Powered by Techcity

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.

Liên tiếp hái quả ngọt

Vừa xuất một đơn hàng đi thị trường Jordan, ông Phạm Quang Anh – CEO Công ty TNHH May mặc Dony cho biết, trái ngược với bức tranh chung của xuất khẩu dệt may, năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp đón nhận lượng đơn hàng lớn, doanh thu tăng cao. Tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng đến hết tháng 7/2024, và khoảng 60% đơn hàng cho những tháng tiếp theo.

Đây là “trái ngọt” của hành trình đi tìm đơn hàng tại các nước ở châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á. Theo ông Quang Anh, từ cuối năm 2022 khi đơn hàng sụt giảm, nhịp sản xuất thưa dần, doanh nghiệp đã bắt tay vào việc chuyển hướng thị trường.

Sau 2 năm chuyển hướng sang các thị trường mới như: UAE, Jordan, Malaysia, Campuchia… doanh nghiệp đã giảm bớt được rủi ro về đơn hàng. Hiện khối thị trường Trung Đông và Asean đang chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của đơn vị.

Đáng chú ý, tại thị trường Campuchia, theo ông Quang Anh, mặc dù đây là thị trường mới, song lượng đơn hàng khá dồi dào. Thông thường ngành dệt may sẽ bán chạy nhất vào dịt Tết Nguyên đán với thị trường Việt Nam, Trung Quốc và dịp Tết Dương lịch với các thị trường châu Âu, Mỹ, Trung Đông. Riêng thị trường Campuchia, do ngày Tết của họ rơi vào tháng 4/2024, nên nó nghịch mùa với tất cả các thị trường khác.

“Mùa thấp điểm của thị trường truyền thống thì là cao điểm của Campuchia. Nhờ đó, doanh nghiệp có đủ đơn hàng để sản xuất trong cả năm. Dự kiến năm 2024, doanh số của công ty sẽ tăng 15%”, ông Phạm Quang Anh chia sẻ.

Liên tiếp mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp hái quả ngọt

Cũng liên tiếp nhận các đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường, bà Mai Thị Nhân – Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Tùng (chuyên sản xuất và xuất khẩu mực, bạch tuộc) cho hay, những năm trước, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu ở châu Âu và một số thị trường châu Á với sản lượng xuất khẩu khoảng 1.500 tấn các loại. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường châu Âu gần như không có đơn hàng do bị “thẻ vàng”.

Trước khó khăn đó, doanh nghiệp đã chuyển đổi thị trường bán lẻ sang Hàn Quốc, Nga. Dù đơn hàng giảm so với những năm trước nhưng công ty cũng đã ký kết được các đơn hàng cho cả năm 2024 với sản lượng khoảng 800 tấn. Để bảo đảm kế hoạch năm, ngoài nguồn nguyên liệu mua trong nước, doanh nghiệp đang tích cực tìm kiếm thêm các thị trường nước ngoài để nhập khẩu nguyên liệu.

Trong khi đó, với Công ty CP Thực phẩm Bình Tây – doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng như: Bún, miến, phở, mì sang các thị trường như Hàn Quốc, Mỹ, Canada, bà Lê Thị Giàu, Chủ tịch HĐQT công ty này đánh giá, năm 2024 là năm nhiều thuận lợi với các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm.

Theo bà Giàu, hiện tại, Công ty CP Thực phẩm Bình Tây đã có đủ đơn hàng xuất khẩu cho cả năm, thậm chí hàng sản xuất ra không đủ bán. Doanh nghiệp dự kiến xuất khẩu khoảng 800-1.000 container trong năm nay và kỳ vọng doanh thu sẽ tăng hơn 300%.

Kết quả này là nhờ việc tích cực tham gia các diễn đàn, hội chợ xuất khẩu trong thời gian qua. Từ đó giúp doanh nghiệp tìm kiếm, đa dạng được khách hàng. “Với các sản phẩm đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng, quy cách đóng gói theo các tiêu chuẩn HACCP, ISO… thông qua các hội chợ, doanh nghiệp có cơ hội kết nối tiếp cận được với các hệ thống bán lẻ lớn. Từ đó gia tăng xuất khẩu”, bà Giàu chia sẻ và cho biết thêm hiện doanh nghiệp đang mở rộng nhà máy sản xuất miến với công suất 5.000 tấn/năm tại Đồng Nai.

Vẫn còn những thách thức

Mặc dù thị trường xuất khẩu có nhiều thuận lợi, song các chuyên gia cho rằng, thách thức vẫn còn ở phía trước khi xung đột địa chính trị vẫn diễn biến phức tạp và khó lường.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, do xung đột ở Biển Đỏ nên thời gian vận chuyển rau quả vào châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi tăng thêm 15-18 ngày, đẩy chi phí vận chuyển lên gấp đôi, làm tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm, làm giảm lợi thế cạnh tranh với sản phẩm của các nước Nam Mỹ (đường vận chuyển hàng của các nước này không đi qua Biển Đỏ). Một số doanh nghiệp đã phải chuyển sang đường hàng không khiến giá thành cao hơn, lượng hàng ít đi.

Bà Lê Thị Giàu cho biết thêm, ngay trong quý I, các doanh nghiệp đã đối mặt với bất ổn về giá thành, chi phí. Ngoài chi phí vận chuyển hàng hóa tăng do xung đột ở Biển Đỏ, chi phí nguyên liệu đầu vào của ngành thực phẩm đang tăng. Trong khi đó, khó có thể đàm phán tăng giá với khách hàng.

Trong bối cảnh đó, để thích ứng doanh nghiệp đã phải đầu tư thêm dây chuyền công nghệ tăng năng suất. Đồng thời giám sát, quản lý chi phí đầu vào.

Với các doanh nghiệp ngành gỗ, ông Điền Quang Hiệp – Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Phát 2 (Mifaco) nhìn nhận, cùng với việc phát triển mẫu mã mới, doanh nghiệp đang tập trung kiện toàn bộ máy, tìm giải pháp tiết giảm chi phí. “Dù khó khăn, công ty vẫn dành ngân sách nhất định để đầu tư máy móc nhằm giảm chi phí nhân công, thông tin tới người lao động để tạo sự đồng lòng, quyết tâm cùng doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh”, ông Điền Quang Hiệp nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Người dân thay đổi cách đón Tết, doanh nghiệp chuẩn bị hàng hoá thế nào?

Xu hướng hiện nay người dân giảm tích trữ thực phẩm trong dịp Tết nên các nhà cung cấp không bị áp lực chuẩn bị hàng hoá dịp này. Bà Nguyễn Thị Hương Ngọc, Giám đốc ngành hàng thực phẩm tươi sống của Bách Hóa Xanh cho biết, đơn vị này đã chuẩn bị nhiều phương án cho dịp cao điểm mua sắm cuối năm và Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo bà Ngọc, xu hướng người Việt đang thay...

Bài 1: Tổ chức đảng mạnh, doanh nghiệp phát triển vững

Quảng Ninh là địa phương có số lượng lớn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) chiếm số lượng lớn. Thực tế khẳng định, phát triển Đảng trong DNNNN là cơ sở để xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức đảng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng những người lãnh đạo,...

Doanh nghiệp du lịch vượt khó

Chỉ trong vòng mấy năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch liên tục phải đối mặt với những khó khăn lớn. Khi đại dịch Covid-19 lan tràn là sự thiếu vắng nguồn khách và những yêu cầu khắt khe trong công tác phòng chống dịch, đổi mới để tồn tại, phát triển. Sau dịch không bao lâu thì siêu bão Yagi lại ập đến, tàn phá nặng nề cơ sở vật chất, đòi hỏi các doanh...

Số lượng doanh nghiệp tăng gấp hơn 10 lần sau 20 năm

Nếu như năm 2004, Việt Nam có khoảng 92.000 doanh nghiệp hoat động thì đến năm 2024, Việt Nam đã có hơn 930.000 doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp tăng cả lượng và chất Theo số liệu từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, nếu như năm 2004, số lượng doanh nghiệp...

Hướng dẫn lựa chọn phương pháp khai thuế đối với nhà thầu nước ngoài

Theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài) phát sinh doanh thu tại Việt Nam phải khai nộp thuế nhà thầu theo quy định. Căn cứ Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính, hiện nay, có 3 phương pháp khai thuế đối với nhà thầu nước ngoài lựa chọn kê khai. 1- Nộp thuế nhà thầu theo phương pháp kê khai: Nộp thuế GTGT theo...

Cùng tác giả

Lãi suất tiết kiệm tăng, giảm trái chiều

Lãi suất tiền gửi có xu hướng chững lại khi chỉ có một vài ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất kể từ đầu tháng 10 đến nay, trong khi đó xuất hiện ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm. Tính riêng từ đầu tháng 10 trở lại đây, điểm danh các ngân hàng có tăng lãi suất tiền gửi bao gồm: LPBank, Bac A Bank và Eximbank tăng lãi suất tiết kiệm. Theo đó, ngân hàng Eximbank điều...

Toàn văn phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước của đồng chí Lương Cường

Chiều 21/10, sau Lễ tuyên thệ, đồng chí Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Chung tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu. Kính thưa đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam! Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam! Kính thưa...

Vì sao nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam?

Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 so với dự báo trước đó, sau khi GDP quý 3 được công bố đạt 7,4%, cao hơn dự kiến. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng từ 6,8 - 7% của năm 2024 là thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh nhà xưởng, phương tiện sản xuất... của hàng loạt doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng...

Hải Hà: Lễ hội Trà Đường Hoa đã sẵn sàng chào đón du khách

Sau một thời gian chịu ảnh hưởng bão số 3 (YAGI) với sức sống mãnh liệt, các nương chè ở Hải Hà đã nhanh chóng phục hồi trở lại và phát triển mạnh mẽ. Những búp chè xanh non, luống chè uốn lượn ôm ấp đồi chè điệp trùng trải dài xanh mướt mát; những góc view, điểm check-in đã khôi phục đẹp trở lại rất phù hợp cho các chuyến du lịch cuối tuần tại đồi chè. Đến với...

Cử tri băn khoăn một số bệnh viện lớn chưa đưa vào khai thác, gây lãng phí

Trong ý kiến gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cử tri và nhân dân băn khoăn việc còn thiếu danh mục thuốc bảo hiểm y tế; tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh chưa rõ ràng, minh bạch, chất lượng chưa được kiểm soát, gây bức xúc cho người tiêu dùng; một số bệnh viện lớn đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ, chưa đưa vào khai thác, phục vụ nhân...

Cùng chuyên mục

Lãi suất tiết kiệm tăng, giảm trái chiều

Lãi suất tiền gửi có xu hướng chững lại khi chỉ có một vài ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất kể từ đầu tháng 10 đến nay, trong khi đó xuất hiện ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm. Tính riêng từ đầu tháng 10 trở lại đây, điểm danh các ngân hàng có tăng lãi suất tiền gửi bao gồm: LPBank, Bac A Bank và Eximbank tăng lãi suất tiết kiệm. Theo đó, ngân hàng Eximbank điều...

Vì sao nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam?

Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 so với dự báo trước đó, sau khi GDP quý 3 được công bố đạt 7,4%, cao hơn dự kiến. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng từ 6,8 - 7% của năm 2024 là thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh nhà xưởng, phương tiện sản xuất... của hàng loạt doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng...

Uỷ ban Kinh tế: Giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả của người dân

Uỷ ban Kinh tế đề nghị kiểm soát rủi ro của thị trường chứng khoán, vàng, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Sáng 21/10, trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết bên cạnh những kết quả đạt được tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 còn đối diện với một số khó...

Cách nào để ghìm cương giá vàng nhẫn tăng dữ dội?

Gần đây giá vàng nhẫn tăng dữ dội, liên tục lập đỉnh, phá kỷ lục lịch sử, làm cách nào để ngăn chặn đà tăng này? Già vàng nhẫn đang gây kinh ngạc khi mỗi ngày lại lập một kỷ lục mới, đắt chưa từng có trong lịch sử. Từng thấp hơn giá vàng miếng đến hơn chục triệu đồng/lượng, đến nay giá vàng nhẫn đã bám rất sát, neo cao nhất ở mức 85,7 triệu đồng/lượng (giá bán), trong...

Trình Quốc hội đề án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa ký tờ trình kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Dự án hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh thành Theo Chính phủ, dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có...

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cấu trúc vốn FDI đầu tư vào sản xuất có sự chuyển dịch tích cực với xu hướng gia tăng của...

Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu hồ tiêu thu về 58,3 triệu USD, như vậy, tính từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu hồ tiêu chính thức thu về trên 1 tỷ USD. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), 15 ngày đầu tháng 10, Việt Nam đã xuất khẩu 9.039 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 58,3 triệu USD. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chính chiếm 31,7%...

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá ‘lên đỉnh’ rồi bất ngờ ‘quay xe’

Tưởng chừng các mặt hàng như móng trâu, lá điều tươi, giun đất, đỉa, ốc bươu vàng một dạo “hút hàng” từng là bài học đắt giá về thị trường, nhưng không.. . Nhiều ngày nay, mặt hàng cau bỗng trở thành mặt hàng nóng nhất trên thị trường nông sản khi đem lại nguồn lợi có thể nói là trong mơ với bà con trồng cau khi thị trường Trung Quốc hút hàng. Giá cau lập kỷ lục trong...

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất mọi thời đại

Sáng nay (21/10), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đạt sát mốc 86 triệu đồng/lượng. Thậm chí, giá mua vào của các doanh nghiệp kinh doanh vàng vượt vàng miếng SJC. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 84,7 - 85,7 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 100.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng nhẫn của Bảo Tín Minh Châu niêm yết 84,68 - 85,68 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng...

Gỡ các điểm nghẽn, thu hút FDI vào ngành dược

Với quy mô hơn 100 triệu dân và tổng tiền thuốc sử dụng năm 2023 là hơn 8 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam là khá hấp dẫn và còn nhiều dư địa cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bộ Y tế cho biết, 2024 là một năm then chốt với việc rà soát, sửa đổi các luật và quy định quan trọng để định hình hoạt động của ngành y dược trong một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất