Powered by Techcity

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người

Bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người cho phù hợp với thực tiễn, các đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị nhiều nội dung cần điều chỉnh để hoàn thiện dự án luật, qua đó góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người và kiềm chế gia tăng loại tội phạm này.

Đại biểu Quàng Thị Nguyệt – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Làm rõ hơn quy định miễn trách nhiệm hình sự với nạn nhân bị ép buộc vi phạm pháp luật

Sáng 24/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Bày tỏ nhất trí cao về sự cần thiết và những nội dung lớn sửa đổi, bổ sung trong dự án luật, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) cho biết, dự thảo luật đã bổ sung những nguyên tắc và chính sách quan trọng của Nhà nước về phòng, chống mua bán người như: Chính sách hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, quy định về miễn trách nhiệm hình sự và hành chính trong trường hợp nạn nhân bị ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật…

Theo đại biểu, việc bổ sung những nguyên tắc này là rất cần thiết, khẳng định sâu sắc hơn chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống mua bán người.

Góp ý về quy định miễn trách nhiệm hình sự và xử lý hành chính đối với nạn nhân bị ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 8 Điều 4 dự thảo luật này, đại biểu Nguyệt cho rằng, việc bổ sung nội dung này là cần thiết.

Tuy nhiên, dự thảo luật quy định tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật có liên quan, nạn nhân có thể không bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, đối chiếu với quy định của Bộ luật Hình sự và xử phạt vi phạm hành chính hiện hành thì không có quy định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và miễn xử phạt hành chính. Nếu quy định như dự thảo, cơ quan có thẩm quyền không đủ căn cứ triển khai trong thực tiễn.

Do đó, đại biểu Nguyệt đề nghị cơ quan soạn thảo quy định những trường hợp, những hành vi nạn nhân bị ép buộc không bị xử phạt hành chính, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong dự thảo luật.

Đồng thời, bổ sung quy định về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ Luật Hình sự vào trường hợp không bị xử phạt hành chính trong Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện khi luật này có hiệu lực thi hành.

Xuất hiện ngày càng nhiều vụ mua bán người ở trong nước

Đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Cũng bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người cho phù hợp với thực tiễn và phù hợp với các chính sách của Đảng, Nhà nước, đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) dẫn số liệu của Bộ Công an cho biết, trong 5 năm từ năm 2018 đến năm 2022, cả nước đã phát hiện 394 vụ với 837 đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người.

Nếu như trong giai đoạn trước đây từ 2012-2020 mua bán người chủ yếu là mua bán người ra nước ngoài chiếm trên 80% số vụ, thì thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều vụ mua bán người ở trong nước. Riêng năm 2022, số vụ mua bán trong nước chiếm đến 45% tổng số vụ.

Mua bán người được Liên hợp quốc xác định là 1 trong 4 loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới. Ngày nay, công nghệ phát triển, các đối tượng chỉ cần ngồi tại một vị trí sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook… để kết nối, dụ dỗ đưa người ra nước ngoài hoặc trao đổi mua bán nạn nhân ngay trong nội địa.

Chính vì vậy, đại biểu cho rằng, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người là cần thiết.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội sáng 24/6. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Đối với quy định cụ thể về cơ sở chuyên biệt hỗ trợ nạn nhân mua bán người dành cho nam giới và phụ nữ, đại biểu Thu cho rằng, các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện đón tiếp nạn nhân bị mua bán không có khu vực trợ giúp nạn nhân mua bán người chuyên biệt, mà lồng ghép vào ở chung với các nhóm đối tượng khác.

Do đó, còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện công tác hỗ trợ vì chưa có quy trình tiếp nhận nạn nhân phù hợp và thân thiện, thiếu quy định về quản lý các trường hợp và quy trình hỗ trợ nạn nhân đặc thù; đặc biệt thiếu hẳn quy định đón tiếp trong trường hợp khẩn cấp hoặc nghi ngờ bị mua bán để chờ xác minh, xác định nạn nhân.

Thực tế cho thấy, còn khoảng trống nhất định trong việc bảo đảm quyền tiếp cận dịch vụ hỗ trợ giữa nạn nhân nam và nữ. Các dịch vụ hỗ trợ mới chỉ tập trung vào nạn nhân nữ bị mua bán qua biên giới làm vợ hoặc làm mại dâm, còn những nhóm có nguy cơ khác như nam công nhân làm việc tại các công trường xây dựng, dịch vụ, đánh bắt hải sản hoặc những người bị mua bán trong nội địa thường ít nhận được sự quan tâm hơn.

Vì vậy, để bảo đảm đầy đủ quyền của nạn nhân bị mua bán, đại biểu Thu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung những quy định cụ thể về việc thành lập, quản lý, vận hành những cơ sở tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân trên cơ sở đáp ứng nhu cầu giới, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ…

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng, Chương 2 của dự án luật quy định về thông tin tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhưng Điều 7 nội dung dự án luật quy định còn chung chung. Tại Khoản 2 quy định về nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhưng không xác định rõ đối tượng tuyên truyền tập trung vào đối tượng nào, hình thức tuyên truyền, giáo dục cụ thể ra sao.

Đại biểu dẫn báo cáo về tình hình mua bán người ở Việt Nam năm 2021, nạn nhân chủ yếu là người dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới ở độ tuổi trẻ em hoặc lứa tuổi 19-20 tuổi, phần lớn là nữ giới.

Đại biểu cho rằng, nếu nhìn vào những con số thống kê, có thể thấy việc tuyên truyền phải nhắm tới những đối tượng cụ thể, đó là trẻ em nữ, người dân tộc thiểu số ở các vùng cao, biên giới.

Qua báo cáo thống kê thì hầu hết nạn nhân chỉ học hết lớp 9, có một số ít học hết lớp 12. Vì vậy, đại biểu Hà đề xuất, trong dự án luật cần quy định việc đưa vào nội dung chương trình dạy học bắt buộc đối với các địa bàn vùng cao, biên giới để giáo dục về phòng ngừa mua bán người, giúp các em học sinh có thể nhận thức về những hành vi mua bán người từ sớm, qua đó bản thân có khả năng nhận diện nguy cơ và có biện pháp để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Nghiên cứu phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn thực hiện công tác phòng, chống mua bán người

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Để công tác phòng, chống mua bán người được thực hiện hiệu quả, đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) đề nghị cần rà soát lại các quy định về các chính sách của dự án luật này cho phù hợp với thực tế và phù hợp với các quy định pháp luật khác.

Thí dụ như tại khoản 4, Điều 5 dự thảo luật quy định: “Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn”.

Tuy nhiên, đại biểu cho biết, ở khu vực biên giới, tình hình mua bán người cũng xảy ra nghiêm trọng, diễn biến rất phức tạp nên cần nghiên cứu bổ sung khu vực này vào khu vực được ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước hằng năm.

Mặt khác, tại điểm d, khoản 1, Điều 60 của dự thảo luật quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp: “Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống mua bán người cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

Theo đại biểu Chamaléa Thị Thủy, Ban soạn thảo dự án luật cần nghiên cứu lại điều khoản này, bởi nếu giao cho các địa phương tự bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống mua bán người sẽ rất khó cho các địa phương, nhất là các các địa phương có nguồn thu ngân sách thấp sẽ khó khăn trong việc bố trí, phân bổ kinh phí từ ngân sách địa phương cho công tác này.

Tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống mua bán người

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang cho biết, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) được ban hành sẽ là một bước phát triển trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung và trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người nói riêng, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, đặc biệt kiềm chế gia tăng tội phạm buôn bán người, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Lương Tam Quang cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã quan tâm, có những ý kiến đóng góp sâu sắc đối với dự án luật khi thảo luận tại tổ và tại hội trường, thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm cao để hoàn thiện dự thảo luật.

Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ báo cáo Chính phủ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra của Quốc hội, nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng để chỉnh lý, hoàn thiện quy định trong dự thảo luật về các khái niệm mua bán người, nạn nhân, chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người, về phòng ngừa mua bán người, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Bộ trưởng Công an mong muốn, trong thời gian tới, các tổ chức chính trị xã hội, các đại biểu Quốc hội và nhân dân tiếp tục quan tâm, cho ý kiến với dự án luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp cùng cơ quan thẩm tra, các cơ quan hữu quan tiếp thu tối đa, giải trình thấu đáo, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả giữa Kanagawa với các tỉnh, thành phố của Việt Nam

Tối 15/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Kuroiwa Yuji, cùng đoàn đại biểu tỉnh đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn tình cảm mà Thống đốc Kuroiwa Yuji dành cho Việt Nam, cũng như những nỗ lực trong thúc đẩy hợp tác, giao lưu giữa tỉnh Kanagawa với Việt Nam; tin tưởng chuyến thăm Việt Nam lần này sẽ...

Đưa mối quan hệ Việt Nam-Chile tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác mọi mặt với các nước Mỹ Latinh, trong đó Chile giữ vị trí quan trọng. Theo đặc phái viên Thông tấn xã Việt Nam, sáng 11/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, tại trụ sở Quốc hội ở thủ đô Santiago, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Chile...

Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, giảm cung-cầu, giảm tác hại của ma túy

Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan chủ trì xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy tiếp tục rà soát bảo đảm toàn diện, kết hợp chặt phòng-chống, giảm cung-cầu, tác hại của ma túy. Sáng 8/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến...

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam với Chile, Peru phát triển thực chất, hiệu quả

Chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường tới Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 có ý nghĩa cũng như tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương. Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời...

Cùng tác giả

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Với 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,9% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật. Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản...

Nhãn hiệu quần áo ngoại chiếm lĩnh thị trường

Vào mùa mua sắm cuối năm, trong khi nhiều thương hiệu hàng may mặc Việt dần biến mất khỏi thị trường hoặc thu hẹp thị phần, không ít thương hiệu nước ngoài vẫn ăn nên làm ra, thậm chí không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhiều chuyên gia cho rằng ngoài điểm khác biệt là giá cả và mẫu mã, cái chính khiến hàng may mặc nước ngoài chiếm lĩnh thị trường là nhờ tiềm lực tài chính...

Vinpearl Safari Phú Quốc lọt top đầu vườn thú và thủy cung tại châu Á

Vinpearl Safari Phú Quốc vừa được Blooloop – chuyên trang hàng đầu thế giới vinh danh vị trí thứ 2 trong top 15 vườn thú và thủy cung hàng đầu châu Á. Vinpearl Safari Phú Quốc được Blooloop – chuyên trang hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điểm đến, tham quan du lịch – vinh danh thứ 2 trong danh sách top 15 vườn thú và thủy cung hàng đầu châu Á bên cạnh các tên tuổi nổi tiếng...

Phát động thi đua xây dựng Công an xã, thị trấn đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Sáng 29/11, Công an tỉnh tổ chức lễ phát động Đợt thi đua lập thành tích xuất sắc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, chào mừng Đại hội Đảng các cấp trong CAND nhiệm kỳ 2025-2030 và chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2025). Tại lễ phát động, lãnh đạo Công an tỉnh nhấn mạnh, để...

Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024

Ngày 29/11, tại TP Hạ Long, Bộ Tài chính chủ trì tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2024 với chủ đề “Chính sách tài chính thúc đẩy tổng cầu, hỗ trợ phát triển kinh tế”. Tham dự Diễn đàn có các đồng chí: Bùi Văn Khắng, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; cùng hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương và địa phương, các tổ...

Cùng chuyên mục

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Với 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,9% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật. Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản...

Phát động thi đua xây dựng Công an xã, thị trấn đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Sáng 29/11, Công an tỉnh tổ chức lễ phát động Đợt thi đua lập thành tích xuất sắc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, chào mừng Đại hội Đảng các cấp trong CAND nhiệm kỳ 2025-2030 và chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/2025). Tại lễ phát động, lãnh đạo Công an tỉnh nhấn mạnh, để...

Đề xuất Hội đồng Nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương

Các đại biểu bày tỏ tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân để khắc phục những hạn chế, vướng mắc của Luật hiện hành. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Các đại...

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sáng 29/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, với 448/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 8 Chương, 55 Điều quy định về phòng cháy, chữa...

Kết thúc chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc

Sáng 29/11, Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam đã cập cảng Hải đoàn 11 (Đình Vũ - Hải Phòng), kết thúc thành công chuyến tuần tra liên hợp với lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ 2 năm 2024. Trước đó, trong 3 ngày (từ ngày 26 đến 28/11), trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ đã diễn ra chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh...

Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Sáng 29/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm...

Tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng để thực sự là hạt nhân trí tuệ, đội tiên phong lãnh đạo...

Để hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước, trong cuộc trao đổi trực tiếp chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 25/11 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nhiệm vụ: Tập trung tinh...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Quốc vương Norodom Sihamoni cho biết, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này rất quan trọng, mang ý nghĩa lịch sử nhằm củng cố, mở rộng hơn nữa quan hệ hai nước, hai dân tộc ngày một vững mạnh. Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Thay mặt Quốc hội và nhân dân Việt Nam,...

Trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT đến hết tháng 6/2025

Chiều 28/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Mở đầu, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Cần tiếp tục giảm thuế VAT 2% nhằm phù hợp với bối cảnh kinh...

Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là cơ sở pháp lý để xây dựng, cập nhật, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất từ Trung ương đến địa phương, qua đó tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Bổ sung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất