Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát tốt lạm phát

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4,5%; đồng thời yêu cầu sớm có phương án huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng chiến lược. Thủ tướng cũng sẽ đứng đầu Ban Chỉ đạo rà soát các vướng mắc về pháp lý sắp được thành lập.

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4,5% – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 1/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.

Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Phiên họp tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, tình hình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công; những trọng tâm chỉ đạo, điều hành trong tháng 6 và thời gian tới.

Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, về công tác chỉ đạo, điều hành, từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành, các địa phương đã bám sát, tập trung triển khai chủ động, quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ đã chuẩn bị chu đáo, bảo đảm tiến độ, chất lượng các tài liệu cho kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV (đến nay đã gửi 53 tờ trình, báo cáo, tài liệu gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật, nhất là yêu cầu xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng…

Thủ tướng chỉ rõ: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn; lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực là quan trọng, đột phá – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong tháng 5, Chính phủ đã ban hành 1 nghị định, 6 chỉ thị và 13 công điện của Thủ tướng Chính phủ. Lũy kế 5 tháng, đã ban hành 58 nghị định, 103 nghị quyết của Chính phủ, 529 quyết định, trong đó có 6 quyết định quy phạm, 18 chỉ thị và 54 công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ, Thủ tướng đã phê duyệt toàn bộ quy hoạch 6 vùng kinh tế-xã hội; tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các công trình, dự án quan trọng quốc gia, phát triển nhà ở xã hội…

Tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, phù hợp, hiệu quả, chủ động, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực, bám sát chương trình, kế hoạch đề ra; chú trọng làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và tập trung đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các ngành, lĩnh vực mới nổi…).

Cùng với đó, xử lý linh hoạt các vấn đề tồn đọng và những vấn đề mới phát sinh; thúc đẩy tăng trưởng; ổn định kinh tế vĩ mô; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ứng xử linh hoạt, hiệu quả trong các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; nắm chắc diễn biến tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

10 kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội

Phiên họp cũng thống nhất đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực, nhiều lĩnh vực tháng 5 đạt kết quả cao hơn tháng 4 và tính chung 5 tháng tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 10 kết quả nổi bật.

Thứ nhất, kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích vực ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tăng trưởng được thúc đẩy.

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, tháng 5 tăng 3,9% so với tháng 4 và tăng 8,9% so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng tăng 6,8%, trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 7,3%; một số địa phương tăng cao (như Phú Thọ tăng 31,2%, Bắc Giang 24,9%…). Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng mạnh: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng 9,5%; 5 tháng tăng 8,7%.

Thứ hai, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,05% so với tháng 4; bình quân 5 tháng tăng 4,03%. Tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo 5 tháng đạt 4,15 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD, tăng lần lượt 14,7% và 38,2%); cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ ba, xuất khẩu tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 tăng 9,1% so với tháng 4 và tăng 22,6% so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng tăng 16,6%, trong đó xuất khẩu tăng 15,2%; nhập khẩu tăng 18,2%. Đáng mừng là nhập khẩu tăng trở lại phục vụ cho sản xuất trong nước; cán cân thương mại tháng 5 nhập siêu 1 tỷ USD, tính chung 5 tháng xuất siêu 8,01 tỷ USD.

Thứ tư, thu ngân sách Nhà nước tăng mạnh, tình hình tài chính-ngân sách Nhà nước tiếp tục được cải thiện.

Tổng thu 5 tháng ước đạt 52,8% dự toán năm, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi và chuẩn bị được 680.000 nghìn tỷ đồng để cải cách tiền lương. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi được kiểm soát thấp hơn giới hạn quy định.

Thứ năm, lĩnh vực du lịch phục hồi mạnh, vượt cùng kỳ trước đại dịch. Khách quốc tế tháng 5 đạt gần 1,4 triệu lượt; tính chung 5 tháng đạt 7,6 triệu lượt, tăng 64,9% so với cùng kỳ 2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ 2019 trước khi có đại dịch COVID-19.

Thứ sáu, đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực.

Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đạt 22,3% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ (22,2%). Vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân được thúc đẩy. Thu hút FDI đạt 11 tỷ USD, tăng 2%, trong đó vốn đăng ký mới đạt 7,9 tỷ USD, tăng 27,5%, cao nhất trong 3 năm qua; vốn FDI thực hiện đạt 8,3 tỷ USD, tăng 7,8%, cao nhất từ năm 2020 tới nay, cho thấy dù công cuộc phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh, song lòng tin của các nhà đầu tư vẫn được củng cố, tăng cường.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ bảy, phát triển doanh nghiệp có xu hướng tích cực.

Trong 5 tháng có 98.800 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 4,1% so với cùng kỳ, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (97.300 doanh nghiệp). Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước có nhiều nỗ lực, hoạt động có khởi sắc, như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Nhiều dự án kéo dài, gặp khó khăn có chuyển biến tốt, như chuỗi dự án Lô B-Ô Môn được thúc đẩy; việc tái cơ cấu Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đạt kết quả tích cực, 3 tháng vừa qua khoản vay 2,2 tỷ USD đã giảm 409 triệu USD xuống còn 2,2 tỷ USD và từ nay đến cuối năm có thể giảm tiếp khoảng 400-500 triệu USD.

Thứ tám, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện.

Trong tháng 5 có 94,8% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ; hỗ trợ gần 18.500 tấn gạo; tổ chức ý nghĩa lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ngày Quốc tế lao động, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giá sách giáo khoa giảm trung bình khoảng 15%.

Thứ chín, cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 và phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin trong Nhân dân.

Thứ mười, chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước được nâng lên. Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sức ép và thách thức còn lớn, cần giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, kiên trì

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, hoàn thiện các báo cáo và dự thảo Nghị quyết phiên họp để sớm ban hành.

Bên cạnh những kết quả rất cơ bản đạt được, Thủ tướng chỉ rõ, tình hình kinh tế-xã hội còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, đặc biệt là sức ép, thách thức về kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô còn lớn.

Tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực gặp nhiều khó khăn; nông nghiệp gặp thời tiết bất lợi; sản xuất công nghiệp, một số ngành dịch vụ, sức mua phục hồi nhưng còn chậm; vấn đề bảo đảm cung ứng điện, nước, xăng dầu cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên.

Tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường còn cao. Thị trường bất động sản bước đầu ổn định, nhưng khó khăn, vướng mắc còn chậm được giải quyết; việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội chưa được cải thiện; còn 29.100 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ.

Đời sống một bộ phận người dân khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh, nắng nóng, hạn hán nghiêm trọng ở nhiều nơi. Tình hình tội phạm, tội phạm mạng, an ninh an toàn thông tin còn diễn biến phức tạp; xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, ngộ độc thực phẩm, cháy nổ nghiêm trọng…

Thủ tướng chỉ rõ nguyên nhân của kết quả đạt được là nhờ có sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ, tích cực của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự tham gia, ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp; sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt, chỉ đạo sâu sát, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương.

Với các hạn chế, tồn tại, ngoài nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan là tổ chức thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách vẫn là khâu yếu; phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực còn vướng mắc; một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm; việc nắm tình hình, tham mưu, phản ứng chính sách trong một số trường hợp còn chưa kịp thời, hiệu quả và tinh thần vươn lên, sự tự lực, tự cường của một số cơ quan, đơn vị chưa cao…

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cơ bản đồng ý các bài học kinh nghiệm đã nêu trong báo cáo và các ý kiến phát biểu, trong đó nhấn mạnh các kinh nghiệm: Phải tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị, trong cả hệ thống chính trị và toàn dân; nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường tính chủ động, sáng tạo và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành, địa phương; điều hành không giật cục, giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, kiên trì; coi trọng, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự phấn khởi, phát huy ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm, nỗ lực vươn lên…

Thời gian tới, về quan điểm định hướng chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng chỉ rõ, cần tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; nắm chắc diễn biến tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.

Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn. Lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực là quan trọng, đột phá.

Tăng cường đoàn kết, thống nhất; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính; kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc, chủ động giải quyết theo thẩm quyền, không trông chờ ỷ lại và kịp thời đề xuất, kiến nghị những vấn đề vượt thẩm quyền để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, phát triển doanh nghiệp.

Trong mọi trường hợp phải bảo đảm ổn định chính trị-xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận của xã hội, tăng cường niềm tin của nhân dân, nhà đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Nội Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng yêu cầu trước hết cần tiếp tục chuẩn bị tốt phục vụ phiên giải trình và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về 5 nghị quyết trình Quốc hội; phối hợp chặt chẽ trong giải trình, hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các bộ trưởng chuẩn bị tích cực, kỹ lưỡng để trả lời chất vấn tại Quốc hội.

Thứ hai, về chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm.

“Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4,5%”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng; tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước. Sớm có phương án huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng chiến lược.

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng thực hiện ngay các giải pháp cụ thể đẩy mạnh giải ngân gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội.

Tiếp tục quyết liệt triển khai ngay các giải pháp ổn định thị trường vàng theo quy định.

Thứ ba, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới.

Về đầu tư, đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân; tăng cường hợp tác công tư; thu hút FDI có chọn lọc.

Về xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, củng cố các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới (Trung Đông, thị trường Halal, Nam Mỹ, châu Phi); hỗ trợ doanh nghiệp chiẩn bị điều kiện, đáp ứng các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh…

Về tiêu dùng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước, khuyến mại, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.

Có cơ chế, chính sách cụ thể, hiệu quả thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (nhất là về 3 lĩnh vực: (i) Thể chế, cơ chế, chính sách; (ii) Phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị; (iii) Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, AI…).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ tư, quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của 5 tổ công tác của Thủ tướng và 26 tổ công tác của thành viên Chính phủ, phân bổ sớm 29.100n tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại.

Báo cáo Quốc hội cho phép chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn từ nơi chưa phân bổ, chậm giải ngân sang nơi giải ngân nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn; phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao. Kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia.

Thứ năm, tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Khẩn trương ban hành đầy đủ, kịp thời các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng…

Quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy Đề án 06, xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia.

Khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai các quy hoạch đã ban hành, đặc biệt là quy hoạch điện VIII, các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Tập trung hoàn thành phê duyệt các quy hoạch còn lại (Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương…)

Nhấn mạnh thể chế, cơ chế, chính sách chính là nguồn lực, Thủ tướng cho biết sẽ sớm thành lập Ban Chỉ đạo rà soát các vướng mắc về pháp lý (do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, các thành viên Chính phu là thành viên).

Cùng với đó, đề xuất báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 ban hành 1 luật sửa nhiều luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực. Các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục chủ trì rà soát tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về pháp lý theo lĩnh vực quản lý.

Thứ sáu, tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu.

Về công nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, lan tỏa mạnh mẽ; bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống; khẩn trương trình ban hành 3 nghị định về: cơ chế mua bán điện trực tiếp, về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG.

Về nông nghiệp, tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản; sớm gỡ “thẻ vàng” (IUU); điều tiết, bảo đảm đủ nước cho nông nghiệp, sản xuất điện, sinh hoạt của người dân; tổ chức thực hiện hiệu quả phòng, chống cháy rừng với phương châm “4 tại chỗ”.

Về dịch vụ, du lịch, phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao; tiết giảm chi phí vận tải, logistics; đẩy mạnh thu hút du lịch, tăng cường quản lý giá, chất lượng dịch vụ, nhất là mùa du lịch hè sắp tới.

Tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài, như Nhà máy bột giấy Phương Nam, Công ty tàu thủy Dung Quất, Nhà máy thép Việt-Trung, Nhà máy thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án Bệnh viện Bạch Mai và dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2.

Thứ bảy, chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân. Chuẩn bị cải cách tiền lương theo các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội theo nguyên tắc bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa, ổn định; đề xuất phương án phù hợp nhất thực hiện từ ngày 1/7/2024 về các vấn đề liên quan thang bảng lương, lương cơ sở và chính sách đặc thù.

Làm tốt công tác khám chữa bệnh, bảo đảm thuốc; phòng chống đuối nước, nhất là ở trẻ em; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024. Khẩn trương hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trình Quốc hội.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm; phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Triển khai chu đáo, thực chất, hiệu quả các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao; nhanh chóng cụ thể hóa, khai thác có hiệu quả các điều ước, thỏa thuận quốc tế.

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, đồng thời chỉ rõ những việc chưa làm được để cùng nỗ lực, cố gắng. Tích cực triển khai các nhiệm vụ của Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Cho ý kiến cụ thể về các đề xuất, kiến nghị của các bộ ngành, Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì tổ chức phát động phong trào thi đua về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức hội nghị về sản xuất, tiêu dùng xi măng và thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia tăng trưởng hơn 24,4%

Nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia tăng mạnh như máy móc-thiết bị tăng 108,3%, nông sản rau quả tăng hơn 27%, thủy sản tăng hơn 10%, dệt may tăng 21,5%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 45%. Tại Australia, những ngày trước lễ Giáng sinh và Năm mới 2025, ở các quán càphê không hiếm những cuộc trò chuyện về du lịch đến Việt Nam, kinh doanh ở Việt Nam. Cụm từ “kỷ nguyên vươn mình” được...

TP Hạ Long: Thu ngân sách từ phí, lệ phí đạt 4.425 tỷ đồng

Theo thông tin từ UBND TP Hạ Long, tính đến hết ngày 22/12, số thu phí, lệ phí và thu khác đã đạt 4.425 tỷ đồng (bằng 102% dự toán tỉnh và 100% kế hoạch của thành phố, bằng 161% so với cùng kỳ năm 2023). Năm 2024, tổng thu nội địa ngân sách tỉnh giao TP Hạ Long thu là 9.025 tỷ đồng, trong đó số thu từ thuế phí, lệ phí, thu khác là 4.338 tỷ đồng, số...

Ngành Nông nghiệp tăng tốc về đích

Ngay sau bão số 3, các địa phương trong tỉnh đã huy động lực lượng cùng nông dân trong tỉnh nhanh chóng khắc phục hậu quả, tổ chức khôi phục sản xuất nông nghiệp. Đến nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp lấy lại đà, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP toàn ngành trên 4% trong năm 2024. Theo tính toán của Sở NN&PTNT, với 7.622ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị đổ, ngập úng do...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Chiều tối 18/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào cùng Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Lào đang thăm chính thức Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2024. Cùng dự cuộc tiếp...

Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nguyên tắc việc xây dựng chế độ, chính sách phải đảm bảo công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý giữa các đối tượng để ổn định cuộc sống, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Chiều 17/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất