Powered by Techcity

Nghiên cứu chế biến sâu đất hiếm để phục vụ công nghiệp chip bán dẫn

Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, đối với đất hiếm, phải tính việc chế biến sâu, tinh, phục vụ cho công nghiệp như chip bán dẫn; đồng thời nghiên cứu cho xuất khẩu loại khoáng sản đặc biệt này.

Đại biểu Trần Kim Yến (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) chất vấn về vấn đề sử dụng cát biển để san lấp các công trình giao thông. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Tiếp tục hoạt động Kỳ họp thứ 7, trong phiên chất vấn tại Hội trường, nhiều đại biểu quan tâm đến các vấn đề liên quan đến khai thác khoáng sản, sử dụng cát biển để san lấp và chế biến đất hiếm.

Sẽ chuyển cơ quan điều tra xử lý nghiêm sai phạm trong khai thác khoáng sản

Đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) cho rằng, thời gian qua, để giải quyết khó khăn trong việc khai thác khoáng sản, nhất là vật liệu san lấp các công trình giao thông trọng điểm, Quốc hội đã cho phép áp dụng cơ chế đặc thù để xử lý vấn đề này. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, cần luật hóa nội dung này thế nào nhằm bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, tạo sự thống nhất, chủ động cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, với cơ chế đặc thù của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự đồng lòng của các địa phương, thời gian qua đã thực hiện cơ chế đặc thù về việc cấp vật liệu san lấp cho các dự án trọng điểm quốc gia, dự án cao tốc. Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai, chỉ đạo. Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành các hướng dẫn về vật liệu xây dựng cho các dự án, đến nay, các dự án đều vượt tiến độ.

“Cơ chế đặc thù của Quốc hội cho phép đã được triển khai rất hiệu quả, đã được thể hiện qua việc tiến độ của các công trình, dự án quan trọng quốc gia”, Bộ trưởng khẳng định.

Một cơ sở khai thác, chế biến đá ở Thanh Hóa. (Ảnh minh họa)

Để luật hóa nội dung này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu rõ, trước đây, luật quy định quy trình cấp mỏ các vật liệu san lấp cũng giống như đối với các kim loại quý và chưa được phân loại, phân nhóm. Sau khi áp dụng cơ chế đặc thù, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có tổng kết và hiện nay Bộ là cơ quan chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội Luật Địa chất và khoáng sản.

“Trong đó, đã phân loại 4 nhóm khoáng sản gồm: kim loại quý, vật liệu xây dựng cao cấp, vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu đất đá sỏi. Vật liệu đất đá sỏi sẽ được phân cấp triệt để cho các địa phương, không phải cấp phép mỏ mà chỉ cần đăng ký, sau đó nộp nghĩa vụ thuế theo quy định”, Bộ trưởng cho biết.

Trả lời đại biểu về các biện pháp hạn chế tình trạng khai thác tài nguyên trái phép, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, theo Luật Khoáng sản năm 2010 và Nghị định hướng dẫn của các bộ, ngành, hoạt động khai thác khoáng sản được phân cấp quản lý mạnh mẽ ở địa phương, đặc biệt là vật liệu xây dựng.

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan đã tăng cường kiểm tra, giám sát cùng các địa phương. Trong 5 năm, Bộ đã có 12 cuộc thanh tra và 40 cuộc kiểm tra chấp hành về khoáng sản với tổng số 933 lượt giấy phép, phát hiện 258 tổ chức, cá nhân vi phạm, đã ban hành 258 quyết định xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền 30 tỷ đồng.

Qua thanh tra, kiểm tra, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhận thấy các chủ dự án mỏ đã sai phạm về vi phạm công suất cho phép, khai thác ra ngoài ranh giới, hoặc khai thác nhưng không bảo đảm điều kiện, yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm các sai phạm này, nhất là sai phạm có tính liên tục, nối tiếp. Sau khi xử phạt hành chính nếu tiếp tục sai phạm sẽ chuyển sang cơ quan chức năng điều tra để xử lý nghiêm các vi phạm này.

Dùng cát biển để san lấp phải bảo đảm môi trường, hệ sinh thái biển

Cũng quan tâm đến vật liệu san lấp, đại biểu Trần Kim Yến (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đặt vấn đề, trong bối cảnh thiếu cát sông để thực hiện các dự án, nhất là những dự án đặc biệt quan trọng như dự án làm đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long thì phương án dùng cát biển để thay thế là một hướng tìm kiếm.

Đại biểu đặt ra vấn đề như, hàm lượng muối trong cát biển có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh theo thời gian hay không? Có ý kiến còn cho rằng, việc sử dụng cát biển thay cát sông còn là “mang mặn vào giữa cánh đồng” lũ, trũng… nhất là trong tình trạng xâm nhập mặn đang ngày càng phức tạp và khó lường như hiện nay. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp trước mắt và lâu dài để có đủ nguyên vật liệu cho các dự án nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, bảo đảm an ninh nguồn nước.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của các đại biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Trước lo ngại của đại biểu, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng bày tỏ quan điểm cần đánh giá tác động môi trường và tốt nhất sử dụng ở khu vực đã nhiễm mặn.

“Tùy theo công trình, dự án triển khai sẽ được đánh giá tác động với nguyên tắc không được để ảnh hưởng đến nước mặt. Vấn đề này, Bộ Xây dựng sẽ có quy trình cụ thể về từng công trình xây dựng”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng lưu ý việc sử dụng vật liệu cát cho các dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt là đường cao tốc vừa qua rất khó khăn. Vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bộ, ngành liên quan nghiên cứu sử dụng cát biển.

Thông tin thêm, Bộ trưởng cho biết: Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ đánh giá trữ lượng, khu vực để lấy cát biển. Bộ đã hoàn thành đánh giá trữ lượng tại khu vực Sóc Trăng, với trữ lượng có thể lấy ngay là 145 triệu mét khối.

Trả lời tranh luận của đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn Hải Dương) về hoạt động khai thác cát biển có tác động tới đa dạng sinh học, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, với mỏ cát biển tại tỉnh Sóc Trăng, Bộ đã đánh giá tác động môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

“Chiều sâu của thân mỏ là 7m, chúng tôi chỉ khuyến cáo lấy 2m; mỏ cát biển cũng xa bờ, cách bờ biển 20km”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham gia giải trình, làm rõ thêm về vấn đề sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp các công trình giao thông. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Tham gia giải trình, làm rõ thêm vấn đề sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp các công trình giao thông, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ này đã ban hành tiêu chuẩn về sản phẩm cát nền làm vật liệu xây dựng thay thế. Đối với cát nhiễm mặn, Bộ đã xây dựng, ban hành tiêu chuẩn cát nhiễm mặn cho bê-tông và vữa.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9436:2012 về Nền đường ô-tô – Thi công và nghiệm thu đã xác định yêu cầu kỹ thuật cho vật liệu đắp nền đường. Hiện Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng đề án nghiên cứu, đánh giá, thí điểm sử dụng cát biển để đắp nền đường.

“Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo về thí điểm, theo đó, đề nghị các địa phương căn cứ theo nhu cầu, điều kiện thực tế tiếp tục mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp các công trình giao thông”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói.

Chế biến sâu hơn 20 triệu tấn đất hiếm để phục vụ công nghiệp chip bán dẫn

Trả lời chất vấn về vấn đề khai khoáng, sử dụng và quản lý đất hiếm, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thông tin: Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản về chiến lược quan trọng, trữ lượng tương đối lớn như bauxite khoảng 5,8 tỷ tấn; titan hơn 600 triệu tấn và khoảng hơn 20 triệu tấn đất hiếm.

“Việc khai thác, chế biến các loại khoáng sản quan trọng, thiết yếu, đặc biệt là đất hiếm thì phải tính đến chế biến sâu, chế biến tinh, phục vụ cho các ngành công nghiệp của Việt Nam nhất là công nghiệp chíp bán dẫn, ngoài ra còn có thể nghiên cứu để hướng tới xuất khẩu”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh khẳng định.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng thừa nhận việc chế biến đất hiếm chưa được nghiên cứu một cách tổng thể. Do đó, trong quá trình thực hiện phải gắn với tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, gắn với nền công nghiệp của Việt Nam. Bộ trưởng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương có tiềm năng khai thác đất hiếm cần tăng cường công tác quản lý về đất hiếm để tránh tình trạng khai thác, buôn bán trái phép.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

Quảng Ninh vượt qua năm 2024 với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong đó là sự tàn phá khốc liệt của cơn bão số 3 gây thiệt hại nặng nề trên 28.000 tỷ đồng, tương đương giảm 0,65% tăng trưởng GRDP của tỉnh, chiếm khoảng 1/3 tổng thiệt hại của cả nước. Song với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn, tập trung thực hiện chủ đề công tác...

TP Đông Triều: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Nhằm phát huy lợi thế từ nguồn lực đất đai, nguyên liệu dồi dào, TP Đông Triều đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư, phát triển các nhà máy sản xuất công nghiệp.  Là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng gồm: Than đá, đất sét, đá vôi... với trữ lượng hàng chục triệu tấn đã tạo đà phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng, sản xuất điện;...

Quan tâm phát triển công nghiệp văn hoá

Thực hiện chủ đề công tác năm 2024 của tỉnh về phát triển văn hoá, con người giàu bản sắc Quảng Ninh, tỉnh tập trung phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh một cách chọn lọc, sáng tạo, hình thành nên ngành công nghiệp văn hóa phát huy giá trị di sản văn hóa, xây dựng thương hiệu địa phương. Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020,...

Nghiên cứu, điều chỉnh Luật PPP, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

Sáng 30/10, các Đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Tại đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho rằng, để thu hút được nhà đầu tư vào các dự án khó thì phần góp của Nhà nước phải vượt tỷ lệ hiện nay là...

Tìm hiểu tiềm năng phát triển ngành công nghiệp Halal tại Quảng Ninh

Ngày 23/10, Đoàn đại biểu tham dự Hội nghị Halal toàn quốc do ông Eng.Moteb Al-Mezani, Chủ tịch Trung tâm Chứng nhận Halal Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), làm trưởng đoàn, đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, đoàn đã tới thăm, khảo sát Vịnh Hạ Long và thăm cơ sở chế tác, trưng bày của Công ty Ngọc trai Hạ Long (phường Tuần Châu) là doanh nghiệp có tiềm năng trong...

Cùng tác giả

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Giá vàng ngày 23/12: Vàng nhẫn và vàng miếng SJC tăng 500.000 đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (23/12) giảm nhẹ xuống giao dịch ở mức 2.621 USD/ounce trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng trước thềm Lễ Giáng sinh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn phục hồi sáng đầu tuần sau những phiên giảm liên tiếp tuần trước, giao dịch lần lượt ở mức 84,3 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giao dịch ở mức 83,6 triệu đồng/lượng. Cụ thể, tại thời điểm 11 giờ ngày 23/12, Công ty...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”

Tối 21/12, thành phố Uông Bí tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật và tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) với chủ đề “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”. Chương trình tọa đàm gặp gỡ các khách mời là những nhân chứng lịch sử và đại diện lực lượng vũ trang thành phố Uông Bí với chủ...

Thành phố Đông Triều: Gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 21/12, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Đông Triều (Quảng Ninh) long trọng tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tại buổi gặp mặt, trong không khí đầm ấm, đồng chí Nguyễn Văn Công, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố, phát biểu ôn lại...

Tin nổi bật

Tin mới nhất