Powered by Techcity

Bài 1: Nét đẹp văn hoá cần giữ gìn

Nghề dệt thổ cẩm đã có từ rất lâu đời ở Việt Nam, là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc S’tiêng ở Bình Phước. Tuy nhiên hiện nay, nghề dệt thổ cẩm đang đối diện với nguy cơ mai một. Để gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc, nhiều phụ nữ S’tiêng đã không quản khó khăn, tìm cách duy trì và phát huy nghề dệt thổ cẩm, với mong muốn lưu truyền để thế hệ con cháu tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Theo bà Thị Hanh, người dân ấp Bưng Sê, xã Tân Thành, TP. Đồng Xoài, nghề dệt thổ cẩm của phụ nữ S’tiêng nơi đây đã “vắng bóng” cả chục năm nay. Trước đây, bà cũng biết dệt, thỉnh thoảng nhớ nghề, nhớ mẹ vẫn đem khung ra dệt. Nhưng mấy năm nay bà không dệt nữa, vì mắt đã mờ, ngồi nhiều đau lưng, con cháu thì không mặn mà với nghề truyền thống. Hiện khung dệt được bà cất đi như một kỷ vật của đời mình.

Sự tiếp biến văn hóa

Nếu như trước đây, phụ nữ S’tiêng ở các ấp, sóc trên khắp địa bàn tỉnh đều biết dệt thổ cẩm thì ngày nay, chỉ số ít phụ nữ S’tiêng còn duy trì công việc này. Một phần do ngày trước, cuộc sống của đồng bào S’tiêng chủ yếu tự cung tự cấp nên nghề dệt phát triển, còn ngày nay, thị trường có nhiều sản phẩm thổ cẩm may công nghiệp giá rẻ hơn nên thổ cẩm dệt truyền thống khó có thể cạnh tranh. Phần do trang phục của phụ nữ S’tiêng đã có nhiều thay đổi, hầu hết người trẻ không còn mặn mà với trang phục truyền thống, mà ăn mặc gần như người Kinh nên các loại thổ cẩm chỉ còn hiếm hoi xuất hiện trong các lễ hội truyền thống.

Những bộ trang phục thổ cẩm của Chi hội nghề nghiệp dệt thổ cẩm xã Quang Minh được nhiều người ngợi khen và mặc thử ngay lần đầu nhìn thấy

Ngày xưa, người S’tiêng thường sử dụng các tấm vải thổ cẩm để làm trang phục mặc hằng ngày, làm đẹp, làm tài sản trao tặng con cháu vào các dịp quan trọng trong gia đình, cộng đồng. Nhưng ngày nay, do nhu cầu xã hội thay đổi, chỉ còn rất ít gia đình sử dụng vải thổ cẩm vào những việc nêu trên, vì vậy những sản phẩm dệt thổ cẩm không còn như trước nữa. Chị Drenh Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Minh, thị xã Chơn Thành cho hay, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào S’tiêng trên địa bàn xã bị mai một còn do quá trình dệt và hoàn thiện sản phẩm cần nhiều thời gian, công sức nhưng hiện nay các sản phẩm thổ cẩm chưa thực sự trở thành hàng hóa. Sản phẩm làm ra chưa có thị trường ổn định, người dệt thổ cẩm vẫn chưa có thu nhập từ nghề, vì vậy sức lan tỏa, duy trì và trao truyền cho thế hệ kế tiếp đang dần bị thu hẹp.

Áo dài thổ cẩm được chị Drênh Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Minh mặc khi tham gia các sự kiện trọng đại

Trang phục thổ cẩm cách tân của Chi hội nghề dệt thổ cẩm xã Quang Minh, TX. Chơn Thành được du khách yêu thích

Ngoài ra, nguyên nhân khiến nghề dệt thổ cẩm của người S’tiêng dần mất đi theo thời gian còn do quá trình cộng cư đã và đang làm cho sự tiếp xúc, giao thoa và tiếp biến văn hóa giữa cộng đồng S’tiêng với các cộng đồng dân tộc khác. Do vậy, nhiều thành tố văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng đang có sự thay đổi và mai một, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào S’tiêng ở Bình Phước được thực hiện trên cơ sở tự ý thức của mỗi người dân. Tuy nhiên, từ bao đời nay, cộng đồng người S’tiêng ở Bình Phước lưu giữ và trao truyền nghề dệt thổ cẩm theo hình thức truyền dạy trong gia đình hoặc trong cộng đồng khu vực sinh sống. Nguy cơ nghề dệt thổ cẩm truyền thống sẽ bị mai một càng tăng lên khi hiện nhiều bạn trẻ không còn thiết tha mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hằng ngày và cũng không còn muốn học dệt nữa.

Thổ cẩm được các bạn trẻ chọn làm trang phục đám cưới

Thổ cẩm được may thành các bộ váy để biểu diễn văn nghệ tại lễ hội Phá bàu xã Quang Minh

Nỗ lực duy trì

Trước thực trạng này, thời gian qua chính quyền địa phương ở một số xã của huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Hớn Quản và Phú Riềng đã thành lập tổ, đội, nhóm để truyền dạy và thực hành nghề dệt thổ cẩm. Dù vậy, công tác này chỉ mới góp phần duy trì hoạt động của nghề dệt thổ cẩm, chưa có giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa này.

Để dệt một tấm vải thổ cẩm phải trải qua nhiều công đoạn. Nếu nguyên liệu làm từ cây rừng, phải tách lấy vỏ ngoài của cây, tước thành sợi nhỏ, se lại thành sợi dệt. Nếu làm từ bông, phải trồng bông, chờ thu hoạch để se sợi, nhuộm màu rồi mới tiến hành dệt. Để có các màu tạo ra hoa văn, người S’tiêng lấy nguyên liệu từ tự nhiên để nhuộm màu cho sợi dệt. Muốn tạo được các hoa văn tinh xảo, độc đáo, người dệt phải có hoa tay, óc thẩm mỹ, sự am tường về các đường nét, màu sắc, hình khối. Ngày nay, hoa văn trên vải thổ cẩm cũng được một số phụ nữ S’tiêng sáng tạo, bổ sung cho phù hợp cuộc sống hiện đại và thị hiếu người tiêu dùng.

Chị Thị Phương, Chi hội trưởng Chi hội nghề dệt thổ cẩm xã Quang Minh, thị xã Chơn Thành cho biết: Hiện nay, các thành viên của chi hội mua chỉ công nghiệp có nhiều màu sắc khác nhau để thay thế. Việc duy trì nghề này chủ yếu gìn giữ, bảo tồn để con cháu nhớ nguồn gốc văn hóa dân tộc mình. Do vậy, nghề dệt thổ cẩm không còn phổ biến như xưa mà chỉ còn ở một số nơi như huyện Bù Gia Mập (xã Đắk Ơ), huyện Bù Đăng (các xã: Bình Minh, Bom Bo, Thọ Sơn, Thống Nhất), huyện Hớn Quản (xã Thanh An), thị xã Chơn Thành (xã Quang Minh)…



Nguồn

Cùng chủ đề

Những giá trị của hát then sẽ níu chân du khách

PGS. TS Vương Toàn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin khoa học xã hội, hiện là Chủ nhiệm Chương trình Thái học Việt Nam, là người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu di sản văn hoá Tày - Thái - Nùng. Nhân dịp Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển phối hợp với UBND huyện Bình Liêu tổ chức một hội thảo về hát then, đàn tính vừa qua, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh...

Văn hóa là cội nguồn

Văn hóa là hồn cốt, cội nguồn của dân tộc. Do đó, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động cụ thể bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển bền vững, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương. Tiếp nối những kết quả đã đạt được của Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 9/3/2018, Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU (ngày...

Bài cuối: Đổi mới sáng tạo để phát triển

“Các thế hệ đi trước đã dốc sức xây dựng thương hiệu, đưa hạt điều Bình Phước đến với chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Những doanh nghiệp, nông dân trồng điều thế hệ sau cần phát huy tốt các giá trị CDĐL hạt điều Bình Phước mang lại. Doanh nghiệp chúng tôi tin tưởng, bảo vệ và phát huy thương hiệu này” - Phó Chủ tịch Hội Điều Bình Phước, Giám đốc Công ty TNHH Vinahe Nguyễn Hoàng Đạt...

Bài 2: “Cầm vàng đừng để vàng rơi”

Khi ngày càng có nhiều thương hiệu, những quy chuẩn mới ra đời, doanh nghiệp chạy theo các tiêu chuẩn của từng thị trường khác nhau trên thế giới, cùng với sự tuyên truyền mờ nhạt khiến sản phẩm hạt điều Bình Phước có chỉ dẫn địa lý (CDĐL) dù giá trị ưu việt vẫn khó tìm được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng và trên thị trường. Chưa khẳng định được chỗ đứng Từ những giá trị...

Triển vọng từ bưởi da xanh

Khác với nhiều loại cây ăn trái mỗi năm cho thu hoạch một lần, bưởi da xanh cho thu hoạch quanh năm, giá cả dao động tùy từng thời điểm, giúp nông dân có thu nhập khá. Gia đình chị Phạm Thị Hồng Thúy ở thôn 7, xã Long Bình, huyện Phú Riềng có 3 ha bưởi da xanh đang cho thu hoạch. Vụ tết vừa qua, chị xuất bán khoảng 5 tấn bưởi, còn từ đầu năm đến nay,...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Phim hài Hàn Quốc liên tục gây sốt, cơ hội nào cho Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành?

Dù ít được quảng bá và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn ngoài rạp, song dòng phim hài Hàn Quốc vẫn giữ vững sức hút ổn định theo thời gian ở Việt Nam. Những năm gần đây, làn sóng phim hài Hàn Quốc trỗi dậy, không chỉ gây sốt ở quê nhà mà còn liên tục gặt hái doanh thu ở phòng vé Việt Nam. Giải trí, dễ tiếp cận và hợp thị hiếu đại chúng Các phim hài Hàn...

Rosé (BlackPink) bị chế giễu

Ca khúc ballad mới của Rosé không thể đạt thành tích vang dội như "APT.". Nữ ca sĩ nhóm nhạc BlackPink bị mỉa mai "dựa hơi" Bruno Mars. Ca khúc mới thứ hai - Number one girl - được Rosé (BlackPink) phát hành hôm 22/11 tuy nhiên có thành tích thụt giảm đáng kể so với bản hit APT. kết hợp cùng Bruno Mars trước đó. Cụ thể, lượt nghe trên ứng dụng Spotify ngày ra mắt của Number one girl...

Đằng sau cú sốc của Karik

Karik đã có 4 trận đấu hấp dẫn ở vòng Đối đầu. Do đó, việc đội HLV có điểm số thấp là kết quả gây sốc với không chỉ anh mà cả khán giả. Vòng Bứt phá vừa lên sóng của Rap Việt gồm 6 bảng được phân chia dựa trên số điểm của mỗi team ở vòng Đối đầu trước đó. Đội có điểm số thấp nhất phải đưa ra 3 cái tên đầu tiên lần lượt cho bảng...

Bóc trần sự thật về Hoa hậu Hoàn vũ

Ngay sau chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2024, đài ABC News cho công chiếu bộ phim tài liệu bóc trần những sự thật đằng sau tổ chức Miss Universe, gây xôn xao dư luận. Hoa hậu Hoàn vũ 2024 tổ chức ở Mexico đã tìm ra chủ nhân mới của vương miện là người đẹp Đan Mạch - Victoria Kjær Theilvig. Chiến thắng này được nhận xét xứng đáng, làm hài lòng người hâm mộ. Tuy nhiên, cuộc thi vẫn...

NSND Minh Châu: ‘Xót xa vì tự bỏ tiền mua vé xem phim mình đóng’

NSND Minh Châu nói bà thấy buồn khi bộ phim khi "Cu li không bao giờ khóc" kén khán giả. Bà tự bỏ tiền mua vé mời bạn bè đến ủng hộ bộ phim đạt giải quốc tế. Tính đến tối 25/11, Cu li không bao giờ khóc bán được 314 vé/53 suất chiếu, thu 18,9 triệu đồng. Sau gần hai tuần ra rạp, doanh thu phim do Phạm Ngọc Lân làm đạo diễn chỉ thu được 574,4 triệu đồng,...

Anh Tú Atus mở fan meeting, có tên Galaxy Day

Anh Tú Atus mở fan meeting sau Anh trai say hi: "2024 có quá nhiều điều đáng nhớ để tâm tình với fan". Đáp lại tình cảm của khán giả trong hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là hành trình "Anh trai say hi" vừa qua, Anh Tú Atus chính thức tổ chức fan meeting có tên Galaxy Day (tên FC của nam nghệ sĩ). Điều này cho thấy sự trân quý tình cảm cũng như...

Quảng Ninh đoạt 3 giải thưởng tại triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống...

Tối 25/11, tại Nghệ An, triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, đã bế mạc. Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” diễn ra từ ngày 22 đến 26/11. Đây...

NSND Thanh Lam nói gì về HIEUTHUHAI?

HIEUTHUHAI được giới thiệu sẽ xuất hiện tại đêm trao giải của chương trình Our Song - Bài hát của chúng ta. HIEUTHUHAI đắt show sau khi trở thành quán quân Anh trai say hi. Nam rapper liên tục xuất hiện trong nhiều sự kiện âm nhạc lớn của các nhãn hàng, giá cát-xê tăng vọt. Một đại diện công ty tổ chức biểu diễn nói, “không phải cứ có tiền là có thể mời được HIETHUHAI ở thời điểm...

Đối thoại trực tiếp về hồ sơ khoa học Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn,...

Thực hiện thư mời tại tham chiếu số GB/AS 1732, WHP. Inv ngày 18/10/2024 của Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế ICOMOS về việc đối thoại trực tiếp về Hồ sơ khoa học Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới, Đoàn công tác đối thoại cấp chuyên gia của Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch...

Ca sĩ nhí tìm chỗ đứng mới trong showbiz khi trưởng thành

Các cuộc thi âm nhạc, chương trình truyền hình tạo "bệ phóng" cho những tài năng nhí, nhưng nó không quyết định hoàn toàn sự thành công của các em khi trưởng thành. Những năm qua, nhiều sân chơi âm nhạc thiếu nhi đã tạo nên những gương mặt nghệ sĩ nhí ấn tượng. Qua thời gian, các em dần trưởng thành hơn, nhưng cũng không tránh khỏi những áp lực khi phải vượt qua "cái bóng" quá lớn của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất