Powered by Techcity

Doanh nghiệp ‘ngóng’ vốn và khung pháp lý cho ‘chuyển đổi xanh’

Các chuyên gia kinh tế cho rằng: Ngân hàng Nhà nước cần sớm có khung pháp lý về tín dụng xanh bởi hiện còn thiếu các quy định, tiêu chí môi trường, nhất là danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia.

Vận chuyển gạo xuất khẩu của Tập đoàn Lộc Trời tại Tân cảng Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Lúng túng tiếp cận vốn, kiến nghị chính sách thuế, đất đai

Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại khu vực Đồng bằng sông cửu Long đang tham gia thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp chia sẻ: Doanh nghiệp đang sử dụng vốn tự có để đầu tư nguyên liệu, không vay vốn tín dụng xanh vì bản thân thấy “khái niệm còn mơ hồ”.

Theo doanh nghiệp này, nông nghiệp luôn là lĩnh vực ưu tiên, lãi suất vay thấp hơn các ngành nghề khác nên an tâm vay. Nếu muốn tiếp cận vay vốn ưu đãi, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hồ sơ phức tạp, mất nhiều thời gian nên doanh nghiệp chọn vay thương mại.

Chia sẻ tiến trình chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh tại Tọa đàm: “Doanh nghiệp tiên phong thực thi ESG và kinh tế tuần hoàn” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức mới đây, ông Huỳnh Văn Thòn – Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: Tập đoàn Lộc Trời đang có những giải pháp riêng biệt trong sản xuất. Đó là, đạt được quy trình canh tác rất khắt khe theo tiêu chuẩn SRP do Chương trình môi trường Liên hợp quốc và Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) tổ chức.

SRP là bộ tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới về sản xuất lúa gạo bền vững, gồm 41 tiêu chí và 12 chỉ số cực kỳ khắt khe, đánh giá hiệu quả về lợi nhuận, năng suất lao động, sử dụng phân bón và nước, đa dạng sinh học, khí phát thải nhà kính, an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe và lao động… “Chúng ta được đạt được 100 điểm tuyệt đối trong 4 năm, điều này rất khó nhưng Lộc Trời quyết tâm làm”, ông Huỳnh Văn Thòn cho biết.

Khi đạt được tiêu chí đó, Tập đoàn Lộc Trời áp dụng quy trình này vào sản xuất theo chương trình 1 triệu ha, song nảy sinh vấn đề: Làm cách nào để sản xuất bền vững liên tục trong 365 ngày trong khi hầu hết trên thế giới, ít có quốc gia nào có đủ điều kiện làm được.

Đại diện Tập đoàn Lộc Trời nêu ý kiến: “Để trúng thầu xuất khẩu gạo giá thấp là do Lộc Trời có hệ sinh thái, chuỗi sản xuất lúa gạo nên doanh nghiệp có lợi thế về chi phí”.

“Dù doanh nghiệp nỗ lực để đạt được chứng chỉ xanh, song ngân hàng không có chính sách ưu đãi khi cho vay. Chúng tôi đang đi trước,‘cầm đèn chạy trước ô tô’, cái khó là chưa nhận được sự hỗ trợ vốn”, ông Huỳnh Văn Thòn mong đợi.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex).

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) kiến nghị: Việt Nam cần thể chế hóa các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị doanh nghiệp), kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt may. Theo ông Lê Tiến Trường, Việt Nam chưa có chính sách, quy định cụ thể cho ngành dệt may về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh hay ESG. Các quy định về kiểm kê khí nhà kính, thuế carbon… vẫn chậm hơn lộ trình áp dụng quốc tế.

“Dệt may luôn được cho là ngành có phát thải lớn, trung bình một năm có khoảng 100 triệu tấn rác thải rắn từ quần áo cũ bỏ ra. Mỗi sản phẩm dệt may quy chuẩn tính từ trồng bông tới khi ra một sản phẩm tiêu tốn khoảng 20 khối nước và 1 năm trên thế giới với 100 tỷ sản phẩm dệt may sẽ dùng hết 2.000 tỷ khối nước. Có lẽ, dệt may là ngành có nhiều quy định, tiêu chuẩn liên quan tới kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh nhất trên thế giới”, ông Lê Tiến Trường chia sẻ.

“Đầu tư cho ESG và kinh tế tuần hoàn là dài hạn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn về tài chính. Hệ thống tài chính cho phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, tài chính ESG còn non trẻ khiến các dự án dệt may xanh, bền vững gặp nhiều khó khăn trong huy động tài chính” ông Lê Tiến Trường cho biết.

Ông Lê Tiến Trường kiến nghị: Cần có thêm chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thông qua các công cụ thuế, tín dụng, đất đai; đồng thời các doanh nghiệp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực R&D (nghiên cứu và phát triển) để làm chủ công nghệ, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ đối tác; khuyến khích phát triển các công cụ tài chính xanh, các mô hình hợp tác liên doanh để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô và đa dạng hóa rủi ro.

Không đơn giản cho vay rồi “gắn mác” tín dụng xanh

Ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc ACB nhìn nhận: Tín dụng xanh không đơn giản là cho vay rồi “gắn mác” vào; mà phải tuân thủ những quy định, tiêu chuẩn và khung tín dụng xanh. “Ngân hàng Nhà nước – NHNN chưa có khung tín dụng xanh cụ thể nên ACB phải nhờ tư vấn qua bên thứ 3 là Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tư vấn. Mong Chính phủ và NHNN sớm thúc đẩy hành lang pháp lý rõ ràng hơn trong lĩnh vực này, để các tổ chức tín dụng thuận lợi hơn trong việc cấp tín dụng xanh”, ông Từ Tiến Phát cho biết.

Trước đó, Ngân hàng UOB Việt Nam đã ký kết thỏa thuận tiện ích tài trợ thương mại xanh với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) – nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm từ dừa. Để được cấp tín dụng xanh, Betrimex đã vượt qua quy trình xét duyệt tín dụng xanh nghiêm ngặt của UOB Việt Nam, tập trung vào việc đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc ESG của doanh nghiệp. Khoản tín dụng này sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu hoặc mua nguyên vật liệu thô, hàng hóa trong nước để sản xuất các sản phẩm có chứng nhận Organic, bao gồm chứng chỉ Fairtrade (chứng nhận thương mại công bằng).

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA), các ngân hàng rất muốn cho vay tài trợ các dự án xanh. Thế nhưng, chủ dự án không đủ nguồn lực để tạo ra sản phẩm xanh và sạch.

“Phía ngân hàng cũng chưa biết làm thế nào để đánh giá mức độ rủi ro khi triển khai cho vay. Cần có chính sách hỗ trợ phù hợp dành cho các dự án phát triển sản phẩm sạch, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính, ngân hàng mới dám tài trợ vốn”, ông Nguyễn Quốc Hùng đề xuất.
Nhiều chuyên gia cho rằng: Định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đã và đang được thúc đẩy nhưng vẫn cần nhiều hơn sự hỗ trợ từ Chính phủ trong quá trình này.

TS Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn, ngoài việc ban hành các thể chế, vai trò của Nhà nước còn nằm ở việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và cả các nhà hoạch định chính sách. “Chúng ta cần dịch chuyển và nâng cao nhận thức về kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn thông qua các kênh truyền thông báo chí, cũng như các buổi tọa đàm giao lưu kết nối… Đây đều là những kênh rất quan trọng”, ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh.

Chuyển đổi số không chỉ là một công cụ hiệu quả trong việc tăng cường năng suất và cạnh tranh cho doanh nghiệp, mà còn là một phương tiện không thể thiếu trong hành trình hướng tới một nền kinh tế bền vững và xanh. “Tích hợp các công nghệ số vào các lĩnh vực sản xuất, quản lý và tiếp thị không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường”, ông Nguyễn Đức Hiển cho biét.

Ngoài ra, nếu các tổ chức tín dụng (TCTD) đã chuyển sang kinh tế xanh nhưng Nhà nước không có cơ chế khuyến khích các định chế tài chính như các ngân hàng bố trí nguồn lực cho tài chính xanh, họ sẽ không mặn mà. “Nhà nước cần phải định hướng các gói chính sách ra sao, triển khai thế nào để đồng hành với các TCTD trong chuyển đổi xanh”, đại diện Ban Kinh tế Trung ương đề xuất.



Nguồn

Cùng chủ đề

Người dân thay đổi cách đón Tết, doanh nghiệp chuẩn bị hàng hoá thế nào?

Xu hướng hiện nay người dân giảm tích trữ thực phẩm trong dịp Tết nên các nhà cung cấp không bị áp lực chuẩn bị hàng hoá dịp này. Bà Nguyễn Thị Hương Ngọc, Giám đốc ngành hàng thực phẩm tươi sống của Bách Hóa Xanh cho biết, đơn vị này đã chuẩn bị nhiều phương án cho dịp cao điểm mua sắm cuối năm và Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo bà Ngọc, xu hướng người Việt đang thay...

Bài 1: Tổ chức đảng mạnh, doanh nghiệp phát triển vững

Quảng Ninh là địa phương có số lượng lớn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) chiếm số lượng lớn. Thực tế khẳng định, phát triển Đảng trong DNNNN là cơ sở để xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức đảng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng những người lãnh đạo,...

Doanh nghiệp du lịch vượt khó

Chỉ trong vòng mấy năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch liên tục phải đối mặt với những khó khăn lớn. Khi đại dịch Covid-19 lan tràn là sự thiếu vắng nguồn khách và những yêu cầu khắt khe trong công tác phòng chống dịch, đổi mới để tồn tại, phát triển. Sau dịch không bao lâu thì siêu bão Yagi lại ập đến, tàn phá nặng nề cơ sở vật chất, đòi hỏi các doanh...

Số lượng doanh nghiệp tăng gấp hơn 10 lần sau 20 năm

Nếu như năm 2004, Việt Nam có khoảng 92.000 doanh nghiệp hoat động thì đến năm 2024, Việt Nam đã có hơn 930.000 doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp tăng cả lượng và chất Theo số liệu từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, nếu như năm 2004, số lượng doanh nghiệp...

Hướng dẫn lựa chọn phương pháp khai thuế đối với nhà thầu nước ngoài

Theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài) phát sinh doanh thu tại Việt Nam phải khai nộp thuế nhà thầu theo quy định. Căn cứ Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính, hiện nay, có 3 phương pháp khai thuế đối với nhà thầu nước ngoài lựa chọn kê khai. 1- Nộp thuế nhà thầu theo phương pháp kê khai: Nộp thuế GTGT theo...

Cùng tác giả

Ca khúc ‘APT’ gây sốt

Bài hát "'APT'' của ca sĩ Rosé (Blackpink) và Bruno Mars đạt 55 triệu lượt xem sau hai ngày ra mắt. Video ca nhạc được thực hiện ở studio có tông màu hồng, đen, kết hợp một số hiệu ứng vui nhộn. Trong MV, thành viên nhóm Blackpink và ca sĩ Bruno Mars hát, nhảy, chơi nhạc cụ như trống, guitar điện cùng nhau. Ở một cảnh, Rosé hôn lên má anh, cảnh tương tác khiến khán giả yêu thích. APT...

Hà Nội sẽ có nhiều khách sạn mới được quản lý bởi thương hiệu quốc tế

Ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội nhận định, thị trường khách sạn Thủ đô vẫn còn nhiều tiềm năng phục hồi ngắn hạn. Để đạt được mục tiêu này và tạo động lực cho sự hồi phục, từ tháng 10 đến cuối năm 2024 Sở Du lịch Hà Nội đã triển khai đa dạng các hoạt động nhằm thu hút du khách. Trong số đó, nổi bật là sự kiện Lễ hội Áo dài Du lịch Hà...

Trình Quốc hội đề án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa ký tờ trình kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Dự án hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh thành Theo Chính phủ, dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 21/10, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Dự phiên khai mạc có các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ...

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cấu trúc vốn FDI đầu tư vào sản xuất có sự chuyển dịch tích cực với xu hướng gia tăng của...

Cùng chuyên mục

Trình Quốc hội đề án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa ký tờ trình kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Dự án hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh thành Theo Chính phủ, dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có...

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cấu trúc vốn FDI đầu tư vào sản xuất có sự chuyển dịch tích cực với xu hướng gia tăng của...

Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu hồ tiêu thu về 58,3 triệu USD, như vậy, tính từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu hồ tiêu chính thức thu về trên 1 tỷ USD. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), 15 ngày đầu tháng 10, Việt Nam đã xuất khẩu 9.039 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 58,3 triệu USD. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chính chiếm 31,7%...

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá ‘lên đỉnh’ rồi bất ngờ ‘quay xe’

Tưởng chừng các mặt hàng như móng trâu, lá điều tươi, giun đất, đỉa, ốc bươu vàng một dạo “hút hàng” từng là bài học đắt giá về thị trường, nhưng không.. . Nhiều ngày nay, mặt hàng cau bỗng trở thành mặt hàng nóng nhất trên thị trường nông sản khi đem lại nguồn lợi có thể nói là trong mơ với bà con trồng cau khi thị trường Trung Quốc hút hàng. Giá cau lập kỷ lục trong...

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất mọi thời đại

Sáng nay (21/10), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đạt sát mốc 86 triệu đồng/lượng. Thậm chí, giá mua vào của các doanh nghiệp kinh doanh vàng vượt vàng miếng SJC. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 84,7 - 85,7 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 100.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng nhẫn của Bảo Tín Minh Châu niêm yết 84,68 - 85,68 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng...

Gỡ các điểm nghẽn, thu hút FDI vào ngành dược

Với quy mô hơn 100 triệu dân và tổng tiền thuốc sử dụng năm 2023 là hơn 8 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam là khá hấp dẫn và còn nhiều dư địa cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bộ Y tế cho biết, 2024 là một năm then chốt với việc rà soát, sửa đổi các luật và quy định quan trọng để định hình hoạt động của ngành y dược trong một...

Thoát nghèo nhờ nuôi cua đồng trong bể xi măng

Khởi nghiệp từ năm 2018, đến nay mô hình kinh tế nuôi cua đồng trong bể xi măng của anh Vũ Sỹ Linh (SN 1985) thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Vũ Sỹ Linh từng đi làm thuê ở nước ngoài, làm đủ nghề để kiếm sống nhưng công việc vất vả, thu nhập không ổn định lại thường xuyên phải xa gia đình. Năm 2018, tình cờ...

Khát vọng khởi nghiệp xanh bền vững

Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 cho thấy sự nỗ lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cống hiến của những người phụ nữ đã không ngại khó khăn, thử thách để xây dựng các dự án khởi nghiệp mang tính đột phá và tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh. Đây không chỉ là thành quả của sự cố gắng không ngừng, mà còn là minh chứng cho...

Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh chuyên nghiệp, giá tốt

Khi đời sống con người được cải thiện, điều hòa trung tâm cũng ngày càng trở nên phổ biến. Theo quy luật cung cầu của thị trường, có không ít nhà thầu tham gia vào lĩnh vực này. Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh thu hút rất nhiều nhà thầu triển khai, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm hiểu về dịch vụ này, hãy cùng Sefico khám...

Quà Tết Nut Corner – Nâng tầm thương hiệu, cam kết chất lượng

Với những ưu điểm nổi bật, Nut Corner xứng đáng trở thành giải pháp quà Tết lý tưởng không thể bỏ qua trong dịp đầu xuân năm mới. Thị trường quà Tết năm 2025 ngày càng trở nên sôi động bởi năm nay, Tết sẽ đến sớm hơn. Việc tìm kiếm doanh nghiệp cung cấp giải pháp quà tặng phù hợp với ngân sách, nâng tầm thương hiệu được các công ty thực hiện trong những tháng cuối năm. Trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất