Powered by Techcity

Khẳng định giá trị, thương hiệu Việt Nam

Thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện, thăng hạng đáng kể trên bảng xếp hạng thế giới.

Phân loại, làm sạch sản phẩm tổ yến tại nhà máy của Công ty Yến sào Khánh Hoà. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Để có được kết quả tích cực này ngoài những giải pháp của Chính phủ còn có sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu. Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) về những yếu tố góp phần tạo nên thành công của Thương hiệu quốc gia cũng như định hướng để khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Việt Nam không chỉ được thế giới đánh giá là điểm sáng trong bức tranh phục hồi mà còn trong xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Đặc biệt, nhiều thương hiệu hàng đầu của Việt Nam đã dần bắt nhịp với xu thế toàn cầu. Ông nhìn nhận về vấn đề này ra sao?

Thế giới có những đánh giá tích cực như vậy là do chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát của Chính phủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội, góp phần tạo ra uy tín cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cùng đó, sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp. Từ đó, góp phần gia tăng giá trị và vị trí của thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.

Đặc biệt, thời gian qua, bất chấp những khó khăn, thách thức , cùng những hệ lụy tiêu cực của xung đột kinh tế, địa chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường truyền thống của dân tộc đã giúp sản phẩm, doanh nghiệp nâng tầm vị thế, khẳng định được giá trị, chất lượng cũng như thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã triển khai đúng hướng, góp phần tích cực xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế. Qua đó, góp phần thúc đẩy sự thăng hạng mạnh mẽ của Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và đưa Việt Nam lọt vào nhóm các quốc gia có thương hiệu mạnh trên thế giới.

Nhiều ý kiến cho rằng, mỗi quốc gia có nhiều doanh nghiệp và thương hiệu mạnh sẽ là nền tảng nâng tầm Thương hiệu Quốc gia. Theo ông, thương hiệu có vai trò quan trọng thế nào trong chiến lược cạnh tranh và phát triển của mỗi doanh nghiệp, ngành, địa phương và quốc gia?

Thương hiệu là một khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, được tạo nên bởi tổng hòa nhiều yếu tố, không chỉ là tên gọi hoặc hình ảnh mà còn thể hiện giá trị về nhận thức và uy tín của chủ thể sở hữu thương hiệu.

Đối với doanh nghiệp, thương hiệu có vai trò nhận diện và phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm và xây dựng lòng tin với khách hàng/đối tác. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường trong nước và quốc tế. Đối với khách hàng, thương hiệu giúp xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, thể hiện đặc tính và thuộc tính của sản phẩm.

Khi xây dựng chiến lược cạnh tranh và phát triển, mỗi doanh nghiệp, ngành, địa phương và quốc gia đều nghiên cứu, đánh giá để xác định tiềm năng, thế mạnh để phát huy những giá trị cốt lõi, tạo nên thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt, thương hiệu của doanh nghiệp, ngành, địa phương và quốc gia có mối quan hệ hữu cơ, mang tính tác động qua lại và có sự liên quan, ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau.

Một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với sản phẩm chất lượng và ngành kinh tế phát triển cùng nhiều đặc sản đặc trưng mang tính vùng miền sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của quốc gia đó. Ngược lại, khi thương hiệu của một quốc gia được nâng tầm trên thị trường quốc tế lại tạo ra bảo chứng về uy tín cho doanh nghiệp, ngành, địa phương của quốc gia đó. Điều này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển ngoại thương.

Trong quá trình xây dựng và định vị thương hiệu, ông có thể chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp Việt Nam?

Quá trình xây dựng và định vị thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam có thể thấy, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp chủ yếu thường tập trung phát triển quy mô sản xuất nhằm tăng năng suất và sản lượng, chưa chú trọng nhiều đến chất lượng, đổi mới sáng tạo để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Hơn nữa, do nhận thức chưa đầy đủ nên trong cơ cấu đầu tư cũng chưa giành nhiều nguồn lực xứng đáng cho xây dựng và phát triển thương hiệu. Đây là khoản đầu tư để phát triển bền vững mà chỉ xem là khoản chi phí phải trả và tìm cách tiết giảm.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng nhưng không đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến việc khi đưa sản phẩm ra thị trường, nhất là thị trường nước ngoài đã bị đối thủ cạnh tranh đăng kí mất. Việc đòi lại quyền lợi và thương hiệu gặp không ít khó khăn, việc chứng minh sẽ rất phức tạp, tốn chi phí, mất nhiều thời gian.

Một số doanh nghiệp có nhận thức và kế hoạch đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu nhưng năng lực thực hiện còn hạn chế từ khâu thiết kế, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cho đến chiến lược marketing, quảng bá, xúc tiến thương mại để đưa sản phẩm ra thị trường…

Nhằm tạo vị thế và tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế cho sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xin ông cho biết những giải pháp của Bộ Công Thương trong xây dựng và phát triển thương hiệu?

Để tiếp tục xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực của Việt Nam, trong năm 2024 và các năm tiếp theo, Bộ Công Thương cho rằng cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư, để từ đó có sự quan tâm giành nguồn lực đầu tư xứng đáng. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm là trách nhiệm chung của toàn xã hội, không phải của một bộ, ngành, địa phương hay tổ chức nào.

Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng cần tổ chức rà soát, tổng kết, đánh giá lại tình hình triển khai chương trình, đề án phát triển thương hiệu ngành sản phẩm đã ban hành từ trước đến nay để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh đó cần quan tâm hoạt động nâng cao năng lực xây dựng, phát triển thương hiệu cho các chủ thể liên quan; trong đó, chú trọng vấn đề cốt lõi là sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, có tính đổi mới, sáng tạo và năng lực tiên phong trên thị trường; sản xuất sản phẩm phải đồng đều, ổn định, có tính bền vững và kinh doanh văn hóa, đạo đức và uy tín.

Đặc biệt, đẩy mạnh việc hỗ trợ đăng ký, bảo hộ thương hiệu và tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở thị trường quốc tế; trong đó, tập trung vào các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Cuối cùng, việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm phải được thực hiện đồng thời cả ở 3 cấp độ thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng miền, địa phương, ngành hàng và thương hiệu doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng!



Nguồn

Cùng chủ đề

Khẳng định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Cuba

Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước...

Bất ngờ với giá của loài côn trùng xấu xí, có vẻ ngoài đáng sợ

Tằm lá sắn được ví như "sâm" của người nghèo, dù có vẻ ngoài đáng sợ nhưng lại là một món ăn được nhiều người săn đón và không hề rẻ. Ai có thể ngờ những con sâu có ngoại hình gớm ghiếc, nhiều chân, liên tục ngọ nguậy lại là món ăn được săn lùng ráo riết, với giá bán đắt hơn cả thịt lợn. Đó chính là tằm lá sắn, loài côn trùng đang gây sốt trên thị...

‘Chặng cuối’ – giá trị của lòng bao dung

Connor Hayes thoát chết sau tai nạn nhưng bị ám ảnh quá khứ, trong tiểu thuyết "Chặng cuối"'. Chặng cuối (Home Stretch) là tiểu thuyết thứ ba của Graham Norton, xuất bản năm 2020, đoạt Giải thưởng sách Ireland và thuộc top bán chạy của tờ The Sunday Times. Hồi cuối tháng 7, bản dịch tiếng Việt do Hắc Long thực hiện được San Hô Books kết hợp Nhà xuất bản Thanh niên phát hành. Tác phẩm sử dụng lối...

Những giải pháp trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản tại Uông Bí

Ông Phạm Chiến Thắng, Ban Quản lý di tích lịch sử Bạch Đằng (TX Quảng Yên): “Đẩy mạnh bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử và văn hóa, gắn liền với phát triển du lịch Uông Bí, Quảng Yên” Để thực hiện được mục tiêu đẩy mạnh bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với phát triển du lịch trên địa bàn TP Uông Bí và TX Quảng Yên, thời gian tới, cần...

Nhiều bài hit nhạc Việt giá trị, ý nghĩa

Theo các nhà chuyên môn, nhạc Việt đã có nhiều tín hiệu tích cực. Nhiều nghệ sĩ trẻ ngày càng ý thức hơn trong việc thực hiện sản phẩm âm nhạc của mình. Ca sĩ Tùng Dương và cộng sự vừa trình làng MV "Cánh chim phượng hoàng", gây ấn tượng về hiệu ứng hình ảnh và cảm xúc. Như khúc hoan ca "Cánh chim phượng hoàng" do ca sĩ - nhạc sĩ Mars Anh Tú (Tú Dưa) sáng tác. Ca khúc...

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Sáng 22/11, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol và Công ty Than Hòn Gai – TKV tổ chức hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng Ô-Dôn và kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tham dự hội nghị có 120 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đại diện cho 55 đơn...

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết

Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ...

Rau quả xuất khẩu hơn 6,6 tỷ USD trong 11 tháng

Đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,6 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này được Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán dựa trên dữ liệu từ hải quan. Trung Quốc vẫn là thị trường mua rau quả Việt nhiều nhất, gần 4,1 tỷ USD trong 10 tháng. Mức này tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất