Powered by Techcity

Chùa tháp trên dãy Yên Tử sơn

Nằm trong Quần thể di tích – danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc đang đề cử UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới, có hệ thống hàng chục ngôi chùa lớn, nhỏ thuộc dòng Phật giáo Trúc Lâm. Các ngôi chùa có vị trí, vai trò khác biệt mà qua nghiên cứu cho thấy nhiều nét thú vị.

Chùa Hoa Yên nằm trong cụm chùa tháp Long Động – Hoa Yên, được xây dựng trên núi, ở độ cao khoảng 500m so với mực nước biển.

Hệ thống chùa tháp thuộc dòng Phật giáo Trúc Lâm kéo dài trên dãy Yên Tử thuộc địa phận của 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, được xây dựng chủ yếu dưới thời Trần và thời Lê Trung hưng. Các chùa được xây dựng dưới thời Trần gắn liền với Tam tổ Trúc Lâm (Trần Nhân Tông – Pháp Loa – Huyền Quang), còn chùa tháp Lê Trung hưng gắn với thời kỳ phục hưng của Phật giáo Trúc Lâm thế kỷ XVII, XVIII.

Các nghiên cứu gần đây, đặc biệt là kết quả khảo cổ học đã phát hiện, xác định hàng chục điểm chùa tháp, phân bố chủ yếu ở sườn phía Nam của dãy Yên Tử, từ Côn Sơn (Hải Dương) đến Uông Bí (Quảng Ninh) và tập trung thành 6 cụm: Long Động – Hoa Yên, Ngọa Vân – Hồ Thiên, Quỳnh Lâm, Bác Mã, Thanh Mai và Côn Sơn. Còn ở sườn phía Tây Bắc của dãy Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) có một số điểm chùa tháp, quy mô không lớn, mật độ thấp, không thành chuỗi như ở sườn Nam.

Thực tế cho thấy, các chùa thường được đặt trên các triền núi nhưng có độ cao khác nhau. Điều này cũng thể hiện vai trò, chức năng khác nhau của hệ thống chùa Yên Tử. Cụ thể, nhóm chùa nằm ở khu vực đồi thấp hoặc chân núi, thường có độ cao trung bình không vượt quá 100m so với mực nước biển, có thể kể tới như Quỳnh Lâm, Bác Mã (Quảng Ninh), Côn Sơn (Hải Dương). Đây cũng là những khu vực khá gần khu dân cư, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai trù phú. Quy mô các chùa này thường lớn, mặt bằng công trình cá biệt lên đến hàng ngàn m2.

Chùa Quỳnh Lâm thuộc nhóm chùa nằm ở khu vực đồi thấp, có diện tích rộng lớn, từng đi vào câu ca “Sân chùa Muống, ruộng chùa Quỳnh”.

Nhóm chùa thứ 2 được xây dựng trên những núi trung bình, có độ cao khoảng 200-250m so với mực nước biển, phía trước thường là những thung lũng rộng, có nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ. Điển hình có thể kể tới các chùa như: Ba Vàng, Am Hoa, Trại Cắp, Ba Bậc, Giảng Kinh, Thông Tán ở trên địa bàn Quảng Ninh.

Nhóm thứ 3 là hệ thống các chùa tháp được xây dựng trên núi cao với độ cao trung bình khoảng 500m so với mực nước biển. Các chùa tháp thường được đặt ở phần yên ngựa của các sườn núi, điển hình như Hoa Yên, Vân Tiêu, Am Dược, Hồ Thiên, Ngọa Vân, Đá Chồng…

Qua nghiên cứu cho thấy, vào thời Trần là giai đoạn hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm, các chùa ở chân núi thuận lợi cho việc xây dựng nên không kể tới, còn các chùa ở lưng núi và trên cao có địa hình phức tạp hơn, thường được sắp đặt và bố trí nương tựa vào địa hình tự nhiên, quy mô công trình không lớn, thể hiện rõ triết lý hòa đồng với tự nhiên, hạn chế đến mức thấp nhất can thiệp và làm cải tạo địa hình tự nhiên.

Tuy nhiên, đến thời Lê Trung hưng là giai đoạn phục hưng mạnh mẽ của dòng Phật giáo Trúc Lâm, các chùa này đều diễn ra việc san gạt, xây đắp, cải tạo mặt bằng theo kiểu của các công trình ở đồng bằng, trong đó có nhiều công trình cải tạo với quy mô lớn, như chùa Hoa Yên, Am Hoa, Hồ Thiên, Ngọa Vân và Đá Chồng. Như vậy, vào giai đoạn này thì triết lý hài hòa, nương tựa vào tự nhiên ngày càng suy giảm, thay vào đó là cải tạo địa hình tự nhiên, tạo dựng mặt bằng để xây dựng công trình.

Dấu vết khai quật khảo cổ thời Lê Trung hưng tại chùa Đông Bảo Đài (TP Uông Bí), được nhận định có thể là giới hạn phía Đông của không gian Yên Tử. 

Xét về công năng các chùa cũng có sự khác biệt. Như trên đã nói, các chùa ở dưới thấp và lưng núi có diện tích lớn hơn, gần gũi giữa đạo với đời, là nơi thuận lợi hơn cho việc hoằng dương phật pháp. Các khu vực này có thung lũng, đất đai màu mỡ hơn, vì vậy các chùa ngoài việc tu học đồng thời còn đảm nhiệm việc sản xuất, huy động nguồn lực, chủ yếu là nguồn lương thực phục vụ cho các chùa ở trên núi cao.

Trong khi đó, các chùa trên núi cao chủ yếu đảm nhiệm việc tu học. Sự hiện diện của khu thiền thất ở các chùa này là đặc trưng rõ nét với các thiền thất thường nằm trên cao, phía sau Tam Bảo. Dưới thời Trần, phần lớn các tịnh thất được khai thác, sử dụng là các mái đá tự nhiên, hoặc xây dựng hết sức đơn sơ kiểu thảo am.

Sang thời Lê Trung hưng, các tịnh thất được xây dựng kiên cố với kết cấu vững chắc, xung quanh có tường bao, tiêu biểu như am Hàm Long ở Hồ Thiên, thiền thất ở Đá Chồng… Thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn, một số mái đá vốn là thiền thất được chuyển đổi thành nơi thờ tự, không gian đòi hỏi mở rộng, các mái đá được nối thêm phần mái nhân tạo mà tiêu biểu nhất là chùa Một Mái ở Yên Tử…



Nguồn

Cùng chủ đề

Mùa thu đông về trên non thiêng Yên Tử

Khô ráo, thoáng đãng, cảnh sắc của núi non, chùa chiền, rừng cây trong không gian trong vắt những ngày mùa thu đã dần chuyển sang đông khiến cho bất cứ ai khi đến với Yên Tử dịp này đều có cảm giác thật đặc biệt... Miền Bắc giờ đang là mùa hanh khô nhưng không gian xanh của Yên Tử (TP Uông Bí) vẫn là chủ đạo. Cả một vùng núi non từ chân núi lên tới đỉnh chùa...

Đưa di sản thành sản phẩm du lịch

Khai thác, phát huy giá trị di sản để phát triển du lịch là việc làm nhiều lợi ích. Đó không chỉ là để di sản lan toả trong đời sống hôm nay, nâng cao sinh kế cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà còn từ nguồn kinh phí thu được quay trở lại đóng góp tích cực vào việc bảo tồn, gìn giữ giá trị di sản. Chủ trương này được Ban...

Quần thể di sản Yên Tử “vượt bão”

Chịu tác động không nhỏ của bão Yagi, các di tích thuộc Quần thể di sản Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trên địa bàn 3 địa phương Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên của tỉnh, bị những thiệt hại nhất định. Trong đó, nặng nhất là hệ thống cây xanh nằm trong khuôn viên các điểm di tích và khu rừng quốc gia Yên Tử… Theo chia sẻ của lãnh đạo Ban Quản lý Di...

Làng du lịch người Dao dưới chân Yên Tử

Nằm ngay dưới chân núi Yên Tử, xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí) có gần 60% dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, có những thôn, xóm với 100% người dân là người Dao Thanh Y.  Nơi đây, đang được chính quyền địa phương và nhân dân chung tay xây dựng trở thành không gian bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số đặc sắc, tạo nhiều trải nghiệm hấp dẫn, mới lạ cho du khách...

Uông Bí: Phát triển du lịch từ khai thác các giá trị văn hoá bản địa

Cùng với rất nhiều cảnh quan tự nhiên tươi đẹp, TP Uông Bí là địa phương mang trong mình nhiều giá trị văn hoá đặc sắc. Ngoài di sản Yên Tử nổi tiếng, các giá trị văn hoá bản địa đặc trưng đang được thành phố tập trung khai thác, nhằm tạo các sản phẩm du lịch mới, tăng sức hấp dẫn, điểm nhấn để "níu chân" du khách. Đặc sắc “bảo tàng” văn hoá người Dao Thanh Y Thượng Yên...

Cùng tác giả

“Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”

Đây là chủ đề công tác năm 2025 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất thông qua tại hội nghị lần thứ 59 được tổ chức vào ngày 23/11. Tại hội nghị này, Ban Chấp hành Đảng bộ đã nghe và cho ý kiến về tình hình, kết quả công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Tràng An nhận giải thưởng điểm đến có ảnh hưởng năm 2024

Tối 22/11, tại Lễ trao giải Kotler Awards 2024, Quần thể danh thắng Tràng An, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, vinh dự nhận giải thưởng “Impactful Destination” (điểm đến có ảnh hưởng). Giải thưởng Kotler Awards là một trong những giải thưởng quốc tế uy tín do Giáo sư Philip Kotler sáng lập, nhằm tôn vinh những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực tiếp...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...

MAMA 2024 bị chỉ trích, khán giả bảo ‘đây như một vụ lừa đảo, tôi cảm thấy bị phản bội!’

Khán giả la ó vì thất vọng khi mong đợi thưởng thức màn hát live APT. của Rosé BlackPink và Bruno Mars. MAMA 2024 thực sự đã làm người hâm mộ phẫn nộ. Ngày 22-11 (theo giờ Việt Nam), lễ trao giải MAMA 2024 (Mnet Asian Music Awards) tổ chức tại Log Angeles, Mỹ vào buổi sáng và Nhật Bản vào buổi chiều với sự quy tụ của nhiều sao K-pop nổi tiếng, đặc biệt là Rosé (BlackPink) và "anh...

Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan

Đầu giờ sáng nay (23/11), do ảnh hưởng của gió Đông Bắc, trên đỉnh Fansipan - Lào Cai xuất hiện sương muối đầu tiên trong năm, phủ một băng mỏng trên các lối đi, các điểm ngắm cảnh. Trao đổi với phóng viên, đại diện truyền thông Fansipan Legend cho biết, khoảng 5h cùng ngày, tại đỉnh Fansipan nhiệt độ xuống 2 độ C và xuất hiện sương muối. Theo vị đại diện, do nhiệt độ xuống thấp, một lớp băng...

Cùng chuyên mục

Tràng An nhận giải thưởng điểm đến có ảnh hưởng năm 2024

Tối 22/11, tại Lễ trao giải Kotler Awards 2024, Quần thể danh thắng Tràng An, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, vinh dự nhận giải thưởng “Impactful Destination” (điểm đến có ảnh hưởng). Giải thưởng Kotler Awards là một trong những giải thưởng quốc tế uy tín do Giáo sư Philip Kotler sáng lập, nhằm tôn vinh những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực tiếp...

Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan

Đầu giờ sáng nay (23/11), do ảnh hưởng của gió Đông Bắc, trên đỉnh Fansipan - Lào Cai xuất hiện sương muối đầu tiên trong năm, phủ một băng mỏng trên các lối đi, các điểm ngắm cảnh. Trao đổi với phóng viên, đại diện truyền thông Fansipan Legend cho biết, khoảng 5h cùng ngày, tại đỉnh Fansipan nhiệt độ xuống 2 độ C và xuất hiện sương muối. Theo vị đại diện, do nhiệt độ xuống thấp, một lớp băng...

Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà

Ngày 22/11, tại TP Hạ Long, Ban Quản lý (BQL) vịnh Hạ Long phối hợp với UBND huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) tổ chức hội nghị tổng kết công tác phối hợp quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà năm 2024. Năm qua, việc triển khai các nội dung, chương trình, kế hoạch phối hợp được hai bên thực hiện hiệu...

TP.HCM lọt top điểm đến hấp dẫn nhất 2025 nhờ tuyến Metro số 1

Theo Condé Nast Traveller, TP.HCM là điểm đến tuyệt vời nhất để ghé thăm trong năm 2025 tới bởi đây là thời điểm kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước cùng sự xuất hiện của tuyến Metro mới. Theo phân tích của các chuyên gia, việc xác định và thu hẹp danh sách những điểm đến tuyệt vời để ghé thăm năm 2025 không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Hầu hết tín đồ đam mê xê dịch đều...

Báo Tây gọi Nha Trang là ‘thủ phủ hải sản’ của Việt Nam

Mở đầu bài viết, nữ phóng viên Priyaja Bakshi của T+L đã dành nhiều mỹ từ để miêu tả về Nha Trang, ví đây là "thiên đường nhiệt đới" dành cho những du khách yêu thích biển cả và phiêu lưu. "Nằm dọc bờ biển phía Nam của Việt Nam, Nha Trang nổi tiếng với những hòn đảo còn giữ được nét nguyên sơ. Đồng thời, nơi đây cũng được coi là "thủ phủ hải sản' của giới sành ăn",...

Chợ Bến Thành được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật

Chợ Bến Thành là một trong những thắng cảnh nổi tiếng tại TP.HCM, được khởi công xây dựng từ năm 1912. Hiện TP.HCM có kế hoạch trùng tu ngôi chợ biểu tượng này. Ngày 20/11, UBND TP.HCM đã có quyết định về việc xếp hạng di tích cấp thành phố đối với Di tích kiến trúc nghệ thuật chợ Bến Thành (địa chỉ cửa Nam của chợ, đường Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1). Chợ Bến Thành là một trong...

TikTok tác động đến du lịch thế nào

Hơn 70% người dùng tại châu Âu cho biết họ thường lên kế hoạch cho kỳ nghỉ của mình dựa trên các đề xuất của TikTok. Nền tảng có hơn một tỷ người dùng mỗi tháng TikTok hiện trở thành nguồn thông tin quan trọng cho trải nghiệm khám phá thế giới. Không chỉ làm nổi bật các điểm đến ít người biết, ứng dụng còn chia sẻ các mẹo từ đóng gói hành lý đến lựa chọn phương tiện...

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 21/11, tại TP Hạ Long, Sở VH,TT&DL tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Sở VH,TT&DL, Sở Du lịch các tỉnh, thành ĐBSCL và Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL tại tỉnh Quảng Ninh để liên kết, hợp tác phát triển du lịch. Tham dự có hơn 100 đại biểu đại diện các đơn vị, doanh nghiệp...

“Cú huých” cho ngành Du lịch bứt tốc

Những tháng cuối năm, ngành Du lịch dồn lực để tiến gần đến mốc thu hút 19 triệu lượt khách trong năm 2024. Thông qua hàng loạt các chương trình kích cầu mạnh mẽ và các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc được kỳ vọng là “cú huých” thu hút du khách dịp cuối năm, cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025. Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh cho điểm...

Cát Bà dừng hoạt động chèo thuyền kayak trên vịnh

UBND huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) vừa thông báo dừng hoạt động dịch vụ chèo thuyền kayak trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà. Theo thông báo của UBND huyện Cát Hải (TP Hải Phòng), từ ngày 15-11-2024, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải dừng tổ chức hoạt động dịch vụ chèo thuyền kayak trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà cho đến khi đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật. Lý...

Tin nổi bật

Tin mới nhất