Powered by Techcity

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra phương án chuẩn bị và một số hạng mục trong phòng chống thiên tai của Tập đoàn Than tại TP Cẩm Phả

Quán triệt phương châm “từ xa, từ sớm, từ cơ sở” trong phòng ngừa các thách thức an ninh phi truyền thống và trong công tác phòng, chống lụt bão, chiều ngày 31/5, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã kiểm tra phương án chuẩn bị và một số hạng mục trong phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam trên địa bàn TP Cẩm Phả. Cùng đi có đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Tập đoàn CN Than và Khoáng sản Việt Nam; lãnh đạo TP Cẩm Phả.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tại bãi thải mỏ Bàng Nâu.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tại bãi thải mỏ Bàng Nâu.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra các phương án chuẩn bị và các hạng mục phòng, chống mưa bão tại bãi thải mỏ Bàng Nâu và bãi thải mỏ Đông Cao Sơn.

Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, đến nay bãi thải Bàng Nâu đã cơ bản kết thúc đổ thải. Để đảm bảo an toàn đối với bãi thải này, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện cắt tầng trong quá trình đổ thải. Đồng thời, đắp các tuyến đê chắn đất đá sạt trượt ở mỗi tầng. Hoạt động quan trắc biến động dịch chuyển của bãi thải được thực hiện định kỳ 6 tháng/1 lần. Đối với bãi thải Đông Cao Sơn, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thành viên dừng hoạt động đổ thải tại bãi thải này từ năm 2015. Đồng thời, tiến hành trồng cây hoàn nguyên và xây dựng các đập chắn đất, đá sạt trượt tại chân bãi thải.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao nỗ lực của ngành Than trong cải tạo đảm bảo an toàn bãi thải Bàng Nâu.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao nỗ lực của ngành Than trong cải tạo đảm bảo an toàn bãi thải Bàng Nâu.

Qua kiểm tra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, nhất là các đơn vị trực tiếp được giao nhiệm vụ trong việc cải tạo các bãi thải mỏ và đầu tư các công trình bảo vệ môi trường. Nhất là đối với một số vị trí trước đây có nguy cơ sạt lở, mất an toàn cao như bãi thải Bàng Nâu, Đông Cao Sơn đến nay đã được tính toán khoa học hợp lý để đổ thải, phân tầng, cắt tầng đảm bảo tuyệt đối an toàn bãi thải mỏ trong mọi điều kiện.

Bãi thải mỏ Bàng Nâu đã được cải tạo.
Bãi thải mỏ Bàng Nâu đã được tính toán khoa học hợp lý để đổ thải, phân tầng, cắt tầng, đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, trước điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay và mùa mưa bão đang đến, đồng chí lưu ý các đơn vị ngành Than không được chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Trong đó, phải bám sát phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, từ xa, từ sớm, từ cơ sở; đổi mới tư duy cách tiếp cận theo tinh thần quản trị, quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu để xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó và phục hồi tái thiết. Mục tiêu cao nhất giảm thiểu tối đa thiệt hại về tính mạng, tài sản khi có mưa bão; đảm bảo duy trì ổn định sản xuất trong mùa mưa bão. Đặc biệt là không để xảy ra sự cố ngập mỏ, sạt lở bờ trụ khi có mưa lớn.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tại bãi thải mỏ Đông Cao Sơn.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tại bãi thải mỏ Đông Cao Sơn.

Giao trách nhiệm cho ngành Than phải chuẩn bị kỹ càng các phương án phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn ở các đơn vị, kể cả các đơn vị khai thác hầm lò, khai thác lộ thiên, chế biến kinh doanh than và các đơn vị liên quan khác, đảm bảo giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản và không ảnh hưởng đến tình hình địa phương. Đối với các bãi thải mỏ đã ổn định, phải tăng cường hoàn nguyên môi trường, trồng cây xanh, phủ xanh bãi thải mỏ đã ổn định để giảm phát tán bụi; thực hiện quan trắc thường xuyên tại các bãi thải để kịp thời cảnh báo những yếu tố có thể nảy sinh; đồng thời, kiểm soát tốt việc đổ thải, xả thải của khai thác hầm lò. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, sở, ngành của tỉnh thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi xanh. Đặc biệt lưu ý rà soát các quy trình đảm bảo an toàn mỏ, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và các tai nạn rủi ro trong khai thác hầm lò, nhất là trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay.

Bãi thải mỏ Đông Cao Sơn dừng hoạt động đổ thải từ năm 2015 và đã trồng cây hoàn nguyên, xây dựng các đập chắn đất, đá sạt trượt tại chân bãi thải.
Bãi thải mỏ Đông Cao Sơn dừng hoạt động đổ thải từ năm 2015 và đã trồng cây hoàn nguyên, xây dựng các đập chắn đất, đá sạt trượt tại chân bãi thải.

Qua kiến nghị của các sở, ngành, địa phương tại buổi kiểm tra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát lại các chủ trương phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nhất là việc đẩy mạnh sử dụng đất đá thải mỏ hoàn toàn bỏ đi sau khai thác để phục vụ cho nhu cầu san lấp. Qua đó vừa góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp mặt bằng các dự án, công trình hiện nay; hạn chế việc phải khai thác các mỏ mới, gây ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, vừa giảm thiểu diện tích đất phục vụ cho hoạt động đổ thải, tránh được các nguy cơ tác động đến đời sống nhân dân, an ninh trật tự; hạn chế việc phát thải bụi về mùa khô và sạt lở về mùa mưa bão. Trong khi theo báo cáo của Tập đoàn Than, mỗi năm tập đoàn thải ra môi trường khoảng 150 triệu m3 đất đá, diện tích các bãi thải lên tới hàng nghìn ha, tập trung chủ yếu ở các địa phương Cẩm Phả, Uông Bí, Hạ Long, Đông Triều. Trong đó, riêng ở bãi thải Bàng Nâu và bãi thải Đông Cao Sơn, lượng đất đá thải đã lên đến khoảng 2 tỷ m3. Các bãi thải trên địa bàn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sạt lở, trôi lấp đất đá xuống cầu cống, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là mùa mưa bão, đồng thời cũng gây ra lãng phí rất lớn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Không được phép chăn nuôi trong nội thành

Những năm qua, tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Quảng Ninh, không khó để bắt gặp những hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ xen kẽ trong các khu dân cư trong nội thị, nội thành. Việc chăn nuôi này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn gây ô nhiễm môi trường, phát sinh những mầm bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân sinh sống xung quanh....

Tái đàn vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh

Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh cũng như nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong đó, ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng cũng chịu ảnh hưởng lớn, gây chết, cuốn trôi nhiều gia súc, gia cầm, khiến sinh kế của người nông dân gặp nhiều khó khăn. Ngay sau bão, với sự cố gắng, nỗ lực cao, các hộ chăn nuôi đã tổ chức tái đàn, tuy nhiên nếu...

Cảnh báo cao cháy rừng

Sau bão, nhiều cánh rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề. Vào thời điểm này, mùa hanh khô đã đến, những cây rừng đổ gãy, bật gốc chết khô, khiến nguy cơ cháy rừng ở mức rất cao. Điều này đòi hỏi các địa phương, đơn vị, chủ rừng cần sớm dọn vệ sinh rừng, tận thu gỗ, đặc biệt là công tác phòng chống cháy rừng phải đặt lên hàng đầu. Trước cơn bão...

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và...

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ. Công điện nêu: Bão số 3 (Yagi) đã gây ra thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt...

Khôi phục những cánh rừng sau bão

Quảng Ninh vừa chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra. Cùng với ngành nuôi trồng thuỷ sản thì lĩnh vực lâm nghiệp cũng chịu sự tàn phá tàn khốc của bão YAGI. Những cánh rừng mà bão đi qua trở nên tan hoang, nhiều nơi bị xóa sổ hoàn toàn, tàn dư còn lại là những cây rừng gãy ngang thân, bật gốc, đổ gập… Cuộc sống của những người trồng rừng cũng gặp nhiều...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất