Powered by Techcity

Động lực tăng trưởng kinh tế bền vững

Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, nhất là giai đoạn 10 năm gần đây, Quảng Ninh phát triển nhanh chóng, trở thành hình mẫu về sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng, điểm sáng trong huy động nguồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp hoá và đô thị hoá. Nỗ lực vượt bậc là động lực, nguồn cảm hứng to lớn, khơi dậy niềm tự hào và khát vọng phát triển trong mỗi người dân, để Quảng Ninh tiếp tục lập nên những dấu mốc tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mới.

Nhìn nhận những thách thức

Từ một địa phương chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương, Quảng Ninh đã vượt lên, trở thành một trong những tỉnh phát triển năng động, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực phát triển KT-XH, trung tâm đổi mới của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc. Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng phát triển bền vững; tăng trưởng GRDP năm 2023 đạt trên 11%, là năm thứ 9 liên tiếp đạt mức hai con số; GRDP bình quân đầu người của tỉnh đạt khoảng 9.500 USD, gấp đôi mức bình quân chung của cả nước.

Sản xuất than tại Công ty Than Hạ Long.
Sản xuất than tại Công ty Than Hạ Long.

Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, tiến trình phát triển của Quảng Ninh đang đứng trước nhiều khó khăn, trong đó cơ cấu kinh tế chưa thật sự đa dạng; nguồn dân số và lao động còn nhiều hạn chế; lực lượng doanh nghiệp của tỉnh còn mỏng; tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động khai thác than và các nhà máy nhiệt điện, xi măng.

Thực tế trong quá trình phát triển thời gian qua cho thấy, Quảng Ninh còn phụ thuộc nhiều vào nhóm ngành khai khoáng và sản xuất điện, năng lượng, với tỷ trọng của nhóm ngành này trong cơ cấu kinh tế còn khá cao, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; tỷ lệ người dân xuất cư của tỉnh cao hơn so với tỷ lệ nhập cư do thiếu việc làm hấp dẫn trên địa bàn. Bên cạnh đó, Quảng Ninh là địa phương có năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng đầu cả nước, nhưng số lượng doanh nghiệp còn ít; địa phương có hạ tầng giao thông khá đầy đủ, gồm cả cảng biển, sân bay, khu kinh tế và hệ thống cao tốc đang được hoàn thiện, nhưng vẫn có độ mở về mặt thương mại còn thấp, chưa thật sự đóng vai trò là điểm kết nối thương mại quốc tế của vùng; có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm cao nhất cả nước, năng suất lao động cao, nhưng thu nhập bình quân đầu người trên thực tế còn chưa cao, chưa tương xứng như kỳ vọng.

Công ty Nhiệt điện Đông Triều.
Công ty Nhiệt điện Đông Triều (TX Đông Triều).

Về kết nối cảng biển, xét tổng thể Quảng Ninh có lợi thế, nhưng hiện chưa phát huy được hiệu quả, ở mức thấp hơn so với TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, tỉnh Bình Dương và thuận lợi hơn so với TP Hà Nội, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Vĩnh Phúc. Thực tế các mặt hàng qua các cảng của Quảng Ninh chủ yếu là hàng rời như than, clinker, sắt thép. Lượng hàng hóa vận chuyển bằng container còn hạn chế. Năm 2022 tại Quảng Ninh chỉ có 11.000 TEU qua cảng container Cái Lân, trong khi đó cảng Hải Phòng có 5,69 triệu TEU qua cảng trong năm 2021.

Một điều dễ để nhận thấy, tỷ trọng sản lượng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gần đây có sự gia tăng, nhưng vẫn duy trì khoảng cách thấp hơn tương đối xa với ngành khai khoáng. Điển hình năm 2022, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 11,5%, nhưng tỷ trọng của ngành khai khoáng là 18,3% trong GRDP.

Nhìn một cách tổng thể, Quảng Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế, có nền tảng phát triển tốt hơn nhiều địa phương khác trong cả nước, nhưng nếu so với nhóm địa phương tiên phong (TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương) thì vẫn thuộc nhóm không có nhiều lợi thế. Đây là sức ép rất lớn đối với tỉnh trước đòi hỏi phải tiếp tục bứt phá, vươn lên trong tuyến đầu, nhất là trong việc thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 “Xây dựng, phát triển Quảng Ninh là một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân”, như Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra.

Cần giải pháp dài hạn

Để tạo lập nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững, Quảng Ninh phải tiến hành nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nổi bật là quá trình chuyển đổi từ “nâu” sang “xanh”; chuyển từ mô hình tăng trưởng thâm dụng tài nguyên sang thâm dụng vốn và công nghệ; từ việc khai thác nguồn lực đất đai sang khai thác những nguồn lực có tính chất bền vững và dựa trên đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, những sự thay đổi đó có thể gặp phải những rủi ro, xáo trộn, những điều chỉnh ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Hoạt động XNK qua cửa khẩu Cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái). Ảnh: Mạnh Trường
Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu cầu Bắc Luân II (TP Móng Cái).

Bám sát vào Quy hoạch tỉnh, hiện nay UBND tỉnh đang tích cực xây dựng, hoàn thiện đề án “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030” dựa trên những tiềm năng, lợi thế đã được nhận diện, với 6 hệ giá trị cốt lõi đã được chỉ ra “Thiên nhiên tươi đẹp – Văn hóa đặc sắc – Xã hội văn minh – Hành chính minh bạch – Kinh tế phát triển – Nhân dân hạnh phúc”. Trong đó tập trung thúc đẩy sự phát triển 9 lĩnh vực ưu tiên đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh, bao gồm: Phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; chuyển đổi năng lượng (liên quan đến việc chuyển dịch của lĩnh vực công nghiệp sản xuất điện); phát triển và chuyển đổi ngành công nghiệp khai khoáng; phát triển ngành dịch vụ du lịch; phát triển ngành dịch vụ thương mại; phát triển ngành dịch vụ logistics; phát triển ngành dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; phát triển lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; phát triển kinh tế biển.

Đi vào những giải pháp cụ thể, tỉnh chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho những lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là các ngành mới (sản xuất linh kiện xe điện, năng lượng mới, e-logistics…) cùng với các ngành hiện tỉnh còn thiếu, như: Du lịch, kinh tế biển; thúc đẩy hợp tác đào tạo nghề giữa hệ thống trường nghề và doanh nghiệp. Tháo gỡ điểm nghẽn trong việc kết nối đồng bộ vào các tuyến, hành lang phát triển, chuỗi giá trị nhằm phát huy mạnh mẽ lợi thế của liên kết vùng, hợp tác xuyên biên giới; thúc đẩy mạnh mẽ hơn kết nối các trục, tuyến hành lang giao thông: Lạng Sơn – Bắc Giang – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh; hợp tác Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh. Từ kết nối về giao thông để tăng cường kết nối về logistics, lao động, du lịch, vận chuyển hàng hoá…

Sản xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tại Nhà máy Jinko Solar 1 (KCN Sông Khoai). Ảnh: Mạnh Trường
Sản xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tại Nhà máy Jinko Solar 1 (KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên).

Để tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại xuyên biên giới, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tỉnh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại khu vực bãi tập kết hàng hóa tại các cửa khẩu; triển khai quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng khu vực kho bãi tập kết hàng hóa tập trung và hình thành Trung tâm giao dịch hàng hóa hoa quả, thủy sản tại TP Móng Cái, nhằm giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc giao dịch với các thương nhân Trung Quốc và bảo quản tốt hàng hóa trong thời gian chờ xuất, nhập khẩu; tăng cường quản lý hoạt động dịch vụ logistics (kho bãi, bốc xếp, vận chuyển, dịch vụ thủ tục) tại các cửa khẩu, lối mở nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để giảm giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trong liên kết nội vùng, Quy hoạch tỉnh đã xác định không gian phát triển theo mô hình “Một tâm, hai tuyến, đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”. Theo đó, 3 vùng động lực tập trung cho phát triển đại đô thị, đô thị du lịch biển, núi và đô thị kinh tế cửa khẩu. Tuy nhiên, cần chú ý hơn đến liên kết nội vùng, gắn đô thị hoá với công nghiệp hoá, lấy công nghiệp hoá để dẫn dắt đô thị hoá; lấy việc phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư và lao động để từng bước hình thành các đô thị mới một cách bền vững, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch nông thôn – đô thị và chuyển dịch lao động, hạn chế các nhu cầu ảo tăng cao tạo ra các cơn sốt đất, sốt bất động sản do quá trình đô thị hoá gây ra.

Hành khách thực hiện thủ tục lên máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Ảnh: Mạnh Trường
Hành khách thực hiện thủ tục lên máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Bên cạnh các khu công nghiệp mang tính tổng hợp như khu liên hợp công nghiệp – đô thị – dịch vụ, một trong những đột phá Quảng Ninh cần tiếp tục thực hiện là phát triển các khu công nghiệp chuyên biệt, khu công nghệ cao để thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, tạo lập hệ sinh thái phù hợp cho doanh nghiệp hoạt động theo hướng đáp ứng được các yêu cầu về hạ tầng hiện đại; xây dựng chiến lược thu hút đầu tư tư nhân và FDI; tăng cường hỗ trợ, kích hoạt đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách mang tính đột phá, ưu tiên phân bổ tín dụng ưu đãi, thuế cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ xanh, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hấp thụ công nghệ từ các nước tiên tiến; các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu và phát triển công nghệ hoặc liên kết với các viện, trường trong nghiên cứu và phát triển công nghệ.

Công ty CP Xuất nhập khẩu quốc tế Tân Đại Dương giới thiệu về hoạt động logistics trên địa bàn TP Móng Cái. Ảnh: Mạnh Trường
Công ty CP Xuất nhập khẩu quốc tế Tân Đại Dương tổ chức giới thiệu về hoạt động logistics trên địa bàn TP Móng Cái.

Với sự chủ động tạo lập, nhận diện khó khăn và những giải pháp tháo gỡ, tăng trưởng kinh tế bình quân của Quảng Ninh đến năm 2030 đạt mức 2 con số (10%), GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt mức 19.000-20.000 USD là hoàn toàn khả thi. Kết quả này đóng góp tích cực cùng với Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước hướng tới đưa Việt Nam trở thành một quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Đông Nam Bộ phấn đấu tăng trưởng 2 con số, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Chủ trì Hội nghị lần thứ 5, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, với chủ đề “Tăng trưởng kinh tế 2 con số vùng Đông Nam Bộ năm 2025: Thách thức, cơ hội và giải pháp” vào chiều 2/12 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đề nghị vùng Đông Nam Bộ phấn đấu tăng trưởng 2 con số trong năm 2025 và...

Nỗ lực thực hiện thành công chủ đề công tác năm

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh lựa chọn chủ đề công tác năm là “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, thể hiện rõ quan điểm của tỉnh trong việc cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội nhanh, mạnh, bền vững với gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa, lấy văn hóa làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển. Với...

Một thập kỷ tăng trưởng 2 con số

Năm 2024 có lẽ là năm khó khăn nhất của Quảng Ninh từ đầu nhiệm kỳ cho đến nay, khi tỉnh vừa trải qua cơn bão lịch sử với sức tàn phá khủng khiếp. Tuy nhiên, với tinh thần tự lực vượt khó, Quảng Ninh đã kịp thời điều chỉnh kịch bản, triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm cao đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Chung sức, đồng lòng vượt khó Với tinh thần đổi...

Tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thời cơ; chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho công tác điều hành kinh tế những tháng cuối năm là phải khai thác hiệu quả các cơ hội, nhất là đẩy mạnh động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng trong nước để phấn đấu tăng trưởng cao hơn nữa trong năm 2024, củng...

Quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen. Bằng tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, kiên trì với mục tiêu đã định, tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tỉnh đã từng bước vượt qua khó khăn, đạt được những...

Cùng tác giả

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Giá vàng ngày 23/12: Vàng nhẫn và vàng miếng SJC tăng 500.000 đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (23/12) giảm nhẹ xuống giao dịch ở mức 2.621 USD/ounce trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng trước thềm Lễ Giáng sinh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn phục hồi sáng đầu tuần sau những phiên giảm liên tiếp tuần trước, giao dịch lần lượt ở mức 84,3 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giao dịch ở mức 83,6 triệu đồng/lượng. Cụ thể, tại thời điểm 11 giờ ngày 23/12, Công ty...

Cùng chuyên mục

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Giá vàng ngày 23/12: Vàng nhẫn và vàng miếng SJC tăng 500.000 đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (23/12) giảm nhẹ xuống giao dịch ở mức 2.621 USD/ounce trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng trước thềm Lễ Giáng sinh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn phục hồi sáng đầu tuần sau những phiên giảm liên tiếp tuần trước, giao dịch lần lượt ở mức 84,3 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giao dịch ở mức 83,6 triệu đồng/lượng. Cụ thể, tại thời điểm 11 giờ ngày 23/12, Công ty...

Doanh nghiệp ráo riết kích cầu tiêu dùng cuối năm

Các doanh nghiệp đang vừa khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm. Những tháng cuối năm khi Tết Ất Tỵ 2025 đã cận kề, để kích cầu mua sắm, các doanh nghiệp vừa phải khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu...

Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia tăng trưởng hơn 24,4%

Nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia tăng mạnh như máy móc-thiết bị tăng 108,3%, nông sản rau quả tăng hơn 27%, thủy sản tăng hơn 10%, dệt may tăng 21,5%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 45%. Tại Australia, những ngày trước lễ Giáng sinh và Năm mới 2025, ở các quán càphê không hiếm những cuộc trò chuyện về du lịch đến Việt Nam, kinh doanh ở Việt Nam. Cụm từ “kỷ nguyên vươn mình” được...

Hơn 200.000 đồng một kg mận hậu sớm trái vụ

Trái nhỏ bằng một nửa hàng chính vụ, vị chua, nhưng mận Hậu sớm trái vụ được săn đón dù giá đắt đỏ. Năm nay, mận Hậu trái vụ xuất hiện sớm hơn mọi năm. Tháng 12, các vườn mận tại Sơn La đã bắt đầu thu hoạch những lứa tỉa đầu tiên. Thông thường, mận trái vụ chỉ có từ tháng 2 của năm sau, nhưng nhờ kỹ thuật kích thích ra trái sớm, các thương lái và cửa...

Chợ mạng vào cao điểm Tết

Ngay sau Black Friday, các thương hiệu đã đồng loạt mở các chuyên mục dành riêng cho sản phẩm Tết trên sàn thương mại điện tử, "đua" tung khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn. Dù chưa tới Tết dương lịch, các sản phẩm Tết Nguyên đán như áo dài, yếm, các phụ kiện thời trang Tết đã "lên sóng" sôi động. Không khí mua sắm trên chợ mạng rộn ràng nhờ những ưu đãi sâu, miễn phí vận chuyển... Sắm Tết...

TP Hạ Long: Thu ngân sách từ phí, lệ phí đạt 4.425 tỷ đồng

Theo thông tin từ UBND TP Hạ Long, tính đến hết ngày 22/12, số thu phí, lệ phí và thu khác đã đạt 4.425 tỷ đồng (bằng 102% dự toán tỉnh và 100% kế hoạch của thành phố, bằng 161% so với cùng kỳ năm 2023). Năm 2024, tổng thu nội địa ngân sách tỉnh giao TP Hạ Long thu là 9.025 tỷ đồng, trong đó số thu từ thuế phí, lệ phí, thu khác là 4.338 tỷ đồng, số...

Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh trao thưởng “Hóa đơn trao tay – vận may bất ngờ”

Ngày 23/12, Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh, Công ty xăng dầu B12 (Petrolimex Quảng Ninh) tổ chức trao giải thưởng chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" cho khách hàng may mắn. Chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức từ ngày 22/9/2024 đến 30/11/2024 trên toàn quốc. Cơ cấu giải thưởng gồm: 62 giải Nhất; 186 giải Nhì;...

Trái cây độc lạ ‘trình làng’ dịp Tết

Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm. Dừa dát vàng chạy đơn cho kịp Tết Mỗi dịp Tết đến, dừa dát vàng được nhiều người ưa chuộng vì vẻ ngoài đẹp mắt, lóng lánh sang trọng, tượng trưng cho sự thịnh...

Dự báo lợi nhuận, nợ xấu ngân hàng năm 2025

Các chuyên gia cho rằng, lợi nhuận trước thuế của ngành ngân hàng trong quý IV năm nay với mức tăng trưởng tích cực nhưng chậm lại trong năm 2025, trong khi đó nợ xấu có xu hướng giảm dần. Lợi nhuận ngân hàng tăng chậm lại trong năm 2025 Tại báo cáo ngành ngân hàng năm 2025, Công ty TNHH Chứng khoán Á Châu (ACBS) dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng 16,2% trong năm nay, sang năm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất