dự...

Tăng Duy Tân, Da LAB, HIEUTHUHAI… nhưng Trúc Nhân mới đứng đầu cuộc đua top trending YouTube

Những ngày cuối năm là dịp để nghệ sĩ Việt đua nhau tung sản phẩm mới. HIEUTHUHAI mặc dù "đỉnh nóc, kịch trần' vẫn bị Trúc Nhân soán ngôi. Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những cái tên như HIEUTHUHAI, Trúc Nhân, Hoàng Dũng, Da LAB… Một số ca khúc nhanh chóng dẫn đầu các bảng xếp hạng. Vài người khác gặp khó khăn khi leo hạng. HIEUTHUHAI bị Trúc Nhân soán ngôi Cái tên dẫn đầu bảng xếp hạng...

Song Luân kết hợp Kaity Nguyễn và Yuno Bigboi

"Anh trai" Song Luân vừa ra mắt music video mới mang tên "Cậu Ba". Đặc biệt MV còn có sự góp giọng lần đầu tiên của nữ DV Kaity Nguyễn và rapper Yuno Bigboi. Ca khúc là nhạc phim "Công tử Bạc Liêu" sẽ được ra mắt tại rạp trên toàn quốc vào ngày 6-12. Ca khúc có chất nhạc độc đáo kết hợp giữa phong cách big band thập niên 1930 và hip-hop đương đại. Để bảo đảm tính...

Thảm họa mới của nhạc Việt

Giọng ca trẻ Đỗ Phú Quí hứng chỉ trích nặng nề từ khán giả vì sản phẩm "Pickleball". Bản Visualizer của ca khúc trên YouTube nhận đến 24.000 lượt dislikes. Lượt dislike hiện tại của Pickleball chiếm đến 77% trong tổng số like/dislike trên YouTube. Từ lâu, nhạc Việt mới có ca khúc gây phẫn nộ nhiều như vậy. Trong hơn 2.000 lượt bình luận, đa số là lời chỉ trích. Hình ảnh, âm nhạc của sản phẩm này đang...

Hải Hà mở lớp dạy hát đối giao duyên dân tộc Dao Thanh Y

Tối 21/11, Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Hải Hà phối hợp với xã Quảng Đức tổ chức khai mạc lớp truyền dạy hát đối giao duyên dân tộc Dao Thanh Y năm 2024 và ra mắt câu lạc bộ văn nghệ dân gian xã Quảng Đức. Tham gia lớp truyền dạy hát đối giao duyên dân tộc dao Thanh Y có 60 học viên gồm cán bộ công chức, cán bộ thôn, giáo viên, học sinh, người dân...

Bài tẩy của Karik – Báo Quảng Ninh điện tử

Karik nắm trong tay 3 thí sinh kinh nghiệm để bước vào vòng Bứt phá, là Manbo, Mason Nguyễn và Queen B. Trong số đó, Mando đang là quân bài tẩy của Karik. Karik đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vòng Đối đầu, khi giúp 7 trong 8 thí sinh tiến vào vòng trong. Kinh nghiệm của Karik trong lần thứ 3 ngồi "ghế nóng" Rap Việt đã phát huy, khi sự sáng suốt trong khâu ghép cặp và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất