Powered by Techcity

Đánh giá tác động của mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 28/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Đối với dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), vấn đề được nhiều đại biểu đồng tình và cho ý kiến tại hội trường là về quy định mở rộng nguồn, đẩy mạnh thực hiện cơ chế thi tuyển để bổ nhiệm các chức danh tư pháp; bổ sung luật sư, giảng viên đại học… là “nguồn” để tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.

Điều 96 dự thảo Luật quy định rất chặt chẽ các điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Đáng chú ý, khoản 2 điều này đã mở rộng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.

Cụ thể, người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân Tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao khi thuộc một trong những trường hợp: Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức Trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao; Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Trao đổi về vấn đề này, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cho rằng: “Nhiều nước trên thế giới đều quy định nội dung này khi tuyển chọn Thẩm phán. Vì nếu tận dụng được nguồn lực này thì sẽ giúp Tòa án nâng cao được chất lượng trong hoạt động xét xử bởi họ có trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp, có trải nghiệm. Tòa án không phải đào tạo mà lại có nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá, hồ sơ dự thảo Luật đã được chuẩn bị rất công phu, đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thể hiện được tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Kết luận của Bộ Chính trị. Đó là tăng cường phân cấp, phân quyền, có cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô; trọng tâm là lĩnh vực đầu tư tài chính, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách, có cơ chế hợp tác công tư về quy hoạch đất đai, tổ chức bộ máy, tạo sự sáng tạo, tinh thần chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ đô.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Thị Tuyết Nga phát biểu ý kiến. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Quan tâm đến quy định về xây dựng, phát triển và mở rộng mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao tại Điều 22 của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) chỉ rõ, đây là quy định khác với quy định về cơ sở giáo dục trong pháp luật giáo dục. Vấn đề này đã được báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu. Dự thảo Luật đã đưa ra mô hình chưa được sử dụng trong Luật Giáo dục, trong đó có cơ sở giáo dục chất lượng cao; chưa làm rõ tiêu chí được công nhận chất lượng cao.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, thực tiễn cho thấy, việc triển khai mô hình trường phổ thông công lập chất lượng cao, học phí cao đang là mối băn khoăn của nhiều cử tri Hà Nội. Mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao đang triển khai chủ yếu ở dạng cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao tại Hà Nội năm học 2023 – 2024 là từ 5 – 6,1 triệu đồng/học sinh/tháng (chưa kể các khoản đóng góp khác). Hiện nay, nhiều trường công có chất lượng đang làm Đề án thành trường chất lượng cao. Nhiều phụ huynh, học sinh rất lo lắng vì học phí cao trong lúc điều kiện gia đình không đảm bảo và bối rối vì chưa biết sẽ chuyển con sang trường học nào.

Đại biểu đề nghị, Chính phủ cân nhắc thêm về việc phát triển mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao; đánh giá tác động lâu dài, bảo đảm môi trường giáo dục công bằng, không trái các quan điểm chung về giáo dục và nguyên tắc chung về trường công lập. Song song với đó, Hà Nội cần tập trung xây những trường chuẩn Quốc gia mẫu mực, tạo sức lan tỏa cho giáo dục phổ thông cả nước và đầu tư mạnh hơn nữa cho việc xây dựng các trường mầm non, phổ thông công lập; đáp ứng yêu cầu mọi trẻ em đều được đến trường phổ thông theo nguyện vọng.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội; giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể, phân quyền cho HĐND thành phố Hà Nội quyết định việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố bảo đảm tiêu chí, điều kiện theo quy định; giao UBND thành phố quy định việc điều chỉnh cơ cấu công chức, viên chức và vị trí việc làm phù hợp với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý…

Về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng đặt ra yêu cầu, trách nhiệm cao hơn cho thành phố Hà Nội so với các địa phương khác để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô đã được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, xác định rõ các chính sách đặc thù cần được áp dụng, quy định rõ hơn về đối tượng áp dụng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan, trình tự, thủ tục thực hiện để vừa thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố vừa có cơ chế để thực hiện và kiểm soát việc thực thi.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng đầu tư cho sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ sản xuất lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, các dự án sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính… Theo đó, đất chuyên trồng lúa được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha/năm, tại vùng quy hoạch trồng...

Việt Nam muốn phối hợp nghiên cứu, đánh giá tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam cũng mong muốn phối hợp nghiên cứu, đánh giá tổng thể, toàn diện về những tác động của dự án kênh đào Funan Techo do Campuchia xây dựng và có những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tác động. Chiều 8/8, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Campuchia vừa tổ chức khởi công xây dựng kênh đào Funan Techo, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn...

Việt Nam sẵn sàng điều kiện thu hút FDI chất lượng cao

Cuộc chiến kiểm soát công nghệ lõi, công nghệ chip đang khiến các doanh nghiệp toàn cầu tìm kiếm địa điểm đầu tư công nghệ cao. Tốc độ giải ngân của các dự án FDI tại Việt Nam đạt khá cao, khi 2 tháng qua vốn FDI thực hiện ước đạt 2,8 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ trong 5 năm qua. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư mới và mở rộng quy mô nhà xưởng của các...

Đông Triều: Nhân rộng vùng cấy lúa chất lượng cao

Ðể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, thời gian qua, TX Đông Triều tích cực khuyến khích, hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, nhất là trong sản xuất lúa để có sản phẩm chất lượng, an toàn; hướng dẫn nông dân lựa chọn, phát triển mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng cao để nâng cao hiệu...

Không bỏ lỡ cơ hội thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao

Trong bộn bề khó khăn của năm 2023, Việt Nam vẫn đạt kết quả rất ấn tượng trong hợp tác đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới lên đến 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% và vốn giải ngân ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022, là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Ðây là nền tảng tốt để Việt Nam có thể tạo sự chuyển biến về chất lượng trong...

Cùng tác giả

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đã được Quốc hội thông qua sáng 27/11, với 430 đại biểu tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội. Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo...

Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 7

Khẳng định doanh nghiệp sẽ là nguồn sức mạnh khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ không giới hạn, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối với "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ." Ngày 27/11 tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington tổ chức...

Nhóm nhạc 4 “Anh trai say hi” gây tranh cãi

Nhóm nhạc MOPIUS đã chính thức được giới thiệu bao gồm 4 anh trai bước ra từ "Anh trai say hi". Tối 26/11, cộng đồng người hâm mộ "Anh trai say hi" dậy sóng vì sự ra mắt của nhóm nhạc MOPIUS gồm 4 thành viên là: Quang Hùng MasterD, JSOL; HURRYKNG và Dương Domic. "Tụi mình - MOPIUS chính thức ra mắt rồi đây! Tụi mình gồm 4 thành viên: JSOL, Quang Hùng MasterD, Dương Domic và HURRYKNG. Tụi mình...

Bộ Công Thương thúc đẩy nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam

Bộ Công Thương đề nghị Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đốc thúc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng như kho bãi, băng tải, bến cảng, đường sá để đẩy mạnh nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam. Ngày 26-11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho hay vừa nhận được văn bản của Bộ Công Thương về thúc đẩy thương mại than giữa Việt Nam và Lào. Bộ đề nghị UBND 2...

Khách Việt ‘lơ’ kỳ nghỉ Tết Dương lịch

Dịp năm mới 2025 nghỉ ngắn khiến Nguyên Anh, TP HCM, không mặn mà du lịch vì ngại tốn công đi lại, chờ nghỉ Tết 9 ngày sẽ đi. Thường tranh thủ đi du lịch dịp lễ vì tính chất công việc ít thời gian nghỉ nhưng dịp Tết Dương lịch sắp tới Nguyên Anh quyết định ở nhà, vui chơi trong thành phố. Anh cho biết dịp này chỉ được nghỉ một ngày, "không bõ công đi lại". Thực...

Cùng chuyên mục

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đã được Quốc hội thông qua sáng 27/11, với 430 đại biểu tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội. Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất