Powered by Techcity

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân gây ra những hệ lụy khôn lường, như: Nhiệt độ trái đất tăng, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh… dẫn đến những bất ổn về KT-XH. Để ứng phó với vấn đề này, thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai trên địa bàn Quảng Ninh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt. 

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh (Sở TN&MT) thực hiện quan trắc môi trường tại những địa điểm thường xuyên có hoạt động phát thải.
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh (Sở TN&MT) thực hiện quan trắc môi trường tại những địa điểm thường xuyên có hoạt động phát thải.

Lường trước những nguy cơ

Với vị trí địa lý là địa phương ven biển, Quảng Ninh thuộc khu vực nhạy cảm về biến đổi khí hậu, dễ tổn thương cao trước tác động của nước biển dâng, mưa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới. Thực tế những năm qua, Quảng Ninh cũng chịu những tác động trực tiếp từ biến đổi khí hậu, như lũ quét và vỡ đập Đầm Hà Động (tháng 10/2014) cuốn trôi các đập thời vụ của xã Quảng Lâm, Quảng An và ngập lụt nhà cửa, ruộng vườn, đầm nuôi trồng thuỷ sản vùng hạ lưu ở huyện Đầm Hà; mưa lớn diễn ra vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015 ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh khiến hơn 10.000 ngôi nhà, công trình giao thông bị hư hỏng, thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng; đợt nắng nóng kéo dài gây hạn hán trong năm 2020 khiến lượng nước tại 25 hồ thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh đết hết thời điểm tháng 6/2020 còn hơn 133 triệu m3, giảm hơn 60 triệu m3 so với cùng kỳ năm 2019…

Không chỉ vậy, tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy… Đồng thời, làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve).

Sở NN&PTNT phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Ba Chẽ tổ chức Hội nghị tập huấn về phòng chống thiên tai cho người dân trên địa bàn.
Sở NN&PTNT phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Ba Chẽ tổ chức hội nghị tập huấn về PCTT cho người dân trên địa bàn.

Lường trước những nguy cơ từ biến đổi khí hậu, tỉnh Quảng Ninh xác định rõ công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ và cả hệ thống chính trị, là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KT-XH.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã chỉ rõ định hướng của tỉnh: “Đến năm 2030, xây dựng, phát triển Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Bên cạnh đó, tỉnh xác định quan điểm phát triển kinh tế xanh làm định hướng; tiếp tục thực hiện chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bền vững dựa vào 3 trụ cột là thiên nhiên – con người – văn hóa; xây dựng văn minh sinh thái, lấy tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường làm trọng điểm góp phần xây dựng, phát triển Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Người nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn đã thay thế phao xốp bằng vật liệu thân thiện với môi trường.
Người NTTS huyện Vân Đồn đã thay thế phao xốp bằng vật liệu thân thiện với môi trường.

Từ quan điểm đó, song song với việc phát triển kinh tế, Quảng Ninh đã và đang làm tốt công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa các giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU (ngày 26/9/2022) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030. Đây là nghị quyết chiến lược quan trọng, huy động sức mạnh của toàn Đảng bộ và cả hệ thống chính trị của tỉnh trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, tỉnh tăng cường các hoạt động tuyên tuyền, giáo dục, làm tốt công tác nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Mặt khác, để công tác này đi vào chiều sâu, tỉnh đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường vào nội dung sinh hoạt chi bộ, lồng ghép phổ biến, quán triệt trong cộng đồng dân cư và chương trình giáo dục cho học sinh, sinh viên tại các nhà trường trên địa bàn.

Các giải pháp bảo vệ môi trường được tỉnh triển khai đồng bộ, trên diện rộng, bài bản. Riêng trong giai đoạn 2018-2022, tổng kinh phí ngân sách tỉnh bố trí cho bảo vệ môi trường đạt trên 2.000 tỷ đồng, chiếm 4,59% kinh phí chi thường xuyên ngân sách địa phương. Qua đó, đã tạo nên hệ thống hạ tầng, phương án ứng phó đồng bộ, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống nhân dân trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững của tỉnh Quảng Ninh.

Chủ động các giải pháp

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, Quảng Ninh đã nhận diện những tồn tại, bất cập, cũng như những áp lực đối với môi trường, thiên nhiên từ đó xây dựng và triển khai tối ưu các dự án, đề án bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai trên mọi mặt lĩnh vực.

Theo đó, đối với nông nghiệp, lĩnh vực dễ bị tác động của các hình thái thiên tai bất lợi, ngành nông nghiệp tỉnh đã phát triển theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải cacbon thấp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng; giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Nhiều mô hình đã được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi như: Sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo hướng VietGAP tại các huyện khu vực miền Đông; trồng trà hoa vàng hữu cơ tại Ba Chẽ và Hải Hà; ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa diện tích 6,0ha tại Đầm Hà và Đông Triều.

Các mô hình chăn nuôi trang trại với quy mô lớn, công nghệ hiện đại, quy trình khép kín, nhằm vừa đảm bảo sản xuất sản phẩm chất lượng, vừa giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường được khuyến khích triển khai, như: Nuôi bò tại Công ty TNHH Phú Lâm; nuôi lợn tại Công ty CP Thiên Thuận Tường; sản xuất trứng tại Trại gà Tân An… Ngoài ra, Quảng Ninh cũng là một trong những tỉnh đi đầu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phục hồi rừng tự nhiên với chính sách trồng rừng gỗ lớn; trồng rừng ngập mặn; chuyển đổi vật liệu trong nuôi trồng thủy sản trên biển.

Mô hình trồng rau thủy canh của Công ty CP Đầu tư, xây dựng và thương mại 188, TX Đông Triều
Mô hình trồng rau thủy canh của Công ty CP Đầu tư, xây dựng và thương mại 188 (TX Đông Triều).

Đặc biệt, nhận thức được tầm quan trọng của phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, Quảng Ninh đã đưa các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn vào Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tạo mọi điều kiện, hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn phát huy hiệu quả các mô hình tái sử dụng chất thải, góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan. Điển hình như trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh than, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng và triển khai Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than. Đồng thời tiếp tục triển khai đầu tư lắp đặt thêm hàng trăm máy phun sương dập bụi, xe tưới đường mỏ chuyên dùng công suất lớn; đưa vào vận hành tuyến đường sắt vận chuyển xít thải ngược mỏ…

Với quyết tâm phát triển kinh tế tuần hoàn trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn đất đá thải mỏ đang đổ thải trên các bãi thải, gây chiếm dụng hàng nghìn ha đất và gây ra những hệ lụy khôn lường về môi trường, tỉnh Quảng Ninh đã lập đề án về việc tận dụng chất thải mỏ làm vật liệu san lấp và bước đầu được Bộ TN&MT cho phép triển khai thí điểm tại vỉa 14 cánh Tây mỏ than Núi Béo (TP Hạ Long), với trữ lượng khoảng 700.000m3 và tại mỏ Tây Khe Sim, Tây Lộ Trí (TP Cẩm Phả) với tổng khối lượng khoảng 3,5 triệu m3 đất, đá thải mỏ.

Máy phun sương cao áp dập bụi tại khu vực kho than Công ty CP Than Hà Tu hoạt động hiệu quả, giảm thiểu tình trạng bụi phát tán ra môi trường. Ảnh: Việt Trung (CTV)
Máy phun sương cao áp dập bụi tại khu vực kho than Công ty CP Than Hà Tu hoạt động hiệu quả, giảm thiểu tình trạng bụi phát tán ra môi trường. Ảnh: Việt Trung (CTV)

Các đơn vị sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh cũng đã lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi, lọc bụi tay áo để xử lý bụi khí thải; định kỳ bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp hệ thống… nhằm giảm thiểu bụi phát sinh ra môi trường. Các đơn vị ngành nhiệt điện đã lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động; lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện, hệ thống xử lý lưu huỳnh từ khi bắt đầu đi vào vận hành… Tỉnh cũng chấm dứt hoạt động các lò sản xuất vôi thủ công từ tháng 6/2019; các cơ sở sản xuất gạch, ngói, gốm sứ trên địa bàn tỉnh đều chuyển đổi công nghệ đốt sang dùng khí hóa than, lắp đặt hệ thống xử lý bụi để giảm thiểu bụi, khí thải ra môi trường.

Các địa phương trong tỉnh quan tâm cải tạo thường xuyên để phục hồi các dòng sông, đoạn sông, hồ chứa ở các đô thị bị ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng để ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm; triển khai cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước dưới đất. Đặc biệt, tại khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, các ngành chức năng của tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; duy trì công tác giám sát chất lượng môi trường vịnh, cũng như việc chấp hành các quy định bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại khu vực vịnh; giám sát chặt chẽ nguồn thải xuống vịnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh vận hành 162 trạm quan trắc môi trường tự động, trong đó có 7 trạm giám sát chất lượng môi trường nước biển ven bờ, 5 trạm giám sát chất lượng nước mặt, 16 trạm giám sát chất lượng không khí xung quanh, 47 trạm giám sát hoạt động xả khí thải, 84 trạm quan trắc giám sát nước thải… Các đơn vị chức năng tập trung quan trắc môi trường định kỳ trên phạm vi 13/13 địa phương trong tỉnh với 382 vị trí quan trắc. Trong đó có 62 vị trí quan trắc định kỳ môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung; 124 vị trí quan trắc định kỳ môi trường nước mặt lục địa; 8 vị trí quan trắc định kỳ môi trường nước dưới đất; 99 vị trí quan trắc định kỳ môi trường nước biển ven bờ…

Theo kết quả quan trắc môi trường 5 năm qua của tỉnh, các thông số môi trường cơ bản trong giới hạn cho phép.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh cùng đại diện các sở, ngành, chính quyền địa phương và nhân dân trồng rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui (huyện Tiên Yên). Ảnh: Dương Trường
Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh cùng đại diện các sở, ngành, chính quyền địa phương và nhân dân trồng rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui (huyện Tiên Yên). Ảnh: Dương Trường

Bên cạnh việc thực hiện những mô hình kinh tế tuần hoàn từ doanh nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội cũng đã vào cuộc rất mạnh mẽ, Hội LHPN tỉnh đã tuyên truyền, hướng dẫn các chi hội thực hiện thành công các mô hình ủ phân hữu cơ từ rác thải, tái sử dụng chất thải nhựa, “biến rác thành tiền” với sự vào cuộc của đông đảo hội viên trên địa bàn toàn tỉnh; Tỉnh Đoàn với các mô hình tái chế, tái sử dụng chất thải; Hội Nông dân tỉnh đang triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình cộng đồng, quản lý, phân loại, thu gom và xử lý rác thải nhựa vùng ven biển Hạ Long” bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan…

Những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, với tư duy bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh đã tạo ra chuyển biến tích cực, từ bị động ứng phó, khắc phục, sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi môi trường, các hệ sinh thái. Qua đó, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của Quảng Ninh. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Hạ Long: Nhiều chuyển biến trong công tác bảo vệ môi trường

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước (viết tắt là Nghị quyết số 10-NQ/TU), lĩnh vực tài nguyên và môi trường của TP Hạ Long đạt nhiều kết quả quan trọng. Những thành tựu...

TKV nỗ lực bảo vệ môi trường

Xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt, nhằm phát triển bền vững, trong suốt thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đầu tư các công trình, dự án bảo vệ môi trường, cùng với chính quyền địa phương các cấp tỉnh Quảng Ninh nỗ lực giảm thiểu thấp nhất những ảnh hưởng của...

Lấy lại vẻ đẹp vốn có cho di sản

Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến thu hút nhiều nhất khách du lịch đến với Quảng Ninh. Đặc biệt di sản này được du khách quốc tế yêu thích khám phá, trải nghiệm mỗi khi đến Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng. Xác định tầm quan trọng của di sản – kỳ quan đối với sự tăng trưởng của ngành Du lịch, nên ngay sau...

Bảo vệ môi trường song hành cùng phát triển kinh tế – xã hội

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường. Có được kết quả đó, bên cạnh tập trung nguồn lực phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt...

Quản lý, bảo vệ môi trường trong các nhà máy nhiệt điện

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 5.640 MW, nằm tại địa bàn TX Đông Triều và các TP Uông Bí, Cẩm Phả và Hạ Long. Để kịp thời khắc phục những sự cố, không để ảnh hưởng đến môi trường, trong quá trình vận hành, các nhà máy này đều có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của chủ đầu tư và các sở, ngành chức năng.  Nhà máy...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Sáng 22/11, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol và Công ty Than Hòn Gai – TKV tổ chức hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng Ô-Dôn và kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tham dự hội nghị có 120 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đại diện cho 55 đơn...

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết

Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ...

Rau quả xuất khẩu hơn 6,6 tỷ USD trong 11 tháng

Đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,6 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này được Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán dựa trên dữ liệu từ hải quan. Trung Quốc vẫn là thị trường mua rau quả Việt nhiều nhất, gần 4,1 tỷ USD trong 10 tháng. Mức này tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất