Powered by Techcity

Đề nghị bổ sung nguyên tắc xác định mức tham chiếu

Liên quan đến Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm đánh giá tác động và nghiên cứu bổ sung một số nội dung, trong đó có nguyên tắc cụ thể để xác định mức tham chiếu.

Quang cảnh phiên làm việc sáng 27/5. (Ảnh: DUY LINH)

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 27/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung.

Tại phiên họp, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Nguyên tắc xác định “mức tham chiếu”

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, nghị quyết số 27-NQ/TW quy định bãi bỏ “mức lương cơ sở” khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Như vậy, theo lộ trình thực hiện, từ 1/7 tới đây, sẽ không còn “mức lương cơ sở” để làm căn cứ điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu và tính hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết: Nội dung này chưa được dự liệu đầy đủ khi Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp 6 nên trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, qua nhiều lần đề nghị, ngày 15/5/2024, tại Báo cáo số 234/BC-CP, Chính phủ mới đề xuất thay “mức lương cở sở” bằng “mức tham chiếu” trong dự thảo Luật. Theo đó, dự thảo Luật đã được bổ sung giải thích thuật ngữ “Mức tham chiếu” tại khoản 12 Điều 4 và sửa đổi, bổ sung tại 14 điều, khoản khác.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (Ảnh: DUY LINH)

Do đây là nội dung mới được đặt ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm đánh giá tác động và nghiên cứu bổ sung một số nội dung trong dự thảo Luật, bao gồm: Nguyên tắc cụ thể xác định mức tham chiếu trong dự thảo Luật, theo hướng bảo đảm tuân thủ quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 28-NQQ/TW; quy định giao Chính phủ hằng năm báo cáo Quốc hội về việc xây dựng và tổ chức thực hiện mức tham chiếu này đối với các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.




Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quy định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong Luật này. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cần bổ sung quy định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW để hài hòa với khu vực Nhà nước sau cải cách tiền lương, bảo đảm mọi người lao động khi về già có mức lương hưu đủ sống, không thấp hơn mức sống tối thiểu.

Đề nghị chỉ đạo việc rà soát bổ sung đầy đủ quy định điều khoản chuyển tiếp trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến “mức lương cơ sở” để ban hành hoặc trình ban hành quy định mới.

Quang cảnh phiên họp sáng 27/6. (Ảnh: DUY LINH)

Liên quan đến mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần cũng như điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội thông tin: trên cơ sở Báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phát hành Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý quy định của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Phương án Chính phủ trình Quốc hội xem xét Điều 76, Điều 77 như thể hiện tại dự thảo Luật (đã cập nhật).

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, quy định tại Điều 76 và Điều 77 của dự thảo Luật chỉnh lý liên quan trực tiếp đến hàng triệu người đã, đang và sẽ hưởng lương hưu. Do đó, cần được xem xét một cách toàn diện, thấu đáo trong bối cảnh cải cách tiền lương và cần đánh giá kỹ tác động đối với người hưởng lương hưu ở các thời điểm khác nhau, trong các khu vực, lĩnh vực khác nhau”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh.

Vẫn khó chốt phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Liên quan đến điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án:

Phương án 1: Người lao động được chia làm hai nhóm:

Nhóm 1, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.

Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành Phương án 1 của Chính phủ đề xuất và cũng là ý kiến của đa số người lao động tại một số địa phương được cơ quan chủ trì thẩm tra lấy ý kiến. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ sớm có đề án hỗ trợ và ban hành quy định phù hợp, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông để người lao động hiểu được lợi ích của việc hưởng lương hưu hằng tháng thay vì lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Quang cảnh phiên họp sáng 27/5. (Ảnh: DUY LINH)

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, đây là vấn đề khó, còn nhiều ý kiến khác nhau và liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhiều người lao động trong thời điểm hiện tại và khi hết tuổi lao động. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, cho ý kiến thêm về vấn đề này cũng như các phương án cụ thể để tạo sự đồng thuận khi trình Quốc hội thông qua”, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh.

Về biện pháp xử lý việc chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng làm rõ nội hàm, tách riêng các điều quy định về từng hành vi và biện pháp xử lý.

Về chế tài xử lý các hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý, trong đó, chế tài tạm hoãn xuất cảnh quy định theo hướng dẫn chiếu áp dụng quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng chưa quy định chế tài ngừng sử dụng hóa đơn do chưa thống nhất với quy định của pháp luật về thuế và chế tài này đồng nghĩa với với việc dừng hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới cả doanh nghiệp và người lao động.

Về cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung quy định cơ chế “đặc thù” theo hướng ghi nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động và đề ra phương thức giải quyết hưởng chế độ trong một số trường hợp cụ thể.

Về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về giao dịch điện tử trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến thảo luận tại Kỳ họp thứ 6. Ngay sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, các chuyên gia, các nhà khoa học để tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật trình Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy đây là dự án luật có nhiều nội dung lớn, phức tạp, chuyên môn sâu, mang tính xã hội hóa cao, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp rất rộng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì nhiều cuộc họp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để cho ý kiến hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội. Cho đến nay, dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu tối đa, giải trình cụ thể ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan tổ chức có liên quan. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến về những vấn đề trọng tâm báo cáo đã nêu và những vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm.




Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh thông tin, Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 11 chương và 147 điều (tăng 1 chương và tăng 11 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình) cùng 15 điểm mới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng đề nghị Việt Nam-Dominicana tăng hợp tác trên 6 lĩnh vực ưu tiên

Thủ tướng đề xuất hai nước cần sớm có các cơ sở, nền tảng pháp lý thuận lợi; trong đó cần tập trung đàm phán, ký kết các hiệp định về thương mại tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư,... Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách tại Học viện...

Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

Sáng 19/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. Nhất trí thêm hình thức xử lý tài sản...

Đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật một số đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 18/11, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 51. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: 1- Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm và làm ngay”

Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình chất vấn với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Chiều 12/11, phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi...

Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng

Sáng 12/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Phiên chất vất và trả lời chất vấn được đông đảo cử tri, nhân dân thành phố Đà Nẵng, tỉnh Ninh Thuận quan tâm theo dõi. Sôi nổi, thẳng thắn Nhiều cử tri và người dân tại Đà Nẵng,...

Cùng tác giả

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà

Ngày 22/11, tại TP Hạ Long, Ban Quản lý (BQL) vịnh Hạ Long phối hợp với UBND huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) tổ chức hội nghị tổng kết công tác phối hợp quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà năm 2024. Năm qua, việc triển khai các nội dung, chương trình, kế hoạch phối hợp được hai bên thực hiện hiệu...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Cùng chuyên mục

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị ICAPP 12

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12). Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và phát biểu tại Trường đại học Quốc gia Malaya (Malaysia)

Sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm và phát biểu tại Trường đại học quốc gia Malaya (Malaysia). Cùng dự, về phía Malaysia có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Chang Lih Kang; Ban lãnh đạo Trường đại học quốc gia Malaya và giảng viên, sinh viên nhà trường. Phát biểu chào mừng, Giáo sư, Tiến sĩ Dató Seri Noor Azuan Abu Osman, Hiệu trưởng...

Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), trong đó nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của...

Tuyên truyền giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển và tình hình biển, đảo Việt Nam

Sáng 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình biển Đông. Trong chương trình, Thiếu tướng Trần Văn Hậu, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển...

Động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam với Brazil và Cộng hòa Dominicana

Chuyến công tác của Thủ tướng thể hiện vai trò, uy tín, đóng góp của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu, tạo động lực mới cho việc tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominicana. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi...

Thủ tướng đề nghị Việt Nam-Dominicana tăng hợp tác trên 6 lĩnh vực ưu tiên

Thủ tướng đề xuất hai nước cần sớm có các cơ sở, nền tảng pháp lý thuận lợi; trong đó cần tập trung đàm phán, ký kết các hiệp định về thương mại tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư,... Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách tại Học viện...

Người chiến sĩ dân tộc Dao ở Tiên Yên được kết nạp Đảng tại thao trường diễn tập

Trong đợt diễn tập có bắn đạn thật các lực lượng phòng không năm 2024 do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức vừa qua, Chi bộ Đại đội 2 - Tiểu đoàn bộ, Tiểu đoàn 81, Trung đoàn 238, Sư đoàn 363 đã tổ chức kết nạp Đảng cho đồng chí Binh nhất Chìu Văn Nguyên, Pháo thủ bệ phóng Đại đội 2, Tiểu đoàn 81, dân tộc Dao quê ở xã Điền Xá, huyện Tiên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất