Powered by Techcity

Không chủ quan khi áp lực lạm phát vẫn hiện hữu

Gần hết quý II/2024, lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát, mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, với chỉ số CPI của những tháng đầu năm cho thấy, áp lực lạm phát vẫn hiện hữu và không thể chủ quan, lơ là trong điều hành.

Khách hàng mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.opmart Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN

Là người nội trợ trong gia đình, chị Nguyễn Thu, ở Minh Khai, Hà Nội cho biết: Cuối năm 2023 với 500.000 đồng chị có thể mua được 1 kg sườn lợn, 1 kg bò thăn, 30 chục quả trứng và 2 mớ rau muống. Nhưng hiện nay với số tiền này, chị không thể mua được số lượng trên vì giá thịt lợn, bò đều đã tăng từ 10.000- 20.000 đồng/kg, đặc biệt là rau xanh tăng cao hơn.

Anh Nguyễn Hùng (Hàng Bông, Hà Nội) cũng chia sẻ, cốc cafe nơi anh thường uống cũng đã tăng giá từ 20.000 lên 25.000/cốc, thậm chí quán phở cũng có thông báo tăng từ 30.000 đồng lên 40.000 đồng/bát.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 0,31%, tháng 2 tăng 1,04%, tháng 3 giảm 0,23% và tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng 3. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế thế giới vẫn trong giai đoạn khó khăn khi tăng trưởng chậm. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn duy trì lãi suất ở mức cao và có thể kéo dài hơn dự kiến. Xung đột lợi ích và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, cuộc chiến Nga – Ukraine và tại dải Gaza kéo dài, bất ổn leo thang trên Biển Đỏ…, các yếu tố đó tác động làm gia tăng chi phí vận tải, các rủi ro về an ninh năng lượng, lương thực, lạm phát và chuỗi cung ứng toàn cầu, giá xăng dầu, vàng và các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất có biến động khó lường.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, từ đầu năm đến nay, thị trường hàng hóa tương đối ổn định. Tuy nhiên, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới đã tác động trực tiếp tới lạm phát, dù không nhiều nhưng đây cũng là yếu tố cần tính đến.

Năm 2024, Quốc hội giao chỉ tiêu tốc độ tăng CPI bình quân cả năm từ 4 – 4,5%. Các chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu này hoàn toàn khả thi và dự báo mức lạm phát sẽ duy trì thấp hơn mục tiêu đề ra. TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV nhận định, CPI bình quân năm 2024 sẽ ở mức từ 3,5 – 4%.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá do đà giảm giá hàng hóa thế giới chững lại. Ngoài ra, việc tiếp tục điều chỉnh các mặt hàng nhà nước quản lý như tăng lương tối thiểu vùng, tăng giá điện, học phí, viện phí…; cung tiền và vòng quay tiền tăng cao hơn năm 2023… cũng là những yếu tố tác động.

Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) khẳng định: Từ nay đến cuối năm vẫn có một số yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được thực hiện góp phần giảm chi phí đầu vào…

Tuy nhiên, những tháng cuối năm vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu dự báo có thể có biến động tăng như: giá xăng dầu, giá một số vật liệu xây dựng, giá lương thực có thể tiếp tục tăng do nhu cầu gạo của một số quốc gia nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao. Cùng với đó, việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng, tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục là vấn đề cần xem xét trong năm 2024. Điều này cũng gây áp lực lên việc điều hành giá.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dù lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng không thể chủ quan trong điều hành; cần kịp thời thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Bộ Tài chính cho biết: Với vai trò là thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá thường xuyên theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá những kịch bản điều hành cụ thể đảm bảo CPI theo đúng mục tiêu đề ra.

Tại cuộc họp gần đây của Ban Chỉ đạo điều hành giá, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung theo dõi, bám sát diễn biến tình hình trong và ngoài nước, giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước.

Đồng thời, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn từ 4 – 4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ phải theo dõi sát tình hình để xây dựng, cập nhật phương án, kịch bản điều hành giá đối với các mặt hàng cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý. Trên cơ sở đó, cập nhật kịch bản điều hành giá tổng thể và các kịch bản, phương án điều hành giá đối với các mặt hàng cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý, bảo đảm hiệu quả, đồng bộ, thống nhất và bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong giới hạn đề ra.



Nguồn

Cùng chủ đề

Áp lực tăng lãi suất cuối năm có đáng lo ngại?

Mặt bằng lãi suất cho vay được dự báo vẫn duy trì ở mức ổn định để hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi trong những tháng cuối năm. Sau giai đoạn chững lại vào tháng 10, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng 11 đến nay. Ngoài áp lực thanh khoản đáp ứng cầu tín dụng mùa vụ cuối năm, việc tỷ giá nổi sóng gần...

Không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát

Chiều 11/11, phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Tại phiên họp, đã có 43 đại biểu Quốc hội chất vấn, 1 đại biểu tranh luận; còn 11 đại biểu đăng ký nhưng chưa được đặt câu hỏi, đề nghị đại biểu gửi nội dung chất vấn đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuyển đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước...

Áp lực từ nợ xấu ngân hàng

Với tỷ lệ nợ xấu gia tăng, các ngân hàng đang chịu áp lực phải tăng cường trích lập dự phòng, đồng thời gặp khó khăn trong việc thu hồi tài sản đảm bảo. Theo báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) nợ xấu cuối tháng 9 ở mức 1.175 tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 2,85% lên 3,19%. Ngân hàng...

Diễn viên ‘Ngày xưa có một chuyện tình’ áp lực vì cảnh nóng

Sau cảnh "nóng" trong "Ngày xưa có một chuyện tình", diễn viên Ngọc Xuân khóc vì chưa thoát cảm xúc, thương số phận nhân vật Miền. Trailer ra mắt trưa 7/10 tiết lộ nhiều chi tiết trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể truyện Nguyễn Nhật Ánh. Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh cho biết cảnh gần gũi của Miền (Ngọc Xuân) và Phúc (Đỗ Nhật Hoàng) là một trong những phân đoạn thử thách. Trước khi quay, anh trò...

Diễn viên trẻ và áp lực danh hiệu “ngôi sao phòng vé”

Từ việc khẳng định tên tuổi với khán giả, nhiều diễn viên trẻ giờ đây còn phải chịu áp lực không nhỏ về kỳ vọng doanh thu phim thông qua danh tiếng của mình. Nỗ lực khẳng định vị thế Thị trường phim ảnh Việt luôn cần những gương mặt mới để thổi làn gió mới cho điện ảnh Việt. Điện ảnh Việt từng nhớ đến cú hích của “Em chưa 18” năm 2017 mang về doanh thu trăm tỉ đồng....

Cùng tác giả

Báo Tây gọi Nha Trang là ‘thủ phủ hải sản’ của Việt Nam

Mở đầu bài viết, nữ phóng viên Priyaja Bakshi của T+L đã dành nhiều mỹ từ để miêu tả về Nha Trang, ví đây là "thiên đường nhiệt đới" dành cho những du khách yêu thích biển cả và phiêu lưu. "Nằm dọc bờ biển phía Nam của Việt Nam, Nha Trang nổi tiếng với những hòn đảo còn giữ được nét nguyên sơ. Đồng thời, nơi đây cũng được coi là "thủ phủ hải sản' của giới sành ăn",...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), trong đó nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của...

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Tăng Duy Tân, Da LAB, HIEUTHUHAI… nhưng Trúc Nhân mới đứng đầu cuộc đua top trending YouTube

Những ngày cuối năm là dịp để nghệ sĩ Việt đua nhau tung sản phẩm mới. HIEUTHUHAI mặc dù "đỉnh nóc, kịch trần' vẫn bị Trúc Nhân soán ngôi. Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những cái tên như HIEUTHUHAI, Trúc Nhân, Hoàng Dũng, Da LAB… Một số ca khúc nhanh chóng dẫn đầu các bảng xếp hạng. Vài người khác gặp khó khăn khi leo hạng. HIEUTHUHAI bị Trúc Nhân soán ngôi Cái tên dẫn đầu bảng xếp hạng...

Chợ Bến Thành được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật

Chợ Bến Thành là một trong những thắng cảnh nổi tiếng tại TP.HCM, được khởi công xây dựng từ năm 1912. Hiện TP.HCM có kế hoạch trùng tu ngôi chợ biểu tượng này. Ngày 20/11, UBND TP.HCM đã có quyết định về việc xếp hạng di tích cấp thành phố đối với Di tích kiến trúc nghệ thuật chợ Bến Thành (địa chỉ cửa Nam của chợ, đường Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1). Chợ Bến Thành là một trong...

Cùng chuyên mục

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Sáng 22/11, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol và Công ty Than Hòn Gai – TKV tổ chức hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng Ô-Dôn và kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tham dự hội nghị có 120 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đại diện cho 55 đơn...

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết

Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ...

Rau quả xuất khẩu hơn 6,6 tỷ USD trong 11 tháng

Đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,6 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này được Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán dựa trên dữ liệu từ hải quan. Trung Quốc vẫn là thị trường mua rau quả Việt nhiều nhất, gần 4,1 tỷ USD trong 10 tháng. Mức này tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất...

Điện lực Quảng Ninh: 96% khách hàng đã được lắp đặt công tơ điện tử

Nhằm tăng tính tiện ích cũng như tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong quá trình sử dụng các dịch vụ, thời gian qua Công ty Điện lực Quảng Ninh đã tăng cường công tác tự động hóa trong việc thu thập chỉ số công tơ đối với khách hàng. Thống kê đến hết thời điểm hiện tại, Công ty đã triển khai lắp đặt được trên 444.500 công tơ điện tử trong tổng số trên 462.000 khách...

Cơ hội vàng đón sóng FDI công nghệ cao

Gần đây, nhiều tỉnh thành phía Nam như TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… thu hút nhiều doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư nước ngoài) trong lĩnh vực công nghệ cao đến “xây tổ”. Đầu tư hàng tỷ USD TPHCM đang có những thương hiệu công nghệ hàng đầu như Intel, Samsung… đã và đang đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ bán dẫn. Cty TNHH Intel Products Việt Nam đã đầu tư hơn 1,5 tỷ USD...

Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD

Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11. Đây là kết quả của một chuỗi tăng trưởng liên tục kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, với mức tăng hơn 40% chỉ trong hai tuần. Theo CoinDesk, tính đến 8h30 sáng (theo giờ miền Đông nước Mỹ), đồng Bitcoin được giao dịch ở mức 97.466 USD sau khi tăng lên...

Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD

Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, bằng cách vận động ông lập một vị trí mới trong Nhà Trắng chuyên trách về chính sách tiền điện tử. Theo đó, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới đã tăng hơn 2% và đạt mức cao kỷ lục 97.002 USD vào lúc 12...

Hội nghị đối thoại với nông dân 2024

Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024 với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống nhân dân khu vực nông thôn”. Đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, trong 8 tháng đầu năm, tình...

Nhiều người mất tiền triệu phí nhắn tin ngân hàng

Chỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn. Ngày 20/11, nhiều khách hàng có tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bức xúc khi nhận được tin nhắn SMS thông báo biến động số dư, với nội dung “Phí dịch vụ BSMS...

Tin nổi bật

Tin mới nhất